Mơ Tam Thể (Dây Mơ Lông) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

184
Mơ Tam Thể
Mơ Tam Thể
Đánh giá

Những cây thuốc và vị thuốc Việt NamĐỗ Tất Lợi

Tam Thể trang 186-187, tải bản PDF tại đây.

Còn có tên khác là dây mơ lông, dây mơ tròn, thối địt, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). 

Tên khoa học Paederia tomentosa L. 

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae

Ta dùng lá cây mơ tam thể.

Mô tả cây

Cây này là một thứ cây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aecidium paederiae ăn hại. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu, bóng

Mơ Tam Thể - Paederia tomentosa L.
Tam Thể – Paederia tomentosa L.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Thường chỉ hái lá tươi khi dùng đến.

Thành phần hóa học

Trong cây chứa một tinh dầu rất hăng mùi bisunfua cacbon.

Có tác giả (Dymock, Warden và Hooper) lấy được từ cây này hai chất ancaloit: paederin a và b, một chất tan trong ête kết tinh dưới dạng kim nhỏ, một chất vô định hình hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.

Công dụng và liều dùng

Chữa lỵ trực trùng Shiga, dùng như sau: 

  • Lá mơ tam thể 30-50g
  • Trứng gà 1 quả

Lá mơ lau sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà (có người chỉ dùng lòng đỏ, nhưng kinh nghiệm dùng cả quả phổ biến hơn). Bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt lên chảo mà rán (không có mỡ) cho thơm. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày. Thời gian điều trị trung bình 7 ngày (Bệnh viện quân y 108 đã áp dụng rộng rãi từ 1960 đến nay).

Chú thích:

  1. Nhân dân Ấn Độ còn dùng cây này để hình cầu có đài tồn tại màu vàng nâu, bóng uống trong và xoa bóp để chữa tê thấp; nước sắc cho thêm đường, gừng
  2. Tại Philipin, nhân dân uống nước sắc của lá chữa bệnh sỏi thận, bí tiểu tiện.
  3. Loài Paederia foetida rất gần loài trên, chỉ khác là quả dẹt. Cây leo, lá mọc đối, mỏng có mùi thối. Hoa màu tím, mọc thành xim, 4-5 lá, 4-5 cánh hoa liền nhau, 4-5 nhị 
Ngày viết:
Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sinh ngày 2 tháng 1 năm 1919 tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và mất ngày 3 tháng 2 năm 2008. Ông là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng và là “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
LEAVE A REPLY
Please enter your comment!