You are on page 1of 266

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

TRẦN THỊ PHÚ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC


NGÀNH MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA, BASIDIOMYCOTA
Ở NÚI NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC VẬT HỌC

Hà Nội - năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

TRẦN THỊ PHÚ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC


NGÀNH MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA,
BASIDIOMYCOTA Ở NÚI NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Thực vật học


Mã số: 9.42.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC VẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. GS.TSKH TRỊNH TAM KIỆT
2. PGS.TS NGUYỄN KHẮC KHÔI

Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong
luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn ban giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ,
ban lãnh đạo Khoa Sinh thái, tài nguyên và môi trường, ban lãnh đạo Trường Đại
học Quảng Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Quý thầy giáo GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, PGS.TS Nguyễn Khắc Khôi đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện
luận án, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Anh chị em đồng nghiệp trong khoa Lý Hóa Sinh trường Đại học Quảng
Nam các bạn luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, tôi xin gởi lòng
biết ơn chân thành.
Tôi xin gởi đến lòng biết ơn anh chị em trong hội Nấm học Việt Nam đã cung
cấp nhiều tài liệu quý giúp tôi xác định các loài nấm lớn, cảm ơn bạn đồng nghiệp,
cảm ơn các chuyên gia Nấm học trong và ngoài nước đã trao đổi nhiều kinh nghiệm
quý báu trong việc xác định loài.
Ban lãnh đạo huyện Nam Trà My, lãnh đạo và người dân các xã Trà Nam,
Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng và tập thể giáo viên, học
sinh trường THCS Trà Linh, quý vị đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập mẫu
nấm, cho phép tôi gởi lời biết ơn chân thành đến quý vị.
Gia đình là nguồn động viên vô hạn, tôi xin gởi lòng tri ân đến gia đình, cha
mẹ, anh chị em, con cháu, những người đã ở bên cạnh tôi, luôn luôn sẵn sàng giúp
đỡ, động viên tinh thần cho tôi hoàn thành luận án này.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................................... 1
2. Mục đích của luận án .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................................. 2
4. Những điểm mới của luận án ...................................................................................... 2
Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Một số hệ thống nấm chính ................................................................................... 3
1.1.1. Hệ thống nấm theo Gaümann ............................................................................... 3
1.1.2. Một số hệ thống nấm chính ................................................................................... 3
1.1.3. Hệ thống nấm theo Ainsworth, Bisby ................................................................... 3
1.1.4. Hệ thống nấm “Dictionary of the fungi” của P.M. Kirk (2008) ........................... 3
1.1.5. Hệ thống nấm “Danh lục các loài nấm lớn ở Việt Nam” của
Trịnh Tam Kiệt 2014 ....................................................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota trên thế giới .......................................................................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở Việt Nam ......................................................................................... 12
Chương 2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và điều kiện tự nhiên,
xã hội vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................... 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 19
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc hiển vi một số nấm lớn thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam ......... 19
2.2.2. Xây dựng danh lục thành phần loài nấm lớn ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 19
2.2.3. Nghiên cứu đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 20
2.2.4. Phân tích giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 20
2.2.5. Xây dựng các khoá định loại đến ngành, lớp, bộ, họ chi và loài ........................ 20
2.2.6. Mô tả một số loài mới, loài có giá trị kinh tế và quan trọng ............................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20
2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu nấm lớn ................................................................... 20
2.3.2. Cách bảo quản nấm từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm .......................... 22
2.3.3. Phương pháp sử lý mẫu vật ................................................................................. 22
2.3.4. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của mẫu nấm................................... 23
2.3.5. Phương pháp phân tích cấu trúc hiển vi của mẫu nấm ....................................... 24
2.3.6. Phương pháp xử lý mẫu nấm trên kính hiển vi điện tử (SEM) .......................... 25
2.3.7. Phương pháp định loại nấm ................................................................................ 25
2.3.8. Phương pháp phân tích tính đa dạng của nấm .................................................... 26
2.4. Điều kiện tự nhiên vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .............................. 26
2.4.1. Điều kiện tự nhiên núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .......................................... 26
2.4.2. Điều kiện xã hội ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .......................................... 30
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi của nấm ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ....................................................................................... 32
3.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ............................................................................................................... 32
3.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc hiển vi của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ......................................................................................... 45
3.2. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .......... 51
3.2.1. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam ............. 51
3.2.2. Đặc điểm chung của khu hệ nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam....................................................... 67
3.2.3. Các taxon ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam ........................................... 70
3.3. Đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở
núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam................................................................................ 71
3.3.1. Đa dạng thành phần loài ...................................................................................... 71
3.3.2. Đa dạng phương thức sống của nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Quảng Nam............ 78
3.3.3. Đa dạng yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Q.Nam ....... 81
3.4. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam .................................................. 87
3.4.1. Nấm ăn ................................................................................................................ 88
3.4.2. Nấm dược liệu ..................................................................................................... 89
3.4.3. Nấm độc .............................................................................................................. 90
3.4.4. Nấm làm đồ trang trí ........................................................................................... 91
3.4.5. Nấm có giá trị nghiên cứu sinh lý, hóa sinh ........................................................ 91
3.4.6. Nấm quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam ................................................... 91
3.4.7. Các loài nấm có khả năng ứng dụng trong bảo vệ môi trường. .......................... 91
3.5. Xây dựng khóa định loại một số chi và loài nấm lớn thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam ... 92
3.5.1. Khóa định loại 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ................. 92
3.5.2. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Myxomycota ............................................. 92
3.5.3. Khóa phân loại các bậc thuộc ngành Ascomycota .............................................. 93
3.5.4. Khóa phân loại các bậc thuộc ngành Basidiomycota .......................................... 94
3.6. Mô tả đặc điểm một số chi và loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Quảng Nam ..112
3.6.1. Mô tả đặc điểm các chi nấm mới ghi nhận .......................................................112
3.6.2. Mô tả đặc điểm các loài nấm mới ghi nhận ......................................................113
3.6.3. Mô tả đặc điểm một số loài nấm có giá trị kinh tế và quan trọng .....................119
3.6.4. Mô tả đặc điểm một số loài nấm độc ................................................................131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận .......................................................................................................................139
Kiến nghị .....................................................................................................................140
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án .......................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................142
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Chú thích ký hiệu

Các ký hiệu chung


1 QN Quảng Nam
2 SL Số lượng
3 TL Tỷ lệ
4 VN Việt Nam
Ký hiệu về phương thức sống của nấm
5 WRSF Nấm hoại sinh gây mục trắng ở gỗ (white rot Saprophytic Fungi)
6 RRSF Nấm hoại sinh gây mục ở rễ (rot roots Saprophytic Fungi)
7 BRSF Nấm hoại sinh gây mục nâu (brown rot Saprophytic Fungi)
8 SSF Nấm hoại sinh ở đất (soil Saprophytic Fungi)
9 PF Nấm ký sinh (Parasitic Fungi)
10 BRPF Nấm ký sinh sau đó hoại sinh gây mục nâu ở gỗ (brown rot Parasitic
Fungi)
11 MPF Nấm ký sinh nhẹ (mild Parasitic Fungi)
12 SBF Nấm cộng sinh (Symbiotic Fungi)
Ký hiệu các yếu tố địa lý
13 PLTR Cổ nhiệt đới (Paleotropical)
14 PTR Liên nhiệt đới (Pantropical)
15 ATR Nhiệt đới châu Á (Asia Tropical)
16 AATR Nhiệt đới Á Phi (Asia and Africa Tropical)
17 SASCTR Nhiệt đới đông nam á và Nam Trung Quốc (Southeast Asia and South
China Tropical)
18 TRSTR Nhiệt đới và cận nhiệt đới (Tropical and subtropical)
19 EA Đông Á (East Asia)
20 STR Cận nhiệt đới (Subtropical)
21 ET Ôn đới Châu Âu (Europe Temperate)
22 AT Ôn đới châu Á (Asia temperate)
23 NAT Ôn đới Bắc Mỹ (North America temperate)
24 NH Bắc bán cầu (North hemisphere)
25 ENAT Ôn đới châu Âu và Bắc Mỹ (Europe and North America temperate)
26 EAT Ôn đới châu Âu và châu Á (Europe and Asian temperate)
27 CP Yếu tố toàn cầu (Cosmopolite)
28 GMNF chưa tìm thấy tài liệu yếu tố địa lý (Geo-material not found)
Ký hiệu giá trị tài nguyên của nấm
29 REM Nấm ăn quý (Rare Edible Mushrooms)
30 YEM Nấm ăn được khi còn non (young Edible Mushrooms )
31 CEM Nấm ăn được khi có điều kiện (conditional Edible Mushrooms)
32 MF Nấm sử dụng làm dược liệu (Medicinal Fungi)
33 FMF Nấm làm thực phẩm và dược liệu (Food and Medicine Fungi)
34 PSF Nấm độc (Poisonous Fungi)
35 DF Nấm làm trang trí (Decorative Fungi)
36 PBF Nấm có giá trị nghiên cứu sinh lý, sinh hóa (Physiological and
Biochemical Fungi)
37 VNRB Nấm quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (The Vietnam Red
Data Book)
38 MVE Nấm có giá trị cho môi trường (Mushroom valuable environment)
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Bảng Tên bảng Trang


1 2.1. Dân số, lao động của 7 xã thuộc núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng 30
Nam
2 2.2. Dân số phân theo dân tộc (người) 30
3 3.3.1. Phân bố taxon trong các ngành 71
4 3.3.2. Phân bố taxon của 3 ngành ở Việt Nam, Huế và Quảng 72
Nam
5 3.3.3. Phân bố taxon bậc lớp 73
6 3.3.4. Phân bố taxon bậc bộ 73
7 3.3.5. Chỉ số trung bình số họ/bộ, số chi/bộ, loài/bộ 74
8 3.3.6. Chỉ số trung bình số chi/họ, loài/họ, loài/chi 75
9 3.3.7. Các họ có số chi đa dạng 76
10 3.3.8. Các họ có số loài đa dạng 77
11 3.3.9. Các chi có số loài đa dạng 77
12 3.3.10. Đa dạng về phương thức sống của nấm 78
13 3.3.11. Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm của núi 81
Ngọc Linh, Quảng Nam
14 3.4.1. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, 87
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng
Nam
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TT Hình Tên hình Trang
1 2.1. Vị trí địa lý của huyện Nam Trà My 27
2 2.2. Các địa điểm thu mẫu nấm ở Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam 27
3 3.1.1. Các dạng quả thể của nấm ngành Myxomycota 32
4 3.1.2. Các dạng quả thể của nấm ngành Ascomycota 33
5 3.1.3. Các dạng quả thể nhiều năm của nấm ngành 34
Basidiomycota.
6 3.1.4. Các dạng quả thể một năm của nấm ngành Basidiomycota. 35
7 3.1.5. Quả thể dạng tán của nấm ngành Basidiomycota 35
8 3.1.6. Quả thể sống ở đất của nấm ngành Basidiomycota. 36
9 3.1.7. Màu sắc quả thể của nấm ngành Myxomycota 36
10 3.1.8. Màu sắc quả thể của nấm ngành Ascomycota 37
11 3.1.9. Quả thể bóng của nấm ngành Basidiomycota. 37
12 3.1.10. Quả thể không bóng của nấm ngành Basidiomycota. 38
13 3.1.11. Cấu trúc bề mặt của nấm ngành Basidiomycota. 39
14 3.1.12. Bào thể dạng lỗ của nấm ngành Basidiomycota. 40
15 3.1.13. Bào thể dạng phiến của nấm ngành Basidiomycota. 41
16 3.1.14. Vị trí đính cuống của nấm ngành Basidiomycota. 42
17 3.1.15. Một số đặc trưng bề mặt cuống của nấm ngành 43
Basidiomycota.
18 3.1.16. Một số bụi bào tử của nấm 45
19 3.1.17. Bào tử của nấm ngành Myxomycota 46
20 3.1.18. Túi và bào tử túi của nấm ngành Ascomycota. 47
21 3.1.19. Đảm và bào tử của nấm ngành Basidiomycota. 48
22 3.1.20. Các loại bào tử hiển vi điện tử quét (SEM) của nấm ngành 49
Basidiomycota.
23 3.1.21. Các yếu tố bất thụ ở lớp sinh sản của nấm ngành 51
Basidiomycota.
24 3.6.1. Quả thể và bào tử của loài Daldinia fissa 113
25 3.6.2. Quả thể và bào tử của loài Sowerbyella rhenana 113
26 3.6.3. Quả thể và bào tử của loài Pithya cupressina 114
27 3.6.4. Quả thể, sợi và bào tử của loài Cymatoderma caperatum 114
28 3.6.5. Quả thể, sợi và bào tử của loài Hymenopellis megalospora 115
29 3.6.6. Quả thể, Đảm và bào tử của loài Chlorophyllum hortense 116
30 3.6.7. Quả thể và bào tử của loài Bovista pila 116
31 3.6.8. Quả thể của loài Stropharia albivelata 117
32 3.6.9. Quả thể của loài Heterobasidion insulare 117
33 3.6.10. Quả thể và bào tử của loài Russula cystidiosa 118
34 3.6.11. Quả thể, ống và bào tử của loài Serpula lacrymans 118
35 3.6.12. Quả thể và bào tử của loài Geastrum floriforme 119
36 3.6.13. Quả thể, lông cứng và bào tử của loài Phellinus gilvus 119
37 3.6.14. Quả thể của loài Phellinus igniarius 120
38 3.6.15. Quả thể của loài Amauroderma subresinosum 120
39 3.6.16. Quả thể, sợi cứng và bào tử của loài Ganoderma australe 122
40 3.6.17. Quả thể và bào tử của loài Ganoderma brownii 122
41 3.6.18. Quả thể của loài Ganoderma lucidum 123
42 3.6.19. Quả thể của loài Ganoderma phillippii 123
43 3.6.20. Quả thể của loài Tremella fuciformis 125
44 3.6.21. Quả thể, và bào tử của loài Auricularia delicata 125
45 3.6.22. Quả thể, và bào tử của loài Macrocybe gigantean 127
46 3.6.23. Quả thể của loài Volvariella volvacea 128
47 3.6.24. Quả thể và bào tử của loài Psathyrella spadiceogriseu 129
48 3.6.25. Quả thể của loài Lentinus sajor-caju 129
49 3.6.26. Quả thể và bào tử của loài Cookeina tricholoma 130
50 3.6.27. Quả thể và bào tử của loài Lepiota brunneoincarnata 131
51 3.6.28. Quả thể và bào tử của loài Lepiota cristata 131
52 3.6.29. Quả thể và bào tử của loài Leucocoprinus birnbaumii 132
53 3.6.30. Quả thể và bào tử của loài Leucoagaricus americanus 132
54 3.6.31. Quả thể và bào tử của loài Leucoagaricus leucothites 133
55 3.6.32. Quả thể và bào tử của loài Chlorophyllum molybdites 133
56 3.6.33. Quả thể và bào tử của loài Conocybe tenera 134
57 3.6.34. Quả thể và bào tử của loài Parasola plicatilis 134
58 3.6.35. Quả thể và bào tử của loài Cortinarius orellanus 134
59 3.6.36. Quả thể và bào tử của loài Gymnopilus aeruginosus 135
60 3.6.37. Quả thể và bào tử của loài Russula emetica 135
61 3.6.38. Quả thể loài của Scleroderma citrinum 136
62 3.6.39. Quả thể và bào tử của loài Scleroderma polyrhizum 136
63 3.6.40. Quả thể và bào tử của loài Scleroderma verrucosum 136
64 3.6.41. Quả thể và bào tử của loài Amanita aff. xanthogala 137
65 3.6.42. Quả thể và bào tử của loài Chlorophyllum brunneum 138
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục Nội dung Số trang
1 Phiếu điều tra mẫu nấm 2
2 Tài liệu dẫn thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, 36
Ascomycota, Basidiomycota, ở Núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
3 Đa dạng và giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành 12
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota, ở Núi Ngọc Linh,
Quảng Nam.
4 Mô tả thành phần loài nấm lớn 17
5 Hình thái một số loài nấm thuộc ngành Myxomycota, 21
Ascomycota, Basidiomycota, ở Núi Ngọc Linh, Quảng Nam.
6 Cấu trúc hiển vi một số loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, 8
Ascomycota, Basidiomycota, ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TT Tên công trình Nơi đăng Số/năm Trang
1 Một số loài nấm mới thu Tạp chí di truyền học và 8-2012 124-129
thập ở núi Ngọc Linh, tỉnh ứng dụng, chuyên san
Quảng Nam Công nghệ sinh học
2 Một số loài nấm độc ở xã Hội nghị Khoa học toàn lần thứ 773-778
Trà Linh trên vùng núi quốc về sinh thái và tài 6, năm
Ngọc Linh, Tỉnh Quảng nguyên Sinh vật 2015
Nam
3 Nghiên cứu thành phần Tạp chí di truyền học và 10- 58-65
nấm thuộc bộ Geastrales ở ứng dụng, chuyên san 2015
Việt Nam Công nghệ sinh học
4 Các loài “nấm trứng” ở Núi Hội nghị Khoa học toàn lần thứ 1376-
Ngọc Linh, tỉnh Quảng quốc về sinh thái và tài 7, năm 1382
Nam nguyên Sinh vật 2017
5 Một số loài nấm thuộc họ Hội nghị Khoa học toàn lần thứ 1383-
Ganodermataceae mới thu quốc về sinh thái và tài 7, năm 1891
thập ở núi Ngọc Linh, tỉnh nguyên Sinh vật 2017
Quảng Nam
6 Đa dạng thành phần nấm Tạp chí khoa học trường Số 11, 49-60
ăn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Đại học Quảng Nam 1/2018.
Quảng Nam.
7 Đa dạng thành phần loài Hội nghị khoa học toàn tháng 83-90
nấm dược liệu ở huyện quốc lần thứ ba về 5/2018
Nam Trà My, Tỉnh Quảng nghiên cứu và giảng dạy
Nam. Sinh học toàn quốc ở
Việt Nam.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Giới Nấm (Fungi) gồm cơ thể dị dưỡng (không quang hợp được), đa dạng về
thành phần loài, khoảng trên 100.000 loài đã mô tả (P.M. Kirk, 2008), tuy nhiên
theo dự tính của Hawksworth (2001) số loài nấm có thể lên đến 1.500.000 loài [1]
được phân bố khắp nơi trên đất, nước, cơ thể sinh vật, vật dụng…
Nấm có ý nghĩa rất lớn về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Trong thực tiễn,
nhiều loài được sử dụng làm thức ăn: nấm rơm, mộc nhĩ, nấm bào ngư, nhiều loài
làm dược liệu: nấm linh chi, vân chi, đông trùng hạ thảo…được ứng dụng trong
công nghệ dược phẩm. Trong khoa học nhiều loài (Lentinus tigrinus, Schizophyllum
commune) là đối tượng để nghiên cứu sinh lí, sinh hóa và di truyền học. Bên cạnh
đó có nhiều loài nấm gây hại cho cây trồng, vật nuôi; một số loài nấm độc gây hôn
mê, tử vong cho con người.
Núi Ngọc Linh nằm trong huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, nơi đây khí
hậu quanh năm ẩm ướt, mưa nhiều, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nấm ở núi
Ngọc Linh, phần lớn mọc trên cây gỗ mục, gỗ tươi, một số mọc ở rễ trong đất.
Những nghiên cứu về nấm lớn ở Trung bộ và Tây Nguyên đã được một số
tác giả đề cập đến như: Patouillard, N. (1923, 1928), Joly P. (1968), Ngô Anh
(2003), Dörfelt, H., Trịnh Tam Kiệt, Berg, A. (2004), ...Tuy nhiên so với các khu
vực khác, nghiên cứu nấm ở khu vực miền Trung vẫn còn ít, mặc dù khu hệ nấm ở
đây được dự đoán là rất phong phú. Việc thu thập và định loại các loài nấm ở miền
Trung, Tây Nguyên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất đáng kể.
Ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều dự án nghiên cứu phát
triển vùng sâm ngọc linh, nhưng không ai để ý rằng sâm phát triển tốt trên lớp mùn
dày đặc ở rừng nguyên sinh đó lại là nhờ nấm phân hủy lá rừng làm thành thảm
mục. Bên cạnh đó, hiện nay, chưa một ai nghiên cứu khu hệ nấm Quảng Nam, vì
vậy, việc “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam” là yêu cầu cần
thiết nhằm phân tích đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi, xây dựng bảng danh lục
thành phần loài, đánh giá tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên, xây dựng khóa
định loại, mô tả bổ sung một số loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.
2

2. Mục đích của luận án


Xây dựng bảng danh lục thành phần loài nấm thuộc các ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
Đánh giá tính đa dạng, phân tích giá trị tài nguyên của nấm thuộc các ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Lần đầu tiên xây dựng bảng danh lục thành phần loài, đánh giá tính đa dạng,
phân tích giá trị tài nguyên, xây dựng khóa định loại, mô tả đặc điểm sinh học các
loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
4. Những điểm mới của luận án
Xây dựng bảng danh lục thành phần loài gồm 300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ,
7 lớp, 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh
Quảng Nam.
Đánh giá tính đa dạng sinh học và phân tích giá trị tài nguyên của nấm lớn
thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh
Quảng Nam.
Xây dựng khóa định loại của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
Mô tả một số đặc điểm sinh học 3 chi mới và 12 loài nấm mới ghi nhận cho
khu hệ nấm Việt Nam và một số loài có giá trị thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số hệ thống nấm chính.
1.1.1. Hệ thống nấm theo Gaümann (1964) [2]
Nấm được chia thành 5 lớp sau: Archimycetes - khối nhày, dạng amip.
Phycomycetes - dạng siphon. Ascomycetes - sinh sản bằng Ascus. Basidiomycetes -
sinh sản bằng Basidia. Fungi irupercti (Deuteromycetes). Hệ thống này được nhiều
nhà khoa học ủng hộ như Kursauov, Descary...sự phân loại dựa vào cấu trúc tế bào.
1.1.2. Hệ thống nấm theo Kreisel (1969) [3]
Nấm Nhầy không thuộc nấm, còn Eumycota gồm các lớp: Zygomycetes,
Eudomycetes, Ascomycetes, Basidiomycetes, Endomycetes imperfecti,
Ascomycetes imperfecti, Basidromycetes imperfecti, loại lớp Chytridromycetes
khỏi nấm và xếp Oomycetes vào một lớp của ngành tảo vàng ánh (Chrysophyta).
Theo ông nấm gồm những cơ thể không có màng kitin.
1.1.3. Hệ thống nấm theo Ainsworth, Bisby (1971) [4]
Ngành Myxomycota gồm các lớp: Acrasiomycetes, Hydromycetes,
Myxomycetes và Plasmodiophoromycetes.
Ngành Eumycota được chia làm 5 phân ngành với các lớp:
Phân ngành Masitigomycotina: gồm 3 lớp: Chytridiomycetes,
Hyphochytridiomycetes, Oomycetes. Phân ngành: Zygomycotina: gồm 2 lớp:
Zygomycetes, Trichomycetes. Phân ngành: Ascomycotina với 6 lớp:
Hemiascomycetes, Plectomycetes, Pyremomycetes, Discomycetes,
Laboulbeniomycetes, Loculoascomycetes. Phân ngành: Bsassidiomycotina gồm 3
lớp: Teliomycetes, Hymenomycetes, Gasteromycetes. Phân ngành:
Deuteromycotina gồm 3 lớp: Blastomycetes, Hyphomycetes, Coelomycetes
1.1.4. Hệ thống nấm “Dictionary of the fungi” của P.M. Kirk (2008) [5].
Theo Paul. M. Kirk (2008) ông đã tổng hợp tinh hoa, những tiến bộ của các
hệ thống trước đó, bao gồm 97861 loài nấm chính thức, 8283 chi (và gần 5101
synonyn), 560 họ, 140 bộ, 36 lớp đã được mô tả. Ngoài ra còn 1083 loài nấm
nguyên sinh động vật, 103 chi, 26 họ, 9 bộ, 5 lớp và 1033 loài nấm tảo, 124 chi, 29
họ, 16 bộ, 3 lớp, tuy nhiên Paul. M. Kirk không chấp nhận ngành Myxomycota và
ngành Oomycota đứng trong vị trí các ngành của nấm
4

1.1.5. Hệ thống nấm “Danh lục các loài nấm lớn ở Việt Nam” của Trịnh
Tam Kiệt 2014 [6]
Danh lục nấm lớn ở Việt Nam theo Trịnh Tam Kiệt, được chia thành các 4
ngành, 49 bộ, 140 họ, 458 chi, và khoảng 1821 loài.
Ngành nấm nhầy (MYXOMYCOTA)
Lớp nấm nhầy (MYXOMYCETES), hệ thống: 5 bộ, 14 họ, 62 chi, 888 loài.
Bộ Liceales: họ Cribrariaceae, Dictydiaethaliaceae, Liceaceae,
Tubiferaceae; Bộ Echinosteliales: họ Clastodermataceae, Echinosteliaceae; Bộ
Physales: 2 họ, 12 chi, 142 loài, chi Physarum đại diện; Bộ Stemonitales: 1 họ
Stemonitaceae, 15 chi, 16 syn, 201 loài; Bộ Trichiales: họ Arcyriaceae,
Dianemataceae, Trichiaceae
Lớp CERATIOMYXOCETES, hệ thống: 1 bộ, 4 họ, 16 chi, 38 loài. Bộ
Ceratiomyxales: họ Ceratiomyxaceae
Ngành GLOMEROMYCOTA
Lớp Glomeromycetes, hệ thống: 1 bộ, 1 họ, 1 chi, 3 loài. Bộ Glomerales: họ
Glomeraceae, chi Glomus
Ngành nấm túi (ASCOMYCOTA)
Lớp LEOTIOMYCETES: Bộ Meliolales: họ Meliolaceae; Bộ Helotiales: họ
Hyaloscyphaceae.
Lớp DOTHIDEOMYCETES: Họ Asterinaceae, Parodiopsidaceae,
Tubeufiaceae
Lớp phụ PLEOSPOROMYCETIDAE: Bộ Pleosporales: họ
Morosphaeriaceae, Aigialaceae, Melanomaceae
Lớp phụ HYPOCREOMYCETIDAE: Bộ Microascales: họ Halospaeriaceae,
Parodiellaceae.
Lớp phụ DOTHIDEOMYTIDAE: Bộ Dothideales: họ Asterinaceae; Bộ
Myriangiales: họ Myriangiaceae, họ Elsinoaceae; Bộ Diatrypales: họ Diatrypaceae;
Bộ Helotiales: họ Scleorotiniaceae; Bộ Hysteriales: họ Hysteriaceae.
Lớp LEUCANOROMYCETES
Lớp phụ LEUCANOROMYCETIDAE: Bộ Leucanorales: họ
Dactylosporaceae.
Lớp SORDARIOMYCETES: Bộ Phyllachorales: họ Phyllachoraceae
5

Lớp phụ HYPOCREOMYCETIDAE: Bộ Hyporeales: họ Hypocreaceae,


Nectriaceae, Bionectriaceae, Ophiocordycipitaceae, Cordycipitaceae, Clavipitaceae.
Lớp phụ XYLARIOMYCETIDAE: Bộ Xylariales: chi Oxydothis, họ
Amphusphaeriaceae, Xylariaceae; Bộ Sordariales: họ Nischkiaceae; Bộ Ostropales:
họ Stictidaceae; Bộ Patellariales: họ Patellariaceae.
Ngành phụ PEZIZOMYCOTINA
Lớp phụ EUROTIOMYCETIDAE: Bộ Onygenales: họ Onygenaceae; Bộ
Eurotiales: họ Elaphomycetaceae.
Lớp PEZIZOMYCETES
Lớp phụ PEZIZOMYCETIDAE: Bộ Pezizales: họ Ascobolaceae,
Helotiaceae, Pyronemataceae, Otideaceae, Pezizaceae, Choriactidaceae,
Sarcosomataceaae, Sarcoscyphaceae, Morchelaceae, Helvellaceae.
Ngành nấm Đảm (BASIDIOMYCOTA)
Ngành phụ PUCCINIOMYCOTINA
Lớp PUCCINIOMYCETES: Bộ Septobasidiales: họ Septobasidiaceae
Ngành phụ USTILAGOMYCOTINA
Lớp USTILAGOMYCETES: Bộ Ustilaginales: họ Ustilaginaceae
Lớp EXOBASIDIMYCETES: Bộ Exobasidiales: họ Exobasidiaceae.
Ngành phụ AGARICOMYCOTINA
Lớp TREMELLOMYCETES: Bộ Tremellales: họ Aporpiaceae, Exidiaceae,
Tremellaceae, Sirobasidiaceae; Bộ Atractiellales: họ Chionosphaeraceae,
Phleogenaceae
Lớp DACRYMYCETES: Bộ Dacrymycetales: họ Dacrymycetaceae
Lớp AGARICOMYCETES: Bộ Auriculariales: họ Auriculariaceae; Bộ
Platygloeales: họ Platygloeaceae; Bộ Ceratobasidiales: họ Ceratobasidiaceae; Bộ
Corticiales: họ Corticiaceae; Bộ Thelephorales: họ Bankeraceae, Thelephoraceae;
Bộ Cantharellales: họ Cantharellaceae, Craterellaceae, Hydnaceae, Aphelariaceae,
Typhulaceae, Clavariaceae, Clavulinaceae, Clavariadelphaceae; Bộ Gomphales: họ
Gomphaceae, lentariaceae, Ramariaceae; Bộ Hymenochaetales: họ
Repetobasidiaceae, Schizoporaceae, Asterostromaceae, Hymenochaetaceae; Bộ
Trechisporales: Họ Hydnodontaceae; Bộ Polyporales: họ Phanerochaetaceae,
Meruliaceae, Grammothellaceae, Ganodermataceaae, Fomitopsisdaceae,
6

Polyporaceae, Meripilaceae; Bộ Gloeophyllales: họ Gloeophyllaceae; Bộ


Atheliales: họ Atheliaceae; Bộ Agaricales: họ Pterulaceae, Fistulinaceae,
Cyphellaceae, Schizophylaceae, pterulaceae, Hygrophoraceae, Pleurotaceae,
Niaceae, Marasmiaceae, Omphalotaceae, Mycenaceae, Physalacriaceae,
Hydnangiaceae, Tricholomataceae, Entolomataceae, Lyophyllaceae, Amanitaceae,
Agaricaceae, Pluteaceae, Psathyrellaceae, Strophariaceae; Bộ Cortinariales: họ
Cortinariaceae, Inocybaceae; Bộ Russulales: họ Stereaceae, Lachnocladiaceae,
Peniophoraceae, Auriscapiaceae, Albatrellaceae, Hericiaceae, Bondarzewiaceae,
Russulaceae; Bộ Boletales: họ Coniophoraceae, Serpulaceae, Gomphidiaceae,
Gyroporaceae, Boletaceae, Xerocomaceae, Strobilomycetaceae, Paxillaceae,
Tabinellaceae, Diplocytidiaceae, Sclerodermataceae; Bộ Geastrales: họ
Geastraceae; Bộ Phallales: họ Claphraceae, Phallaceae.
1.2. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota trên thế giới
Nấm được con người biết đến cách đây hơn 3000 năm, trong suốt thời gian
dài, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nấm lớn.
Trước thế kỷ XIX trên thế giới công trình của hai nhà bác học Théophraste
và Aristote người Hy Lạp đã nghiên cứu về nấm họ Tuberaceae và họ Agaricaceae
vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Tiếp đến là Pline người La mã (thế kỉ I sau
công nguyên) đã chia nấm thành nấm ăn và nấm độc. Năm 1753 Linnaeus với tác
phẩm “Species plantarum” đã đề cập đến một số loài nấm.
Trong thế kỷ XIX, ngành Myxomycota được biết đến từ De Bary A., năm
1887 tại London với công trình “Comparative morphology and biology of the fungi,
Mycetozoa and bacteria”, đã so sánh đặc điểm hình thái và sinh học của nấm, động
vật và vi khuẩn [7]. Năm 1893 Čelakovský L., nghiên cứu về Myxomycetes “Ueber
die Aufnahme lebender und todter verdaulicher Körper in die Plasmodien der
Myxomyceten” tại Đức [8]. Năm 1884, Strasburger E. nghiên cứu về loài Trichia
fallax [9]. Trong thế kỷ này chưa có công trình nghiên cứu nấm ngành Asomycota
và Basidiomycota nổi bật.
Ở thế kỷ XX, ngành Myxomycota tiếp tục được nhiều nhà khoa học quan
tâm: Constantineanu JC., năm 1907 tại Berlin, đã giới thiệu sự phát triển của ngành
7

Myxomycota [10]. Năm 1930 tại Mỹ Kamby P., nghiên cứu màu sắc plasmic của
các loài thuộc lớp Myxomycetes [11].
Lúc này nghiên cứu nấm ngành Basidimycota bắt đầu bởi Rea C., nghiên cứu
nấm Đảm tại Anh “British Basidiomysetes” năm 1922 [12]. Năm 1953 tại Hoa Kỳ,
Overholts L.O., cho ra đời công trình “The Polyporaceae of the United States,
Alaska, Canada” đã phân tích tỉ mĩ về nấm lỗ [13].
Sau 1960, ngành nấm Myxomycota chỉ còn ít tác giả nghiên cứu: Wollman
C., Alexopoulos CJ., năm 1964 nghiên cứu bào tử Myxomycetes trong sự phát triển
trên môi trường thạch [14]. Trong khi đó việc nghiên cứu nấm ngành Ascomycota
và Basidiomycota phát triển mạnh mẽ. Tại New Zealand, Cunningham G.H., năm
1965 công bố họ nấm lỗ với tên đề tài “The Polyporaceae of New Zealand”, ông đã
cho biết tại New Zealand có 550 loài nấm lỗ [15]. Corner E.J.H., dày công nghiên
cứu về nấm lỗ ở châu Âu với công trình “Ad Polyporaceas II” đã mô tả hình thái
hiển vi, cấu trúc sợi, khóa định loại của các loài thuộc họ Polypocraeae ở các chi
Polyporus, Mycobonia, Echinochaete tại Anh. Tiếp tục ở phần “Ad Polyporaceas
III” ông phân tích các chi như Piptoporus, Buglossoporus, Laetipory Meripilus,
bondarzewia. Phần “Ad Polyporaceas IV” ông phân tích hình thái và khóa định loại
các chi như Daedalea, Flabellophora, Flavodon, Gloeophyllum, Heteroporus,
Irpex, Lenzites, Microporellus, Nigrofomes, Nigroporus, Oxyporus,
Paratrichaptum, Rigidoporus, Scenidium, Trichaptum, Vanderbylia, and
Steccerinum [16]. Nghiên cứu về nấm sống ở đất có Hanns Kreisel năm 1967, trong
công trình “Taxonmisch-Pflanzegeographische Monographie Der Gattung
Bovista”của mình, ông đã mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc sợi nấm, định loại 45
loài nấm thuộc chi Bovista [17]. Donk M.A., năm 1967 ông đã mô tả, định loại các
loài nấm lỗ ở Châu Âu công trình “Notes on European Polypores II Notes on poria”
[18].
Năm 1970, Teng S.C., cho ra đời tác phẩm “Fungi of China” ông mô tả đến
2400 loài, 601 chi thuộc các lớp: Myxomycetes (5 bộ), Phycomycetes (6 bộ),
Ascomycetes (16 bộ), Basidiomycetes (12 bộ), Deuterommycetes (4 bộ) [19]. Olive
(1975) phân chia nấm thành bảy lớp: Protosteliomycetes, Ceratomyxomycetes,
Dictyosteliomycetes, Acrasiomycetes, Myxomycetes, Plasmodiophoromycetes và
Labrinthulomycetes. Sau đó, Ông đã nâng các lớp phụ như Protosteliomycetes,
8

Acrasiomycetes và Dictyosteliomycetes và có 2 bộ: Hydroxenales và


Labyrinthulales [20]. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Hawksworth và cộng sự
(1983) đã giữ bảy lớp của ngành Myxomycota, và đã loại trừ Hydromyxales khỏi
nấm và đưa nó vào Protozoans [21].
Trong thời gian này nghiên cứu về nấm ngành Basidiomycota có tác giả Rolf
Singer, năm 1986 với “The Agaricales in modern taxonomy” đã mô tả tỉ mĩ về hình
thái, cấu trúc và bào tử 17 họ, 230 chi và hàng trăm loài thuộc bộ Agaricales [22].
Zhao Ji-Ding, năm 1989, trong cuốn “The Ganodermataceae in China” ông mô tả hệ
sợi, bào tử và định loại cho 64 loài thuộc chi Ganoderma, 20 loài thuộc chi
Amauroderma, Chi Haddowia có 1 loài, chi Humphreya 1 loài [23]. Năm 1994 tác
giả Pegler D.N., Spooner B., nghiên cứu đề tài “The mushroom identifier” đã mô tả
341 loài nấm lớn ở Anh [24]. Tại Đài Loan năm 1998, Chec-Jen Chen nghiên cứu
đề tài “Morphological and molecular phylogenies in the genus Tremella”, hình thái
và cấu trúc của các loài thuộc chi Tremella. đã được phân tích tỉ mĩ [25]. Năm 1999,
Alexadra M.Gotlieb và Jorge E.Wright nghiên cứu “Taxanomy of Ganoderma from
southern south america: Subgenus Elfvingia” đã phân tích hình thái hệ sợi nấm, mô
tả và bằng hiển vi điện tử bào tử của các loài G.lipsiense, G.lobatum, G.testaceum,
G.tornatum, chú trọng đặc biệt loài G.amazonensis, G.annulare, G.chilense,
G.phillippi ở Nam Mỹ [26].
Đề tài “Pilze der Schweiz” kéo dài 25 năm của hai tác giả Breitenbach. J. và
F.Kraenzlin đã đưa đến cái nhìn tổng quát về ngành nấm Túi và nấm Đảm: năm
1981 xuất bản tập 1 “Ascomycetes” với 390 hình ảnh màu sắc, nhiều bản vẽ hiển vi
rõ nét, tác giả đã giới thiệu hình thái, cấu trúc, phương pháp định loại của các loài
thuộc Ascomycetes, liệt kê các đại diện phân bố rộng rãi ở Trung Âu [27]. Năm
1986 xuất bản tập 2 “Heterobasi-Basidiomycetes, Aphyllopharales, Gateromycetes”
hai tác giả giới thiệu phương pháp thu thập, chọn lọc, kiểm tra và bảo quản mẫu
nấm với 528 loài thuộc Heterobasi-Basidiomycetes, Aphyllopharales,
Gateromycetes có đầy đủ màu sắc [28]. Năm 1991 xuất bản tập 3 “Boletales and
Agaricales” hai tác giả tiếp tục giới thiệu các loài thuộc 2 bộ Boletales và
Agaricales trong đó có 450 hình ảnh minh họa [29]. Năm 1995 xuất bản tập 4
“Entolomataceae, Pleuteaceae, Amanitaceae, Agaricaceae, Coprinaceae,
Bolbitiaceae, Strophariaceae” với 465 hình ảnh của các loài [30]. Năm 2000 xuất
9

bản tập 5 “Cortinariaceae” tác giả giới thiệu các loài trong họ Cortinariaceae [31],
năm 2006 xuất bản tập 6 “Russulaceae” mô tả các loài trong họ Russulaceae [32].
Sang thế kỉ XXI các công trình nghiên cứu nấm ngành Myxomycota,
Ascomycota và Basidiomycota phát triển nhanh chóng: đầu năm 2000 Abe T., cùng
đồng sự, nghiên cứu về Physarum polycephalum [33]. Năm 2000, Johannesson H.,
đã nghiên cứu 5 loài thuộc chi Daldinia của bắc Âu là: D.concentrica, D.fissa,
D.grandis, D.loculata, D.petriniae [34]. Năm 2004 Clark J, Haskins EF,
Stephenson SL., nghiên cứu về quá trình sinh sản của 11 loài nấm thuộc Mycetozoa
[35]. Còn Mao Xiaolan và cộng sự, xuất bản cuốn “The Macro fungi in China”, ở
tại Trung Quốc trong đó mô tả hình thái, cấu tạo sợi nấm, bào tử, ... với nhiều hình
ảnh, bằng tiếng Trung Quốc và đã ghi tên loài bằng tiếng Latin [36]. Lorelei
L.Norvell và Scott A. Redhead, đã nghiên cứu đề tài “Stropharia albivelata and its
basionym Pholiota albivelata”, dựa trên cơ sở phân tích bào tử và cấu trúc phân tử,
ông đã thay đổi loài Pholiota albivelata thành loài Stropharia following và loài
Stropharia earlei thành loài Pholiota cubensis [37].
Trong đề tài “Life history strategies of corticolor myxomycetes: the life
cycle, plasmodial types, fruiting bodies, and taxonomic orders” Everhart S.E., và
Keller H.W., cho biết năm 2001 họ tìm thấy ở ngành Myxomycota có 5 bộ: bộ
Trichiales 156 loài, bộ Licales 135 loài, bộ Stemonitales 175 loài, bộ Physarales
382 loài, bộ Echinosteliales 19 loài. Đến năm 2008 hai tác giả này tìm ra 46 loài
mới trong đó: bộ Trichiales 8 loài, bộ Licales 11 loài, bộ Stemonitales 9 loài, bộ
Physarales 14 loài, bộ Echinosteliales 4 loài [38]. Năm 2003, Sheng-Hua Wu,
Xiaoqing Zhang, nghiên cứu đề tài “The Finding of three Ganodermataceae species
in Taiwan” đã tìm ra 3 loài mới là cho Taiwan là Ganoderma densizomatum,
G.rotundatum, Tomophagus colossus [39]. Vellinga EC., Else C. năm 2003 nghiên
cứu đề tài “Chlorophyllum and Macrolepiota (Agaricaeae) in Australia” đã mô tả và
định loại 4 loài thuộc chi Chlorophyllum và 3 loài thuộc chi Macrolepiota [40].
Năm 2005, K.Heikki cùng đồng sự tại miền nam Ural của Nga đã phân tích, mô tả
và định loại 139 loài nấm lỗ trong công trình “Polypore (Aphyllophorales,
Basidiomycetes) studies in Russia. 1. South Ural” [41]. Tan, Y.S., và cộng sự, năm
2007 đã nghiên cứu loài thuộc chi Marasmius từ Malaysia, đã xác định được 3 loài
mới: M. acerosus, M. nummulariodes, M.selangorensis phân tích cấu trúc DNA
10

được 6 loài M.abundans var.aurantiacus, M.acerosus, M.haematocephalus,


M.luteomarginatus, M.nummulariodes, M.selangorensis, [42]. Takami H. và
Harold.W.K năm 2008 nghiên cứu nấm ngành Myxomycota đã sử dụng SEM cho
biết trong 40 loài nghiên cứu thuộc chi Badhamia thì 14 loài phân tích có bào tử rất
bé khoảng 0,2-0,4µm, một số loài bào tử đạt 0,2-0,3µm, thậm chí chỉ 0,1-0,2µm
[43]. Sanmee, R., và đồng sự năm 2008 tại Thái Lan đã nghiên cứu đề tài “Studies
on Amanita”, đã xác định 25 loài thuộc chi Amanita trong đó có 18 loài mới cho
Thái Lan [44]. Năm 2009 tại Thái Lan các tác giả Wannathes, và cộng sự nghiên
cứu chi Marasmius (Basidiomycota) họ đã mô tả hình thái, phân tích cấu trúc hiển
vi xác định được 57 loài thuộc chi Marasmius ở vùng bắc Thái Lan, trong đó có 17
loài mới cho khoa học được phân tích trình tự DNA [45]. Tan, Y.S., và cộng sự tiếp
tục nghiên cứu chi Marasmius trong đề tài “Marasmius sensu stricto in Peninsular
Malaysia” họ đã xác định được 43 loài thuộc chi Marasmius trong đó: 9 loài mới
cho khoa học: M.angustilamellatus, M.diminutivus, M.distantifolius, M.iran,
M.kanchigansis, M.kuthubuttheenii, M.musicolor, M.ochroboides, M.olivascens, 19
loài mới cho vùng Peninsular Malaysia, 36 loài phân tích được trình tự DNA [46].
Clark.J., năm 2010, đánh giá hệ thống sinh sản của Myxomycetes [47].
Tại Ấn độ, Bhosle S., cùng đồng sự, nghiên cứu đề tài “Taxonmy and Diversity of
Ganoderma from the Western parts of Maharashtra (India)”, đã mô tả hình dạng quả
thể, phân tích bào tử của 15 loài và 3 thứ. Họ cho biết Ganoderma lucidum là dược
liệu quan trọng và nhiều loài trong chi Ganoderma đều là nấm dược liệu [48].
Năm 2012, Ivan V.Zmitrovich, OlegN.Ezhov, Solomon P.Wasser đã đã chọn
“Species of genus Trametes Fr.” nghiên cứu phân tích, mô tả hình thái hiển vi và
đưa ra khóa định loại được 63 loài nấm thuộc chi Trametes [49].
Năm 2013, Kamila Tomoko YUYAMA, Jadergudson PEREIRA, Cristina
Sayuri MAKI, Noemia Kazue ISHIKAWA nghiên cứu loài Daldinia eschscholtii
với đề tài “Daldinia eschscholtii (Ascomycota, Xylariaceae) isolated from the
Brazilian Amazon: taxonomic features and mycelia growth conditions” đã nghiên
cứu hình thái và cấu trúc phân tử của loài Daldinia eschscholtii họ đã tiến hành nuôi
cấy và phân lập ở các điều kiện nhiệt độ 20, 25, 30, 35 độ C ở môi trường (MEPA),
(MEP), (PD) và (MM) [50]. Marisa Campos-Santana, cùng đồng sự nghiên cứu, mô
tả và xây dựng khóa định loại 6 loài mới Amaunoderma camerarium, A.brasiliense,
11

A.intermedium, A. omphalodes, A.schomburgkii, A.sprucei, với đề tài “Species of


Amauroderma (Ganodermatacea) in Santa Catarina State Southern Brazil” [51].
Dörfelt Heinrich, Ruske Erika năm 2014 với công trình “Morphologie der
Großpilze” trong đó có 112 hình ảnh màu và mô tả về hình thái học nấm lớn: mũ,
bào tầng, lông cứng, sợi nấm, bào tử, lỗ, sự phân tầng của ống… [52]. Tác giả
Fiore-Donno AM, cùng cộng sự, nghiên cứu Nivicolous myxomycetes trong môi
trường agar [53]. Rodham E. Tulloss, cùng cộng sự, với đề tài “Amanita pruittii-a
new, apparently saprotrophic species from US Pacific coastal states”, đã công bố
loài mới Amanita pruittii thuộc vùng California và vùng khác của Mỹ dựa trên cơ
sở hình thái và cấu trúc phân tử [54]. Tại vùng sông Mekong, Peter E.M., Jianchu
X., Samatha C.K. và Kevin.D.H đã nghiên cứu đề tài “Mushrooms for trees and
People” đã mô tả tỷ mĩ 56 loài nấm tự nhiên thuộc các bộ Polyporales, Agaricales,
Boletales, Russulales…được người dân sử dụng làm thức ăn ở sông Mekong [55].
Tại Brazil năm 2015, Allyne C.Gomes-Silva, cùng đồng sự đã phân tích
hình thái và cấu trúc phân tử của 20 loài thuộc chi Amauroderma, và đưa ra 6 loài
mới cho khoa học là A.albostipitatum, A.floriformum, A.laccatostipitatum,
A.ovisporum, A.sessile, A.subsessile [56]. Rodham E. Tulloss, cùng đồng sự nghiên
cứu chi Amanita với đề tài “Nomenclatural changes in Amanita. II” xác định 8 loài
mới thuộc chi Amanita là A. albopulverulenta, A. congolensis, A. flaccid, A.
lavendula, A. neomurina, A. perneglecta, A. persicina, A. reidiana [57]. Tại
Malaysia, G.M.Liew, cùng đồng nghiệp đã kiểm tra hàm lượng saponin, alkaloid,
antioxidant activities, antimicrobial assay trong 7 loài nấm Earliella sabrosa,
Microporus xanthopus, Amauroderma rugosum, Fomitopsis dochmia, Ganoderma
australe, Lentinus sajor-caju, Trametes pubencens [58].
Năm 2016, Onyango BO, cùng đồng sự, đã phân tích cấu trúc và trình tự
DNA của Auricularia delicate và Auricularia polytricha cho biết rằng Auricularia
polytricha giống Auricularia delicate trên 97% [59]. Benjarong Thongbai, cùng
cộng sự, đã nghiên cứu “A new species and four new records of Amanita
(Amanitaceae; Basidiomycota) from Northern Thailand”, tìm ra loài A.castannea
mới cho khoa học và 4 loài mới ghi nhận ở Thái Lan là A.concentric, A.rimosa,
A.cf.rubromarginata và A.zangii [60].
12

Mới đây nhất, năm 2017 Ginns J. với công trình “Polypores of British
Columbia” tác giả đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của nấm lỗ bao gồm mặt
trên, mặt dưới, hệ sợi, bào tầng, bào tử, đảm...Công trình đã mô tả hơn 200 loài nấm
lỗ ở Anh và xây dựng khóa định loại tương đối hoàn chỉnh [61].
1.3. Tình hình nghiên cứu nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở Việt Nam.
Nghiên cứu nấm lớn trên lãnh thổ Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ
XX có những công trình tiêu biểu như: nhà nấm học Pháp Patouillard, N.M. đã có
những công trình nghiên cứu nấm ở Việt Nam được công bố vào những năm 1890-
1928 có 235 loài được mô tả thì chỉ có 44 loài được thừa nhận [62, 63, 64]. Ngoài ra
Patouillard và một số tác giả nước ngoài khác nghiên cứu về nấm lớn Việt Nam
được công bố: năm 1909 với đề tài “Quelques champignons de l’Annam” [65], năm
1923 với đề tài “Contributions a l’etude des champignons de l’Annam” [66], nghiên
cứu đề tài “Nouvelle contribution a la flore mycologique de l’Annam et du Laos”
ông công bố 178 loài nấm lớn cho Việt Nam [67]. Năm 1968, Joly P., trên cao
nguyên Lang-Bian, đã mô tả, xác định 20 loài nấm thuộc chi Xylaria [68]. Năm
1986, Parmasto E., thống kê được 310 loài thuộc bộ Aphyllophorales và họ
Polyporaeae s.str ở Việt Nam và tổng kết trong “Danh mục bước đầu về các loài
nấm Aphyllophorales và Polyporaeae s.str. Việt Nam” [69].
Các nhà nghiên cứu nấm Việt Nam có Trịnh Tam Kiệt năm 1978, công bố
“Những dẫn liệu về hệ nấm sống trên gỗ vùng Nghệ An”, 90 loài nấm sống trên gỗ
đã được mô tả [70]. Năm 1981 Trịnh Tam Kiệt công bố công trình “Nấm lớn ở Việt
Nam tập 1”, đã mô tả 116 loài nấm thường gặp ở Việt Nam [71]. Trần Văn Mão
năm 1984 đã xác định được 239 loài phá gỗ qua đề tài “Góp phần nghiên cứu thành
phần loài và đặc điểm sinh học của một số nấm lớn phá hoại gỗ ở vùng Thanh-
Nghệ-Tỉnh” [72]. Trịnh Tam Kiệt và Phan Huy Dục đã xác định được 29 loài nấm
mực thuộc họ Coprinaeae rose vùng Hà Nội [73].
Năm 1991, Ngô Anh xác định được 104 loài nấm lớn ở thành phố Huế [74].
Phan Huy Dục, công bố 56 loài trong bộ Agaricales qua “Kết quả bước đầu điều tra
bộ Agaricales Clements trên một số địa điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam”
[75]. Năm 1992, Phan Huy Dục đã khẳng định Nấm Linh Chi là nguồn dược liệu
quý hiếm cần được bảo vệ và nuôi trồng [76]. Năm 1993, Phan Huy Dục tiếp tục
13

với cánh rừng phía Bắc với đề tài “Nấm phá hoại gỗ thường gặp trong rừng nhiệt
đới miền Bắc Việt Nam” đã xác định được 39 loài nấm phá hoại gỗ [77]. Ba loài
nấm ăn Volvariella volvacea, Auricularia polytricha và Pleurotus florida, được Ngô
Anh báo cáo trong thông tin khoa học Thừa Thiên Huế [78]. Năm 1994, Phan Huy
Dục xác định 16 loài nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt Nam khi
nghiên cứu đề tài “Một số loài nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt
Nam”[79]. Phan Huy Dục báo cáo về công dụng dược liệu của nấm Linh chi ở Việt
Nam, tại hội Đại học Y Khoa Bắc Kinh, Trung Quốc [80]. Trịnh Tam Kiệt, Lê
Xuân Thám nghiên cứu đề tài “Những nghiên cứu về họ nấm Linh Chi
Ganodermataceae Donk ở Việt Nam” đã cho biết năm 1994 ở Việt Nam họ
Ganodermataceae gồm 43 loài, và ghi nhận mới 10 loài cho nấm lớn Việt Nam [81].
Hai tác giả này tiếp tục nghiên cứu trong “Chuyên san nấm Linh Chi
Ganodermataceae” và cho biết các loài trong họ Ganodermataceae là một nguồn
dược liệu quý [82]. Năm 1996, Phan Huy Dục đã chọn bộ Agaricales trong luận án
phó tiến sĩ của mình với đề tài “Nghiên cứu phân loại bộ Agaricales vùng đồng
bằng bắc bộ Việt Nam” [83]. Ngô Anh và Trịnh Tam Kiệt xác định được 30 loài
nấm Linh Chi, ghi nhận mới 20 loài cho khu hệ nấm lớn ở miền Trung Việt Nam tại
hội nấm quốc tế Asian [84]. Năm 1997, Ngô Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hồng công bố
36 loài thuộc 2 chi Amauroderma và Ganoderma, là nguồn dược liệu quý hiếm ở
Huế trong đó 10 loài mới được ghi nhận cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam [85]. Năm
1998, Ngô Anh, Lê Thức, công bố 39 loài thuộc họ Hymenochaetaceae Donk ở
Huế, xác định được 10 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam [86].
Cùng năm 1998, Bảng danh lục gồm 837 loài nấm lớn ở Việt Nam được Trịnh Tam
Kiệt công bố trong “Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam” [87].
Vào thế kỷ XXI, nhiều công trình nghiên cứu nấm lớn trong cả nước xuất
hiện: đi suốt từ bắc vào nam, có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Nghiên cứu nấm ở miền Bắc bắt đầu từ năm 2000, Trong đề tài “Những dẫn
liệu bổ sung về thành phần loài và hóa các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm lớn
Việt Nam”, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và J. Dӧrfelt đã báo cáo 65 loài
mới cho khu hệ nấm lớn ở Việt Nam, 25 loài nghiên cứu hợp chất tự nhiên và phát
hiện hơn 10 hợp chất tự nhiên mới. [88]. Phan Huy Dục, năm 2001 công bố 41 loài,
17 họ trong 2 lớp Ascomycetes và Basidiomycetes trong hội thảo quốc tế Sinh học,
14

Hà Nội trong bài báo “Nấm lớn (Macromycetes) ở vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh
Phú” [89]. Cùng năm 2001, Trịnh Tam Kiệt và Heirich Dorfelt, đã công bố 9 loài
mới và ý nghĩa sinh thái của chúng cho Việt Nam [90], chi mới Macrocybe và loài
mới Macrocybe gigantean được Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh công bố [91].
Năm 2008, Lê Thị Hoàng Yến, cùng đồng nghiệp, thực hiện đề tài “Nghiên
cứu tính đa dạng sinh học khu hệ nấm đất rừng quốc gia Cúc Phương”, đã phân lập
được 256 chuẩn nấm sợi, bằng phương pháp phân loại và so sánh hình thái, 51 chi
nấm đất được tìm thấy, trong đó có 13 chi mới cho Việt Nam [92]. Thành phần loài
nấm dược liệu của Việt Nam được Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo, đưa ra danh lục
210 loài nấm trong đó có 203 loài thuộc về ngành nấm Đảm và 7 loài thuộc về
ngành nấm Túi [93]. Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt, nghiên cứu thành phần nấm
Auricularia của Việt Nam, phân loại được 7 loài mộc nhĩ [94]. Trong đề tài
“Poisonous mushrooms of Viet Nam” Trịnh Tam Kiệt đã cho biết có 30 loài nấm
độc gây độc thần kinh, độc tiêu hóa và gây ảo giác ở Việt Nam [95]. Chi Cookeina
Kuntze thường có những loài nấm đẹp được Trịnh Tam Kiệt, Phan Văn Hợp nghiên
cứu thành phần loài (5 loài) và đặc điểm sinh học của chúng [96]. Tại hội nghị
Khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4 năm 2011 ở Hà Nội, tác giả
Dương Minh Lam, cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu thành phần loài Xylaria ở vườn
quốc gia Cúc Phương, công bố 5 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Túi Việt Nam,
nâng tổng số loài thuộc chi Xylaria hiện biết tại Việt Nam lên 40 loài [97].
Ở miền Trung, năm 2001, trong báo cáo “Sự đa dạng về công dụng của khu
hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế” Ngô Anh đã công bố 326 loài nấm lớn ở Thừa
Thiên Huế. [98]. Đến năm 2003, Ngô Anh trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả
xác định được: ở Thừa Thiên Huế có 4 lớp, 28 bộ, 55 họ, 134 chi, 346 loài, và ghi
nhận mới: 1 họ Gomphidiaceae, 7 chi và 39 loài cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [99].
Năm 2008, Phan Văn Hợp, Trịnh Tam Kiệt tại Pù Mát Nghệ An đã xác định được
129 loài, 59 chi, 23 họ, 16 bộ, 3 lớp, 3 ngành nấm lớn sống trên gỗ, trong đó 2 chi
mới là Meruliopsis thuộc họ Meruliaceae và chi Xeromphalina thuộc họ
Tricholomataceae, 12 loài ghi nhận mới cho Việt Nam [100].
Từ sau năm 2003 đến nay, tiến sĩ Ngô Anh cùng học trò của mình đã nghiên
cứu nhiều đề tài về nấm như: năm 2013, Ngô Anh, Nguyễn Thị Kim Cúc, nghiên
cứu “Đa dạng nấm lớn ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong điền Tỉnh Thừa Thiên
15

Huế”, và xác định có 162 loài thuộc 63 chi, 30 họ, 18 bộ thuộc 2 ngành Ascomycota
và Basidiomycota, đặc biệt xác định 21 loài ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt
Nam [101]. Tại Rú Lịnh tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thị Thanh Hiền, Ngô Anh đã ghi
nhận 14 loài thuộc 3 chi thuộc họ nấm Xylariaceae [102]. Ngô Thị Thùy Trang,
Ngô Anh, nghiên cứu họ Coriolaceae tại Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã xác
định được 34 loài thuộc 12 chi, họ Coriolaceae trong đó chi Trametes chiếm ưu thế
với 14 loài và ghi nhận mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam là: Gloeoporus croceo-
pallens, Perenniporia tenuis var. pulchella, Trametes obstinate, T. socotrata [103].
Năm 2015, Ngô Anh, Nguyễn Thị Chi Lê, tại Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị đã
công bố 159 loài, 80 chi, 36 họ, 22 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành Myxomycota,
Ascomycota và Basidiomycota [104]. Ngô Anh, Nguyễn Thị Phượng nghiên cứu đề
tài “Đa dạng nấm lớn huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã xác định được
168 loài thuộc 73 chi, 34 họ, 22 bộ, 3 lớp trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota
và Basidiomycota, và đã ghi nhận 14 loài mới cho Việt Nam [105].
Gần đây nhất, năm 2017, Ngô Anh cùng với Phan Thị Ái Linh trong đề tài
“Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở thành phố Huế” đã xác định được 305 loài,
thuộc 92 chi, 43 họ, 23 bộ, 3 lớp trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota, trong đó phát hiện và bổ sung 42 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm
lớn Việt Nam. Trong 305 loài có 42 loài nấm ăn được, 48 loài nấm dược liệu, 9 loài
cộng sinh có lợi, 47 loài hoại sinh trên đất, 87 loài kí sinh gây bệnh thực vật và 168
loài hoại sinh phá hủy gỗ [106]. Ngô Anh cùng Trần Hữu Khôi, tại Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế cũng ghi nhận nơi đây gồm 168 loài, 51 chi, 26 họ, 20 bộ, 3 lớp, 3
ngành trong đó 23 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm lớn Việt Nam [107].
Vùng núi Tây nguyên có các nhà khoa học nghiên cứu về nấm tiêu biểu:
Năm 2001, Lê Bá Dũng xuất bản sách “Khu hệ nấm lớn Tây Nguyên” trong
đó giới thiệu một số kiến thức cơ bản về nấm học, các phương pháp nghiên cứu
nấm ngoài thiên nhiên, trong phòng thí nghiệm. Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái và
cấu trúc hiển vi của gần 300 loài nấm phân bố tại Tây Nguyên. [108]. Và đề tài
“Thành phần loài của chi Hexagonia Fr. ở vùng Tây Nguyên” đã xác định có 5 loài
thuộc chi Hexagonia, trong đó loài Hexagonia rigida Berk. ghi nhận mới cho khu
hệ nấm lớn Việt Nam [109].
16

Năm 2013, Nguyễn Phương Đại Nguyên đã xác định ba loài nấm thuộc họ
Ganodermataceae mới ghi nhận vào danh lục nấm lớn Việt Nam là Ganoderma
sessiliforme, Amauroderma conjunctum và A.rugosum dựa trên cơ sở đặc điểm hình
thái, hiển vi, hình thái giải phẩu so sánh để xác định chúng [110]. Ở vườn quốc gia
Yok Đôn tại khu vực Tây Nguyên, tác giả đã xác minh được 6 loài thuộc chi
Ganoderma và 4 loài thuộc chi Amauroderma, 4 loài mới cho Tây Nguyên là
G.balabacense, G.multiplicatum, A.niger, A. rugosum [111]. Phạm Thị Hà Giang và
Alexandrova A.V. đã ghi nhận 51 loài nấm lớn thuộc 23 họ, 9 bộ, bộ polyporales đa
dạng nhất, xác định 11 loài nấm ăn, 6 loài nấm dược liệu, 2 loài nấm độc và 37 loài
phá hoại gỗ, trong bài “Kết quả nghiên cứu thành phần loài khu hệ nấm lớn ở vườn
quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắc Lắc” tại hội nghị khoa học lần thứ 5 [112]
Năm 2015, Nguyễn Phương Đại Nguyên đã báo cáo kết quả điều tra họ nấm
Claviccipitaceae kí sinh côn trùng ở vườn quốc gia Yang Sing tỉnh Đắk Lắk, đã ghi
nhận 10 loài thuộc 3 chi Cordyceps, Ophiocorceps, Isaria trong đó 2 loài
O.genuculata và O.lloydii ghi nhận mới cho khu hệ nấm kí sinh côn trùng Việt
Nam. [113] Với đề tài “Đa dạng thành phần loài của chi Ganoderma ở vườn quốc
gia Kon Ka tỉnh Gia Lai, Việt Nam” Đại Nguyên đã xác định được 25 loài thuộc chi
Ganoderma, và ghi thêm 5 loài mới G.fulvellum, G.tsugae, G.oroflavum,
G.philippii, G.steyaertanum cho danh lục nấm Tây Nguyên và loài Ganoderma
steyaertanum ghi mới vào danh lục nấm Việt Nam [114]. Trần Thị Tú Hiền cùng
đồng nghiệp, đã nghiên cứu thành phần loài nấm độc ở khu bảo tồn thiên nhiên
Nam Kar tỉnh Đắk Lắk, đã thông báo xác định được 18 loài nấm độc thuộc 7 chi, 5
họ, 3 bộ trong đó định danh được 10 loài [115].
Năm 2015, Đỗ Thị Thiên Lý và đồng nghiệp đã nghiên cứu chi nấm Isaria
tại núi Langbian thuộc cao nguyên Lâm Viên đã phân tích giải phẩu hình thái và
phân tích sinh học phân tử của 3 loài trong chi Isaria là Isaria tenuipes, I.javanicus,
I.amoerosea [116]. Năm 2016, Lê Bá Dũng cùng đồng nghiệp nghiên cứu khu hệ
nấm chi Coprinus Pers. et Gray cho biết chi Coprinus trên cao nguyên Lâm Viên
gồm 6 loài: C.sterquilinus C.lagopus, C.heterothrix, C.disseminatus, C.plicatilis và
C.ephemeroides, loài C.plicatilis được sử dụng làm thực phẩm. Các loài nấm thuộc
chi nấm mực thường sống hoại sinh trên phân hoặc trên đất vào mùa mưa [117].
17

Gần đây nhất, năm 2017, Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Phương Đại Nguyên đã mô
tả 6 loài thuộc chi Boletus, trong đó có 2 loài Boletus varipes và Boletus ornatipes
ghi nhận mới cho khu hệ nấm Tây Nguyên [118].
Ở miền Nam, nghiên cứu về nấm có Lê Xuân Thám, năm 2006 cùng đồng
nghiệp đã phân tích loài Ganoderma tropicum có 2 dạng có cuống và không cuống
[119]. Ông cùng nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Phát triển sản xuất nấm trên
cơ sở điều tra xây dựng bảo tàng nấm ở Vườn Quốc gia Cát Tiên” từ năm 2004 đến
2009 đã xác định được hơn 300 loài nấm Đảm thường gặp ở Việt Nam, trong đó:
hơn 90 loài, 20 chi (hoặc mới tách), họ Bondarezwiaceae và bộ Bondarzewiales ghi
nhận mới. Phân tích định danh khoa học khoảng hơn 370 loài, 128 chi, 45 họ và 22
bộ. Nhóm nghiên cứu xây dựng được bộ tư liệu với hơn 2000 ảnh có độ phân giải
cao làm tư liệu cho cuốn Atlas – Nấm Cát Tiên năm 2013 [120].
Năm 2009, Lê Xuân Thám và đồng nghiệp, đã nghiên cứu hình thái nấm,
phân hóa cấu trúc DNA và thành phần hoạt chất loài Amauroderma subresinosum
khẳng định Amauroderma subresinosum là một taxon trung gian, họ còn phát hiện
ra 5 axit béo: Pentadecanoic (C15H30O2) 4%, Methyl pentadecanoic (C16H32O2)
24%, axit 9,12 Octadecadienoic (C18H32O2) 19%, axit 9 Octadecenoic (C18H34O2)
42%, axit Octadecenoic (C18H36O2) 10% [121]. Ngoài ra, họ còn phát hiện và đã mô
tả, phân tích trình tự DNA và công dụng của loài Humphreya endertii [122].
Năm 2010, Lê Xuân Thám xuất bản “Nấm trong công nghệ và chuyển hóa
môi trường” mô tả về hình thái, cấu trúc hiển vi điện tử, khóa định loại, trình tự
DNA của các loài thuộc chi Ganoderma, Amauroderma, Humphreya, Haddowia,
Tomophagus.., hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh chi [123].
Năm 2017, Trần Thị Mỹ Hạnh cùng đồng sự đã cho ra đời cuốn “Nấm nhầy
Việt Nam”, đây là tập sách song ngữ Anh-Việt chỉ viết riêng về nấm nhầy đầu tiên
của Việt Nam, tác giả đã đưa ra khóa định loại các loài, đồng thời mô tả được 56
loài nấm nhầy cho Việt Nam [124].
Đặc biệt, riêng công trình “Nấm lớn ở Việt Nam” gồm 3 tập, tác giả Trịnh
Tam Kiệt đã hệ thống toàn bộ các loài được mô tả từ các miền Bắc, Trung, Nam,
Tây Nguyên cho chúng ta cái nhìn rõ ràng thành phần loài nấm ở Việt Nam. Cụ thể
như: ở tập 1 (2011) Trịnh Tam Kiệt đã hệ thống nấm lớn, phân tích đặc điểm phân
loại, phương pháp thu thập, lưu trữ, phân tích và định loại, đa dạng sinh học nấm
18

lớn Việt Nam và các nguồn tài nguyên của chúng. Bên cạnh đó, tác giả đã mô tả 3
ngành Myxomycota (3 loài), Ascomycota (17 loài) và Basidiomycota (192 loài) với
319 hình ảnh hình thái, cấu trúc hiển vi minh họa [125]. Ở tập 2 (2012) tác giả tiếp
tục phân tích sinh thái và phương thức sống, sự mọc và hình thành quả thể, sự hấp
thụ và vận chuyển các chất của nấm, mô tả các loài nấm 4 ngành Myxomycota (23
loài), Glomeromycota (4 loài) Ascomycota (135 loài) và Basidiomycota (632 loài)
với 549 hình ảnh hình thái, cấu trúc hiển vi minh họa [126]. Ở tập 3 (2013) các
nhóm nấm ăn, nắm độc và nấm dược liệu được tác giả phân tích thành phần công
thức hóa học một số dược chất, độc chất đồng thời hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng
nấm ăn và nấm dược liệu. Tác giả đã mô tả 977 loài nấm lớn trong các bộ
Agaricales, Cortinariales, Russulales, Boletales, Geastrales, Phallales với 626 hình
ảnh minh họa [127].
Tóm lại, ở Việt Nam, việc nghiên cứu khu hệ nấm lớn đã có nhiều nhà khoa
học quan tâm, tuy nhiên, ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, vùng rừng núi nguyên
sinh, chưa có ai nghiên cứu đến. Vì vậy, việc nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở núi
Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết nhằm phát hiện
và góp phần bảo vệ sự đa dạng thành phần loài nấm, sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm, tăng thêm tính
đa dạng cho khu hệ nấm Việt Nam.
19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN XÃ HỘI VÙNG NÚI NGỌC LINH TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Đối tương, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.1.1. Đối tương nghiên cứu:
Nấm lớn của 3 ngành Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota ở núi
Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
2.1.2.1. Địa điểm thu mẫu:
Núi Ngọc Linh ở phía tây nam huyện Nam Trà My, từ chân núi lên đến đỉnh
núi gồm 7 xã: Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng.
Tiến hành thu mẫu ở độ cao:
+ Từ 1200-1500m so với mực nước biển (chân núi Ngọc Linh) tại xã Trà
Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Don huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
+ Từ 1500-2000m so với mực nước biển (lưng núi Ngọc Linh) tại xã Trà
Cang, Trà Nam, thôn 1, 4 xã Trà Linh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
+ Từ 2000 so với mực nước biển (gần đỉnh núi Ngọc Linh) tại thôn 2, 3 xã
Trà Linh huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
2.1.2.2. Địa điểm phân tích mẫu:
Phòng thí nghiệm Sinh học-Bảo vệ Thực vật trường Đại học Quảng Nam.
Phòng Nấm, viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Các mẫu vật được thu thập từ năm 2012-2017. Số lượng khoảng 3000 mẫu.
Mẫu vật được bảo quản và lưu trữ tại: viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh
học Đại học Quốc Gia Hà Nội và phòng thí nghiệm Sinh học-Bảo vệ Thực vật
trường Đại học Quảng Nam.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc hiển vi một số nấm lớn thuộc
ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng
Nam.
2.2.2. Xây dựng danh lục thành phần loài nấm lớn ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
20

2.2.3. Nghiên cứu đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
2.2.4. Phân tích giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
2.2.5. Xây dựng các khoá định loại đến ngành, lớp, bộ, họ chi và những loài
quan trọng (theo phương pháp khoá lưỡng phân).
2.2.6. Mô tả một số loài mới, loài có giá trị kinh tế và quan trọng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại theo phương pháp
của các tác giả Hanns Kreisel (1975) [128], Rolf Singer (1986), J.D.Zhao (1989),
R;L.Gilbertson & L.Ryvarden (1993) [129], D.Pegler & B. Spooner (1994) [130],
Ewald Gerhardt (1997) [131], Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013).
Danh lục nấm được sắp xếp theo hệ thống Paul. M. Kirk, cùng đồng nghiệp
(2008), và Trịnh Tam Kiệt (2014)
2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu nấm lớn.
Thu thập và xử lý mẫu vật theo phương pháp của Rolf Singer (1986),
R;L.Gilbertson & L.Ryvarden (1993) Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013).
Thời gian thu mẫu trong suốt 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm.
Các dụng cụ thu thập mẫu: Túi thu mẫu (hộp nhựa hoặc giỏ lớn để mẫu khỏi
bị dập), rìu, rựa, bay đào đất, dao nhọn cứng, nhãn, bút chì, sổ ghi chép, túi giấy,
kính lúp cầm tay, thước, giấy báo, máy ảnh.
Các phương pháp thu thập mẫu vật, ghi chép, quan sát đặc điểm hình thái
ngoài, chụp ảnh, đóng gói, bảo quản đem về phòng thí nghiệm được tiến hành sau:
2.3.1.1. Cách thu thập và quan sát sơ bộ
Đối với nấm mọc trên đất: dùng dao đào sâu xuống đất lấy cả giá thể đất,
phần gốc và phần và nấm. Không được dùng tay nhổ nấm như kiểu “nhổ cải” vì làm
như thế sẽ bị đứt đi những phần trong đất, dẫn đến những sai sót trong quá trình
định loại sau này. Khi đào cẩn thận quan sát xem nấm có bao gốc hay không? Nấm
có kéo dài thành dạng rễ hay không? Rễ có mọc ra thành chùm (giống rễ chùm) to
và đâm sâu xuống đất (như rễ cọc) hình thành “Rễ nấm” hay không? Nấm có hạch
nấm không? Quan sát xem rễ nấm có cộng sinh với rễ cây (thực vật bậc cao) hay
cộng sinh với các loài kiến mối hay không? (nếu có sự cộng sinh phải tiến hành đào
21

cẩn thận theo chiều dọc của rễ nấm và sợi nấm kéo dài để tìm mối quan hệ giữa
chúng. Các quả thể mềm bằng chất thịt như nấm dạng tán, dạng dù dùng giấy báo
gói chúng thành dạng phễu. Đối với nấm dạng cục hay một số Gasteromycetes nằm
trong đất phải đào sâu trong đất nơi có điều kiện sinh thái mà nấm này sinh sống.
Nấm mọc trên cây, trên gỗ: tách nấm khỏi cây cần dùng dao nhọn, rìu hay
rựa để tách, để đục nấm ra, khi tách phải lấy một chút ít giá thể (mẫu gỗ) mà nấm
sống. Quan sát xem nấm có tạo thể hình rễ hay hạch nấm hay không? Hạch nấm
dưới vỏ cây hay trong gỗ không? Ghi chép kiểu cây mục. Nấm dạng sò hến, dạng
củ thì gói lại bằng giấy báo hay giấy bản hoặc gói trong túi giấy xi măng.
Mỗi mẫu để riêng trong một bao, không để nhiều loài trộn lẫn với nhau, mỗi
loài phải có nhãn dán riêng. Không được dùng túi nilon để đựng mẫu vì nó không
thoát khí và hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển.
Nên hái nguyên vẹn quả thể nấm, gồm cả phần gốc và phần thân. Nếu có thể
mỗi loài nên hái mẫu đại diện cho tất cả các giai đoạn phát triển (từ non đến già).
Những mẫu bị côn trùng ăn, bị giòi đục, sắp hỏng thì không thu, trong trường
hợp mẫu hiếm thì mới thu nhưng phải bỏ riêng để xử lý đặc biệt.
2.3.1.2. Cách ghi chép trong thu thập mẫu:
Thu thập mẫu xong phải ghi kí hiệu cho từng số mẫu.
Quan sát ghi chép những đặc điểm có thể biến mất của nấm vào phiếu điều
tra mẫu nấm (phụ lục 1) như: màu sắc quả thể, bụi bào tử, cách phóng bụi bào tử,
mùi vị, cấu trúc mặt mũ, cuống và các phần phụ khác: chất nhầy, mặt mũ, mụn…
Ghi chép dạng sống và phương thức sống: Hoại sinh, kí sinh, cộng sinh trên
đất, trên gỗ…
Chụp ảnh các góc độ của nấm: chụp mặt trên mũ, chụp mặt bào tầng, chụp cả
quả thể có cuống hay không cuống.
Tập hợp thông tin chi tiết cho mỗi địa điểm thu hái: vị trí, địa điểm, độ dốc,
hướng địa hình của mỗi lần thu mẫu.
Sinh cảnh sống xung quanh: loài cây chủ, tuổi, thực bì, loại đất.
Điều tra phỏng vấn: tên gọi địa phương của nấm, giá trị sử dụng (ăn, dược
liệu), nấm độc và cách nhận biết nấm độc của người dân địa phương.
Tiến hành lấy bụi bào tử: nấm ống úp mặt bào tầng xuống 2 mảnh giấy đen
và trắng, dùng lọ đậy lại trong 1 ngày, bào tử được phóng ra trên giấy. Nấm phiến
22

có cuống, cắt cuống đến ngang phiến, rồi tiếp tục làm tương tự như đối với nấm
ống. Đối với nấm trứng, chỉ cần bổ đôi quả thể rồi làm tương tự như nấm ống.
2.3.2. Cách bảo quản nấm từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm
Túi đựng mẫu phải tuân thủ đúng nguyên tắc sau:
Không để chung các mẫu nấm với nhau, cần để riêng vào túi đựng mẫu
Những nấm có dạng tán, dạng xù dùng giấy gói thành dạng phễu.
Những nấm có dạng sò, dạng củ dùng giấy báo, giấy bản, túi xi măng
Những loại có kích thước nhỏ, dễ gẫy, dễ giòn thì đựng riêng trong hộp.
Không sử dụng túi nilong đựng mẫu. Bảo quản cẩn thận trong lúc di chuyển.
2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu vật:
Những ghi chép lúc quả thể nấm còn tươi ngoài thực địa được bổ sung bằng
việc xem xét cẩn thận thêm trong phòng thí nghiệm Sinh học trường Đại học Quảng
Nam. Sau khi mang mẫu nấm về tiến hành xử lí ngay và làm bộ sưu tập mẫu nấm.
2.3.3.1. Xử lý mẫu tạm thời:
Bày những mẫu nấm đem về lên trên bàn cho thoáng, những giấy gói mẫu bị
ướt và bẩn cần thay ngay. Sau đó tiến hành mô tả đặc điểm hình thái của nấm vào
phiếu điều tra (phụ lục 1) như: Kích thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của
mũ nấm (mặt mũ, mép mũ), cuống nấm, màu sắc, bào tầng, mô nấm, thịt nấm, phiến
nấm,...Để lại những mẫu cần phân tích ngay cấu trúc hiển vi, những mẫu chưa phân
tích kịp thì tiến hành làm bách thảo nấm.
2.3.3.2. Xây dựng bộ bách thảo nấm:
Làm bộ mẫu khô: Nấm được phơi khô tự nhiên hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ
60-80°C. Đối với những nấm nạc có kích thước lớn có thể cắt ra thành nhiều lát để
sấy cho nhanh khô. Những loại nấm phiến có kích thước lớn cũng cắt mỏng, những
nấm có quả thể mỏng xếp vào các lớp giấy bản, giấy báo, lót và phủ vải mịn, ép khô
từ từ. Khi cắt nấm phiến nên lưu ý: những lát cắt ở giữa được giữ nguyên để quan
sát thịt của mũ, phiến, quan hệ giữa phiến và cuống, quan sát cuống nấm.
Sau đó ngâm mẫu nấm trong 3% trong cồn. Vớt ra, sấy khô, gói cẩn thận,
đánh số rồi xếp vào hộp gỗ, hộp giấy hay thùng kẽm đậy kín. Sau khi sấy khô bỏ
mẫu nấm vào túi polyetylen có miệng kín có để silicagel hay băng phiến, dùng máy
hút chân không để hút hết không khí trong túi và hàn kín bao.
23

Làm bộ mẫu ngâm: Sử dụng các lọ thủy tinh có kích thước thích hợp có nắp
đậy kín. Dùng các dung dịch để ngâm mẫu như: Pha loãng cồn 30-50%, dung dịch
formol 4%, hay trộn 25g sunfat kẽm, 10ml formalin trong 1 lít nước cất. Quan sát
sự vẩn đục của bình ngâm trong 1 ngày sau đó gạn, lọc hay thay thế dung dịch mới
để có dung dịch ngâm trong suốt. Cuối cùng thường xuyên kiểm tra để xử lý kịp
thời những mẫu bị hỏng do thời tiết hay côn trùng ăn, phá.
2.3.4. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của mẫu nấm
Tổng hợp các đặc điểm về hình thái trong quá trình nghiên cứu ở thực địa và
xử lý mẫu tạm thời, ghi chép cẩn thận trong phiếu điều tra (phụ lục 1). Phân tích đặc
điểm hình thái cần chú ý đến đặc điểm dễ nhận dạng nhất đặc trưng cho loài.
Đối với dạng nấm: Phải xác định được mẫu nấm đang phân tích có dạng gì?
Quan sát từ khi tươi đến khi khô. Các dạng của nấm lỗ có thể gặp là: dạng mạng trải
sát giá thể, quả thể trải dạng quả mỏng, dạng da mỏng trên đó có phủ lớp sinh sản,
dạng trải sát giá thể gỗ dày lớp sinh sản và thể sinh sản một năm hay nhiều năm gặp
ở nấm lỗ, dạng cuộn ngược, dạng vành, dạng mũ hoàn chỉnh. Dạng mũ đính bên,
dạng bán cầu, hình cầu, dạng sò hến. Quả thể đính đơn độc hay thành cụm hay xếp
thành lợp ngói. Một số quả thể dày dạng móng, dạng củ, cầu, tai, chùy, sợi…
Đối với nấm dạng san hô phải xem chúng có dạng san hô phân nhánh một
lần, hai lần hay ba lần. Đối với nấm dạng tán, dạng ô dù quan sát mũ nấm đính trên
cuống nấm, để biết rõ mối quan hệ giữa mũ và cuống cần cắt dọc nấm khi còn
nguyên vẹn qua phần giữa của cuống nấm.
Quan sát và phân tích các dạng mũ nấm: mũ hẹp, phẳng, hơi lồi, hẹp lồi
thành gồ, phẳng, dẹp lõm dạng rốn, phểu, bán cầu, chuông, nón. Trên mặt mũ còn
có vảy, mụn, u lồi, lông…
Quan sát và phân tích cuống nấm: cuống ngắn hay không cuống, cuống dài,
đo kích thước cuống, vị trí đính cuống: đính bên, lệch hay giữa, cách đính cuống:
phiến tự do, phiến đính, phiến dính, phiến men, phiến lõm. Hình dạng của cuống:
dạng bụng, củ, thoi, rễ. Cấu trúc của cuống: cuống trơn, có vảy, có lông, vết nứt, có
vòng cuống, có bao cuống, đặc, xốp, rỗng giữa. Chất thịt của cuống so với mũ.
Đối với màu sắc nấm: quan sát, phân tích màu sắc nấm ở các giai đoạn nấm
tươi, giai đoạn từ tươi sang khô, giai đoạn nấm khô để xác định sự thay đổi (hay
không thay đổi) màu của nấm. Quan sát màu ở mặt mũ, lớp bào tầng, mô, mặt lỗ,
24

ống, mặt phiến, cuống. Một màu hay nhiều màu xen kẽ tạo vân đồng tâm hay phóng
xạ. Quan sát so sánh màu giữa mô nấm và ống nấm, mô nấm và phiến nấm, màu sắc
giữa các tầng ống nấm, mặt lỗ nấm, so sánh màu sắc giữa mặt trên và bào tầng, giữa
mũ nấm và cuống nấm. Sử dụng bảng màu tiêu chuẩn quốc tế để xác định màu của
nấm, màu sắc của bụi bào tử từ thiên nhiên và lúc xử lý mẫu nấm tạm thời.
2.3.5. Phương pháp phân tích cấu trúc hiển vi của mẫu nấm
2.3.5.1. Làm tiêu bản hiển vi
Đối với mẫu nấm tươi: nấm có dạng hình ống, hình phiến dùng dao lam cắt
một phần thể nấm phần mô mũ và thể sinh sản (ống hay phiến). Sau đó cắt lát dọc,
ngang. Ở nấm lỗ, cắt lát thẳng góc qua ống nấm, để quan sát rõ hơn về hệ sợi nấm
có thể để mẫu trên lam kính sau đó dùng kim nhọn tách nhỏ sợi nấm ra mà quan sát
dọc theo chiều dài của sợi nấm. Ở nấm phiến dùng dao lam tách khoảng 2-3 phiến
với cả phần mô mũ sau đó cắt ngang vuông góc với phiến. Còn nấm có quả thể chất
keo (Tremellales, Auriculariales…) chất thịt và một số nấm chất gỗ…phải tiến hành
những lát cắt qua mặt trên của mũ (qua biểu bì, lớp vỏ). Những loại nấm nang thì
cắt ngang qua đáy nang để quan sát thể sinh sản. Những mẫu nấm chất keo, chất
sụn, chất bì dai… nên ngâm lại trong nước vài giờ để cho nấm trương nước phục
hồi lại dạng ban đầu, lên tiêu bản với giọt nước.
Đối với mẫu nấm khô: tiến hành phục hồi lại trạng thái ban đầu của nấm, tùy
theo từng loài có thể phục hồi bằng nhiều cách: ngâm lại trong nước trong vài giờ,
sử dụng dung dịch KOH 3-5%, sử dụng dung dịch NH3 10%, chuyển lát cắt khô lên
lam có nhỏ giọt xanh aniline axit acetic rồi đun nhẹ trên ngọn đèn cồn cho dung
dịch sôi lên (lật đi lật lại khi đun), dùng giấy thấm hút dung dịch ra, nhỏ nước cất
vào và rữa sạch, cố định tiêu bản bằng glyxerin để quan sát.
Trong trường hợp đặc biệt cần nhuộm màu nấm: để lát cắt lên lam, nhỏ vài
giọt cồn nguyên chất rồi thấm bằng giấy lọc, thêm vài giọt KOH 3%, 2 giọt dung
dịch funchin (gồm 0,5g funchin hòa tan trong 100ml nước hay 0,5g funchin hòa tan
trong 20ml cồn nguyên chất rồi thêm nước vào cho đủ 100ml). Đậy lamen sau 2-5
phút, rút dung dịch nhuộm bằng giấy lọc và quan sát bằng dung dịch KOH. Có thể
thay thế funchin bằng đỏ congo với nồng độ 0,5%M, rồi tiến hành nhuộm như trên.
Để làm đậm hơn cấu trúc hiển vi của một số nấm, thường sử dụng dung dịch
chloraliot của Melzer (KI 1,5g, I 0,5g nước cất 20ml, chlorallhydrat 20ml), pha 1,5g
25

KI, 0,5g I vào 20ml nước cất, để tan hết rồi trộn 20ml chlorallhydrat vào, hay pha
1,5g KI, 0,5g I vào 20ml nước cất để sẳn khi nào làm tiêu bản mới trộn lượng tương
đương chlorallhydrat vào.
2.3.5.2. Quan sát và phân tích cấu trúc hiển vi
Quan sát và phân tích mối quan hệ giữa thể sinh sản và mô mũ, cấu trúc mô
bất thụ của thể sinh sản, lớp sinh sản và các thành phần gồm: liệt bào, lông cứng,
sợi ngang…quan sát nang (Ascomycota), đảm (Basidiomycota). Quan sát và phân
tích các loại sợi, lấy sợi ở những phần khác nhau, ở giai đoạn phát triển khác nhau.
Vẽ hình, mô tả cấu trúc hiển vi: hình dạng, màu sắc, kích thước của bào tử, liệt bào,
lông cứng, bó sợi nấm, sợi cứng, sợi bện, sợi nguyên thủy, số ống nấm/mm.
Quan sát hình dạng và đo kích thước của nang: hình dạng, chiều dài, chiều
rộng, có bao nhiêu bào tử trong một nang, hình dạng và màu sắc của bào tử nang
đảm. Quan sát hình dạng và đo kích thước của đảm: hình dạng, màu sắc, cấu trúc,
bào tử đảm đơn bào (dạng chùy, trụ, chạc súng cao su), hay đa bào. Cấu trúc lớp vỏ
của bào tử đảm 1 lớp hay 2 lớp. Quan sát bào tử hữu tính và bào tử vô tính.
Vẽ hình, mô tả, chụp ảnh và ghi chép toàn bộ quan sát dưới kính hiển vi vào
phiếu điều tra cho từng mẫu nấm. Dùng ngôn ngữ khi mô tả đều phải thống nhất
theo cách mô tả, các khái niệm cơ bản, các thuật ngữ của quốc tế.
2.3.6. Phương pháp xử lý mẫu nấm trên kính hiển vi điện tử (SEM)
Trong trường hợp cần thấy rõ cấu trúc sợi, liệt bào, đảm, nang, bào tử, bào…
cần phân tích mẫu nấm trên kính hiển vi điện tử quét (SEM) với độ phóng đại lớn.
Chuẩn bị mẫu: Pha mẫu (nấm sấy khô) kích thước 0,5 x 0,5 cm. Gắn mẫu
trên đế mang mẫu của kính hiển vi điện tử bằng băng dích cacbon chuyên dụng.
Cố định mẫu trên hơi osmic: hơi axit osmic 1% trong 2 giờ.
Mạ phủ mẫu: bằng vàng bằng máy JFC-1200 của Nhật Bản, thời gian 55
giây. Sau đó soi và chụp ảnh trên kính HVĐTQ JSM - 5410LV của Nhật Bản.
2.3.7. Phương pháp định loại nấm
Quá trình xác định tên khoa học được tiến hành: tham khảo nhiều tài liệu mô
tả của các chuyên gia hàng đầu, những công bố của các tác giả trong và ngoài nước
chuyên sâu về lĩnh vực nấm. Phân loại và sắp xếp nấm theo hệ thống cần sử dụng
các bậc phân loại (taxa) và tìm cách gọi tên chúng. Sử dụng danh pháp lưỡng nôm
của Linnes trong các bậc phân loại loài, trong đó phần đứng trước là tên chi, các bậc
26

cao hơn có những đuôi từ tương ứng, các bậc thấp hơn có từ phụ, đúng theo sự thỏa
thuận quốc tế đã được thống nhất. Để xác định khóa định loại dùng khóa phân loại
lưỡng phân.
2.3.8. Phương pháp phân tích tính đa dạng của nấm
Đa dạng về phân bố và phương thức sống dựa trên những ghi chép khi đi thu
thập mẫu. Đa dạng về yếu tố địa lý: kế thừa các dẫn liệu đã có, đa dạng về giá trị tài
nguyên: kế thừa các dẫn liệu, điều tra dân gian và kinh nghiệm cổ truyền.
2.4. Điều kiện tự nhiên, xã hội núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam [132]
2.4.1. Điều kiện tự nhiên núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực khảo sát thu thập nấm ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam nằm phía
Tây Nam huyện Nam Trà My bao gồm 7 xã: Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà
Tập, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng. Nằm cách tỉnh lỵ Quảng Nam khoảng 160 km về
phía Tây-Nam. Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc: Giáp huyện Phước Sơn và Bắc Trà My.
- Phía Nam: Giáp huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
- Phía Đông: Giáp các xã Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh và tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây: Giáp huyện Phước Sơn và Huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum.
2.4.1.2. Đặc điểm địa hình
Núi Ngọc Linh, được che phủ bởi tán rừng nguyên sinh thuộc địa phận của 3
huyện là Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, Đắk Glei và Tu Mơ Rông tỉnh Kom Tum.
Dãy núi Ngọc Linh, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 14° 44’ đến 15° 13’ vĩ độ Bắc
và từ 107° 45’ đến 108° 10’ kinh độ Đông. Núi Ngọc Linh là núi cao thứ hai tại
Việt Nam, là một phần của Nam Trường Sơn. Núi này nằm trên phần cao nguyên
phía Bắc Tây Nguyên, tại địa phận các tỉnh Kom Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Gia Lai. Núi này chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, địa hình núi cao hiểm trở, với độ dốc lớn
trên 25°, đồi núi trùng điệp, sông suối chằn chịt, rừng nguyên sinh đa dạng và
phong phú. Điều kiện địa hình trong vùng khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh,
nhiều nơi tạo thành các thung lũng nhỏ hẹp hoặc các hợp thủy, khe suối dốc. Độ cao
trung bình khoảng 1.600 m-1.800 m, hệ thống núi liền dải, bắt đầu là ngọn núi
Ngọk Lum Heo, Mường Hoong, Ngọc Linh, Ngọc Krinh, Ngọk Tem, Ngọk Roo.
27

Đỉnh núi cao nhất là Ngọc Linh (2.598 m), Ngọk Puôk (2.370 m), Ngọk Păng
(2.378 m)… Độ cao của vùng nghiên cứu từ 1.200 m đến 2.500 m.

Hình 2.1. Vị trí địa lý của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

(tỷ lệ 1/50.000)
Hình 2.2. Các địa điểm thu mẫu nấm ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
2.4.1.3. Đặc điểm đất đai
28

Đất đai vùng nghiên cứu hầu hết nằm trong vành đai rừng nguyên sinh, chủ
yếu là đất mùn feralit trên núi cao phát triển trên đá Granit. Tầng đất mỏng, có tầng
thảm mục và mùn cao từ 30-50 cm. Hàm lượng mùn trong đất khá cao, độ pH trung
bình là 5,0-5,5, mức độ bão hoà bazơ thấp, phần lớn diện tích đất có rừng tự nhiên.
Đặc biệt đất ở các vùng thu thập nấm có độ cao từ 1200 m trở lên, độ mùn cao và
tơi xốp, là yếu tố quan trọng cho việc sinh trưởng phát triển của nấm ở Ngọc Linh.
2.4.1.4. Đặc điểm sông ngòi, thủy văn:
Vùng thu thập nấm ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam là thượng nguồn sông
Tranh, các suối thuộc lưu vực sông Tranh phân bố ở phía Tây Nam huyện Nam Trà
My bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, một số suối lớn như: nước Nô, nước Pi, nước
Leng, nước Biêu, nước Sú,.... Các suối đầu nguồn chảy ra phía Bắc của khối núi
Ngọc Linh đổ vào sông Vu Gia, sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Dòng chảy
của các con sông, suối biến đổi theo mùa, dòng chảy mùa lũ thường gấp đôi mùa
cạn. Lòng sông nhiều thác ghềnh, không có khả năng vận chuyển thuỷ.
2.4.1.5. Đặc điểm khí hậu
Ngọc Linh là nơi giao thoa của hai khối không khí: gió mùa Đông Bắc và
Tây Nam, với các đặc thù về độ cao, mật độ che phủ, tạo ra vùng khí hậu Á nhiệt
đới. Đặc điểm khí hậu: lượng mưa lớn, độ ẩm cao, lượng bốc hơi và nhiệt độ thấp.
Lượng mưa: chế độ mưa của vùng núi Ngọc Linh phụ thuộc vào 2 khối
không khí: Lượng mưa từ tháng năm cho đến tháng mười là do tác động của gió
mùa Tây nam mang lại và từ tháng mười một đến tháng tư năm sau do tác động trực
tiếp của gió mùa Đông bắc. Sườn phía Đông bắc lượng mưa tập trung cao, với
lượng mưa trung bình từ 2.800-3.200 mm, đối với sườn Tây nam lượng mưa thấp
hơn ở sườn đông với tổng lượng mưa trung bình năm đạt từ 2.600-2.800 mm.
Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng sáu đến tháng chín, trong thời
gian này lượng mưa chiếm khoảng 65-70 % tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có
lượng mưa thấp là tháng mười hai, tháng một, tháng hai. Từ tháng mười hai đến
tháng hai, đây cũng là giai đoạn bắt đầu vào mùa khô, lớp mùn bắt đầu thoát nước.
Nhiệt độ: nhiệt độ có chiều giảm dần từ Nam ra Bắc, từ Đông sang Tây, phụ
thuộc vào độ cao, các mùa trong năm. Mặc dù vùng này trong vành đai nhiệt đới
Bắc bán cầu nhưng do phân bố ở độ cao trên 1.800 m nên nhiệt độ trung bình có giá
trị thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác ở dưới thấp. Nhiệt độ trung bình tháng
29

lạnh nhất đạt dưới 10°C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 20°C. Tổng
lượng nhiệt cả năm đạt dưới 7.500°C. Nhiệt độ tại khu vực phía Tây Nam cao hơn
khu vực Đông Bắc, phổ biến từ 2-4°C. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 15,0-
18,5°C. Nhiệt độ đạt thấp nhất vào tháng mười hai, tháng một, trung bình khoảng 8-
11°C, có những năm nền nhiệt độ tối thấp dao động từ 5,5-8,5°C. Tháng tư, tháng
năm có nhiệt độ cao nhất, trung bình 22-23°C.
Độ ẩm: độ ẩm tương đối biến đổi theo thời gian và tuần hoàn theo ngày, theo
năm. Với độ ẩm trung bình hàng năm đạt từ 86-87 %, tháng tám cao nhất đạt 94-95
%. Sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng khá lớn, dao động từ 5-7 %. Độ ẩm cực đại
thường xuất hiện từ tháng bảy đến tháng chín với khoảng từ 89-94% và độ ẩm cực
tiểu xuất hiện từ tháng mười một đến tháng năm, đạt thấp nhất là từ tháng hai đến
tháng tư với khoảng từ 77-82 %. Thời kỳ có độ ẩm cao trùng thời kỳ hoạt động của
gió mùa Tây Nam trong mùa mưa và thời kỳ có độ ẩm thấp trùng với thời kỳ hoạt
động của gió mùa Đông Bắc trong mùa khô.
Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 670-770 mm. Lượng
bốc hơi có xu hướng giảm dần theo hướng Đông-Tây và Nam-Bắc. Giá trị cực đại
của lượng bốc hơi vào tháng ba và tháng tư (trung bình 85 mm) và cực tiểu vào
tháng tám (trung bình 40 mm). Như vậy, so với yêu cầu về độ ẩm thì lượng bốc hơi
là một yếu tố rất thuận lợi, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm.
2.4.1.6. Đặc điểm rừng tự nhiên vùng nghiên cứu
Tổng diện tích vùng rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu khoảng 16.000
ha. Diện tích rừng vùng nghiên cứu tính ở độ cao từ 1200 m trở lên. Diện tích rừng
tự nhiên vùng nghiên cứu phân theo độ cao thì ở độ cao 1.200m-1.500m có khoảng
7.000 ha, độ cao 1.500m-2.000m có khoảng 6.500 ha, độ cao trên 2.000m có
khoảng 2.500 ha. Đặc điểm rừng tự nhiên vùng nghiên cứu cũng chia theo độ cao:
các vùng thấp chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, kiểu rừng này
thành phần phức tạp, rừng cây rậm rạp, nhiều tầng, chủ yếu là rừng kín lá rộng.
Càng lên cao thì càng đặc trưng cho kiểu rừng á nhiệt đới với loại rừng kín lá rộng
thường xanh, tre nứa và lá kim. Trong rừng có nhiều lâm đặc sản quý hiếm, có giá
trị cao như: Song mây, Giảo cổ lam, Sâm cao cẳng, Quế, Sâm nam, sơn tra, ngũ vị
tử, hồng đẳng sâm, đương quy và sâm Ngọc Linh... Động vật trong vùng nghiên
cứu đa dạng và nhiều chủng loại (gấu, heo rừng, dúi, mang, chồn, khỉ, trăn, sóc,
30

chuột... và các loại chim). Vùng thu thập nấm chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc rừng
lá rộng thường xanh, rừng nguyên sinh có nhiều cây gỗ lớn. Từ độ cao 2.300m trở
lên đất rừng rất ẩm, độ cao của lớp mùn từ 0.5-1m, có nơi cao lên đến gần 1.5m,
chính đất mùn này tạo điều kiện cho nấm hoại sinh trên đất phát triển tốt, và chính
nấm đã tạo chất mùn cho sâm Ngọc Linh phát triển.
2.4.2. Điều kiện xã hội ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
2.4.2.1. Dân số và lao động
Hiện trạng dân số và lao động 7 xã ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam thể hiện:
Bảng 2.1. Dân số, lao động của 7 xã thuộc núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
TT Xã Số Thôn Số khẩu (người) Số hộ Số lao động (người)
1 Trà Nam 5 2.922 808 1.447
2 Trà Linh 4 2.490 598 1.315
3 Trà Cang 7 3.885 862 1.760
4 Trà Tập 4 2.488 528 1.157
5 Trà Don 3 2.221 530 1.076
6 Trà Dơn 5 2.921 653 1.343
7 Trà Leng 4 2.097 498 985
Tổng 19.024 4.477 9.083
Hầu hết dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ
nghèo còn rất cao. Dân tộc chủ yếu là người Xê đăng, Ca dong chiếm 86,5%, các
dân tộc khác chiếm 13,5%. Dân số theo dân tộc thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Dân số phân theo dân tộc (người)
TT Xã Kinh Xê đăng Cao dong Mơ nông Khác
1 Trà Nam 29 2.893 - -
2 Trà Linh 23 2.467 - -
3 Trà Cang 78 3.807 - -
4 Trà Tập 38 - 2.450 -
5 Trà Don 62 - 2.159 -
6 Trà Dơn 193 - 2.674 49 5
7 Trà Leng 34 1 6 2.056
Tổng 458 9.168 7.289 2.104 5
31

2.4.2.2. Thực trạng kinh tế


Cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nền kinh tế còn thấp, cơ cấu
ngành trong nền kinh tế còn chậm, sản xuất nông nghiệp chưa mang tính hàng hóa và
phát triển thiếu bền vững, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa nước và lúa rẫy,
năng suất rất bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Gần đây, Nhà nước đã
hỗ trợ trồng cây phân tán, kinh tế trang trại, kinh tế vườn: cấp cho dân hàng chục
ngàn cây quế, cây sâm Ngọc Linh và một số cây nông lâm nghiệp khác.
2.4.2.3. Cơ sở hạ tầng
Giao thông trong vùng có tỉnh lộ 616 đi qua, đường đã được trải nhựa, có 6/7
xã có đường giao thông đến trung tâm xã. Vào mùa mưa, các hệ thống đường giao
thông thường bị sạt lỡ gây gián đoạn đi lại. Hầu hết các thôn xã khu vực nghiên cứu
chưa có đường giao thông đi đến mà chủ yếu là đường dân sinh, đường mòn xe cộ
không đi lại được, kể cả xe máy, xe đạp. Kết cấu hạ tầng các thôn xã chưa hoàn
thiện, giao thông đi lại đến các thôn, nóc còn khó khăn. Đặc biệt xã Trà Linh, nơi có
đỉnh núi Ngọc Linh đường giao thông chưa tiếp cận được đến trung tâm xã.
2.4.2.4. Văn hoá xã hội
Hầu hết các xã đã có trạm y tế và trường học cấp mầm non, tiểu học và trung
học cơ sở. Cấp trung học phổ thông, cả huyện có 01 trường nằm ở trung tâm huyện.
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ: các xã trong vùng đều có trạm y tế, nhưng cơ sở
vật chất vẫn còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
khám và chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong vùng.
Đội ngũ cán bộ hiện nay tuy được nâng lên hơn trước, song số cán bộ xã, thôn
chưa qua đào tạo chuyên môn còn nhiều, chưa đủ mạnh để tự đảm bảo giải quyết
những công việc trong tình hình yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
32

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc hiển vi của nấm lớn thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota.
3.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota.
3.1.1.1. Hình dạng quả thể
Tại núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam, các loài nấm thu thập được thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota có hình dạng quả thể rất phong phú và
đặc trưng cho từng ngành:
Cơ thể của nấm thuộc ngành Myxomycota là một khối nhầy nguyên sinh,
không có hình dạng nhất định, khi già thể nhầy vấn hợp nhau, chiếm diện tích lớn,
hình thành thể sinh bào tử đặc trưng cho loài có dạng khối tròn (Fuligo septic); dạng
dĩa lõm (Physarum pezizoideum), có cuống hình que; dạng bó tròn
(Physarum viride) có cuống; dạng trụ dài (Stemonitis longa); mọc cụm hình trụ tròn
(Arcyria denudate) cuống bé dạng que, mọc ở gỗ; hình tròn (Arcyria incarnate)
cuống bé; dạng nhánh san hô (Ceratiomyxa fructiculosa).

Hình 3.1.1. Các dạng quả thể của nấm ngành Myxomycota
(a) Quả thể dạng trải phẳng Fuligo septic, (b) dạng dĩa lõm Physarum pezizoideum, (c) dạng bó
tròn Physarum viride (nguồn: Trần Thị Phú)
Quả thể của nấm ngành Ascomycota đa dạng, được phân thành 2 loại:
Loại thứ nhất quả thể nằm trong nang đệm (ascostroma)…quả nang đệm
(Hypocrea peltata) hơi gồ lên, đính vào giá thể và chia 2 đến 3 thùy, quả nang đệm
của (Hypocrea rufa) dính vào nhau, chia từng thùy một có dạng trái xoan, quả nang
đệm áp sát giá thể mọc thành từng cụm nhỏ tròn như bụi than (Annulohypoxylon
annulatum), dạng hình khối cầu, bán cầu hoàn chỉnh (Daldinia concentrica), khối
33

cầu có cuống (Daldinia fissa), dạng trụ tù bằng ngón tay út, dạng chùy dài, tròn thót
lại ở phần dưới tạo thành cuống bất thụ (Xylaria longipes).
Loại thứ 2 hình thành quả thể dạng ly cạn (Sowerbyella rhenana), dạng khối
dẹt (Pithya cupressina), dạng ly, dạng cốc (Cookeina sulcipes, C. tricholoma).

Hình 3.1.2. Các dạng quả thể của nấm ngành Ascomycota.
(a) Quả nang đệm bán cầu già (Daldinia concentrica), (b) hình trụ tròn (Xylaria longipes), (c) hình
thùy (Hypocrea rufa), (d) quả thể hình ly (Cookenia sulcipes) (nguồn: Trần Thị Phú)
Hình dạng quả thể của nấm ngành Basidiomycota rất đa dạng.
Vào thời điểm thu hái khác nhau, hình dạng quả thể nấm có các loại khác
nhau như: hình dạng quả thể không thay đổi hay ít thay đổi từ non đến trưởng thành
(Trametes versicolor) có hình quạt, hình sò khi non có kích thước bé, còn trưởng
thành có kích thước lớn hơn, hình dạng quả thể thay đổi từ non đến lúc trưởng
thành: khi non quả thể có hình trứng, trưởng thành có hình dù ở chi Valvariella
(nấm rơm), trưởng thành có hình sao ở chi Geastrum (nấm sao đất).
Hình dạng quả thể có sự thay đổi từ khi tươi đến lúc khô. Ngoài tự nhiên
phần lớn nấm mọc ở gỗ thuộc chi Ganoderma, Phellinus, Trametes, Perenniporia,
khi thu hái tươi quả thể mềm, khi sấy khô chúng teo lại nhỏ hơn, cứng hơn nhưng
hình dạng quả thể không thay đổi hay ít thay đổi. Các loài nấm đất ở chi Agaricus,
Lepiota, Boletus, Aureoboletus … có sự thay đổi hình dạng rất lớn từ khi tươi đến
lúc khô do hàm lượng nước trong quả thể của nấm này lớn, hệ sợi chỉ có sợi nguyên
thủy. Chúng rất dễ hỏng trong khi di chuyển từ vùng thu hái về phòng thí nghiệm.
Chính vì vậy ngoài tự nhiên việc mô tả hình dạng và màu sắc của các loài nấm hoại
sinh ở đất phải được tiến hành rất kĩ trước khi mang về phòng thí nghiệm.
Vị trí mọc của nấm trên giá thể làm cho hình dạng quả thể thay đổi. Có
những loài hình dạng quả thể không thay đổi khi đính vào giá thể ở các vị trí khác
nhau Ganoderma lobatum. Có một số loài hình dạng quả thể thay đổi khi vị trí quả
thể đính vào giá thể khác nhau: ở chi Earliella khi đính ở mặt phẳng rộng chúng có
dạng phẳng, dẹt, quả thể áp sát vào giá thể, khi đính ở giá thể hẹp chúng có hình
34

tròn phát triển thành hình ly rộng. Một số loài trong chi Trametes nếu mọc dưới giá
thể thì có hình tròn, mọc lưng chừng giá thể nó có hình nửa tròn, hình sò. Loài
Phellinus pomaceus khi giá thể nằm ngang thì quả thể mọc thành hình khối trụ dài,
khi giá thể nằm nghiêng thì quả thể phát triển thành hình khối tròn. Loài
Perenniporia sp khi ở trong bóng dưới tán cây trong rừng thì quả thể mọc chồng
chất và xoắn lại với nhau thành hình sò hến, còn khi mọc gần bìa rừng thì quả thể
lại trải dẹt thành bản rộng.
Nấm trưởng thành, quả thể thường có hình dạng đặc trưng của loài. Dạng
đơn giản nhất là dạng trải sát giá thể. Nấm thuộc ngành Basidiomycota ở núi Ngọc
Linh có các dạng trải sát giá thể sau: quả thể trải sát giá thể dạng da (Stereum
complicatum, Stereum rugosum), dạng gỗ trải sát giá thể (Perenniporia fraxinea),
dạng gỗ trải sát giá thể phân tầng, gặp ở nấm nhiều năm (Perenniporia martia) trải
sát giá thể mép cuộn ngược (Stereum complicatum) thấy ở nấm mọc trên gỗ.
Những loài nấm mọc trên gỗ, không cuống dạng mũ đính bên, mũ hình bán
cầu dẹt hay dạng sò hến, dạng quạt… đính vào giá thể trên một diện rộng. Quả thể
nấm trong trường hợp này thường phẳng, dẹt: dạng dẹt hình bán nguyệt
(G.australe), dạng quạt (Microporus affinis, Trametes hirsuta), dạng sò hến
(Amauroderma scopulosum, Fomitopsis pinicola), dạng già bán cầu (Phellinus
gilvus), dạng có vành (Trametes ochracea), dạng trải phân thùy (Amauroderma sp),
chúng đính đơn độc hay xếp thành dạng ngói lợp.

Hình 3.1.3. Các dạng quả thể nhiều năm của nấm ngành Basidiomycota.
(a) dạng móng Ganoderma trianggulatum, (b) dạng củ Phellinus pomaceus, (c) dạng bán nguyệt
Ganoderma australe (nguồn: Trần Thị Phú)
Một số có quả thể dày, dạng móng, đính vào giá thể toàn bộ bề dày và rộng
nhất của móng, một số nấm nhiều năm, dạng guốc (Phellinus chrysoloma), dạng gối
(Ganoderma phillipii), dạng u lồi (G.simaoense), dạng củ (Phellinus pomaceus),
dạng móng (G.trianggulatum, Fomitiporia hippophaëicola, Phellinus robiniae),
35

dạng thìa (G. gibbosum), dạng gần tròn (Rigidoporus aff microporus). Một số quả
thể dạng tai các loài trong chi Auricularia, dạng bảng dẹt, phân nhánh với những
thùy mỏng (Tremella fucifotmis). Dạng chùy trong chi Dacryopinax, Dacrymyces.
Dạng tán hoặc dạng ô gồm những mũ nấm dính trên cuống nấm ở quả thể
một năm có cuống ngắn hay không cuống dạng cục (Haddowia sp), dạng cuống
chung (Ganoderma tropicum), có cuống rõ ràng, mọc trên gỗ, cuống mọc bên, mọc
lệch hay mọc giữa với mũ dạng phểu nông (Panus conchatus), dạng phểu sâu
(Lentinus velutinus), phểu mọc lệch (Lentinus tigrinus), dạng tổ chim (Cyathus
striatus), ngói lợp (Schizophyllum commune) dạng chẻ lá (Thelephora atrocitrina),
dạng loa kèn (Cantharellus cibarius).

Hình 3.1.4. Dạng quả thể một năm của nấm ngành Basidiomycota.
(a) Dạng cục Haddowia sp, (b) dạng cuống Ganoderma tropicum, (c) dạng ngói lợp
Schizophyllum commune, (d) dạng quạt Trametes hirsuta (nguồn: Trần Thị Phú)
Những loại nấm mọc dưới đất, có cuống thường có hình dạng quả thể: dạng
nón, mũ, ô, điển hình các loài nấm rơm (Volvariella volvacea), nấm mối,
(Macrolepiota albuminosa), khi trưởng thành mũ cuống ngược lên trên Coprinus
comatus, Coprinus fuscescens, mũ phẳng Amanita aff. xanthogala, mũ hình dù
Leucocoprinus birnbaumii, mũ hình bán cầu Russula emetica, dạng mũ rũ Agrocybe
pediades, dạng chuông Marasmius siccus, Coprinellus micaceus, dạng dù có lưới
phủ Phallus multicolor, dạng rốn Polyporus arcularius.

Hình 3.1.5. Quả thể dạng tán của nấm ngành Basidiomycota.
(b) Mũ phẳng Amanita aff. xanthogala, (c) Mũ hình dù Leucocoprinus birnbaumii, (d) mũ
dạng bán cầu Russula emetica (nguồn: Trần Thị Phú)
36

Những loài nấm mọc dưới đất, không cuống có dạng củ Scleroderma
verrucosum, dạng sao lớp ngoài tách thành hình sao (Geastrum fimbriatum), dạng
trứng có cuống nhỏ Bovista pila, dạng lớp vỏ ngoài tách ra đến sát đáy (Disciseda
sp), hình quả lê lộn ngược (Lycoperdon sp), dạng khối (Calvatia lilacina)

Hình 3.1.6. Quả thể sống ở đất của nấm ngành Basidiomycota.
(a) dạng củ Scleroderma verrucosum, (b) dạng sao Geastrum fimbriatum, (c) dạng trứng
Bovista pila, (d) dạng có đế Disciseda sp (nguồn: Trần Thị Phú)
3.1.1.2. Màu sắc quả thể
Để xác định màu sắc của nấm, người ta thường dùng bảng màu tiêu chuẩn
theo quy định quốc tế. Màu sắc của mũ nấm thường đồng đều hoặc gồm các tông
khác nhau. Các đặc điểm màu sắc có thể sắp xếp theo quy luật hay không quy luật,
tạo nên đường vân đồng tâm hay phóng xạ của nhiều loài nấm.
Màu sắc của nấm ngành Myxomycota có: màu vàng đỏ (Fuligo septic), xanh
lam (Physarum pezizoideum), vàng hay vàng xanh lá (Physarum viride), nâu đen
(Stemonitis longa), hồng tím (Arcyria denudate), hồng nâu (Arcyria incarnate), màu
trắng (Ceratiomyxa fructiculosa var. fruticulosa).

Hình 3.1.7. Màu sắc quả thể của nấm ngành Myxomycota.
(a) Màu nâu đen (Stemonitis longa), (b) nâu hồng (Arcyria denudate), (c) màu trắng
(Ceratiomyxa fructiculosa var. fruticulosa) (nguồn: Trần Thị Phú)
37

Màu sắc của nấm thuộc Ascomycota đa dạng: thể nang đệm màu hồng phấn
(Hypocrea peltata), màu hồng tím (Hypocrea rufa), màu xanh đen
Annulohypoxylon annulatum, màu đen (Xylaria longipes). Quả thể màu cam
(Cookenia sulcipes, Pithya cupressina), màu vàng cam (Sowerbyella rhenana) màu
đỏ (Cookenia tricholoma). Màu của một số thể nang đệm thay đổi như Daldinia
concentric, Daldinia fissa khi non màu tím hồng, khi trưởng thành và khô chuyển
sang màu đen, Xylaria longipes khi non màu nâu xám, khi già chuyển sang đen.

Hình 3.1.8. Màu sắc quả thể của nấm ngành Ascomycota
(a) Màu đen (Xylaria longipes), (b) màu da cam (Pithya cupressina), (c) màu đỏ (Cookeina
tricoloma), (d) nâu tím (Daldinia concentric) (nguồn: Trần Thị Phú)
Màu sắc quả thể nấm thuộc ngành Basidiomycota rất đa dạng: về mức độ
bóng có: loài không bóng ở thường phần lớn quả thể (Trametes versicolor,
G.australe), loài bóng ít (G.boniense), loài bóng nhoáng: đen bóng (Amauroderma
subresinosum), nâu đỏ bóng (G.lucidum), cánh gián bóng (chi Microporus).

Hình 3.1.9. Quả thể bóng của nấm ngành Basidiomycota.


(a) Quả thể ít bóng G.boniense, (b) đen bóng A.subresinosum, (c) nâu đỏ bóng G.lucidum
(nguồn: Trần Thị Phú)
Số lượng màu sắc của quả thể cũng đặc trưng cho loài: những loài chỉ có một
màu: màu đen (Amauroderma duris, Nigrofomes melannoporus) màu nâu nhạt
(G.lobatum), nâu sẫm đến nâu vàng (G.capense), nâu đen (G.brownii), nâu tối
(G.resinaceum), đen tím (G.sinensis), trong chi Ganoderma. Màu nâu đỏ
(Fomitopsis pinicola) màu da cam chi Pycnoporus (P.sanguineus), màu vàng
38

(Inocybe asterospora), màu vàng cam (Amanita aff. xanthogala) màu hồng đỏ các
loài trong chi Russula, màu hồng tím các loài trong Coriolopsis, màu trắng
(Coprinellus disseminates), màu tím (Scleroderma citrinum). Những quả thể trang
trí bởi 2 màu sắc: mép trắng, gốc đỏ như Earliella scabrosa, nâu hồng (Trametes
gibbosa), chuyển màu không rõ rệt (Ganoderma capense), xen kẽ màu nâu vân đen
(Ganodema amboinensis). Quả thể nhiều màu (Trametes versicolor).

Hình 3.1.10. Quả thể không bóng của nấm ngành Basidiomycota.
(a) Quả thể màu vàng (Inocybe asterospora), (b) màu da cam (Pycnoporus sanguineus), (c)
màu trắng (Coprinellus disseminates), (d) màu tím (Scleroderma citrinum) (nguồn: Trần Thị Phú)
Màu sắc quả thể nấm thay đổi từ khi tươi đến lúc khô: có những loài không
thay đổi màu sắc hay ít thay đổi màu sắc (Ganoderma tornatum, G.lobatum). Có
những loài thay đổi màu sắc: loài Trametes hirsuta khi tươi có màu nhạt và trắng,
sang khi khô thường sẫm màu hơn, có sắc thái vàng, Trametes trogii khi tươi có
màu trắng nhạt, chuyển thành màu nâu nhạt khi khô. Đặc biệt loài Perenniporia sp
có màu sơn son thép vàng bóng giống như đánh verni khi tươi chuyển sang màu
vàng nhạt khi khô.
Có loài hai mặt quả thể đồng màu Amauroderma duris, phần lớn các loài hai
mặt của quả thể không đồng màu: Amauroderma subresinosum bề mặt trên đen,
dưới lỗ trắng, Phellinopsis conchata mặt trên xanh đen, mặt dưới lỗ nâu sẫm.
3.1.1.3. Kích thước quả thể
Kích thước của quả thể nấm thuộc ngành Myxomycota thường rất bé:
khoảng từ 2-4mm (Arcyria incarnata, A.denudata) kể cả cuống, Physarum
pezizoideum, P.viride có kích thước từ 2.5-5 mm, còn (Stemonitis longa) từ 5-
20mm, phát triển thành tua gai.
Kích thước quả thể nấm thuộc ngành Ascomycota: bé từ 2-4mm
(Annulohypoxylon annulatum), trung bình từ 4-10mm (Pithya cupressina), lớn trên
1cm (Xylaria longipes, Hypocrea peltata, H.rufa).
39

Quả thể nấm thuộc ngành Basidiomycota có kích thước sai khác nhau, được
phân chia thành: quả thể có kích thước nhỏ từ 1-3cm các loài trong chi
Amauroderma, trung bình 3-20cm các loài trong chi Fomitopsis, Trametes
(F.pinicola T.hirsuta, T.gibbosa), lớn trên 20cm một số loài trong chi Ganoderma,
Nigroporus, (G.australe, G.tornatum, N.melasola)
3.1.1.4. Bề mặt của quả thể.
Cấu trúc bề mặt của quả thể cũng là đặc điểm nhận dạng trong phân loại:
Loài nấm có cấu trúc bề mặt không lông là những loài có mặt trên nhẵn
(Ganoderma sessile), nhẵn bóng (Ganoderma fuvellum), nhẵn có vân xen kẻ
(Microporus xanthopus), nhẵn với đường phóng xạ chi Polyporus, có đai đồng tâm
(Ganoderma australe) nhẵn có khe rãnh (Phellinus pomaceus), nhẵn khi già có
đường nứt chân chim (Ganoderma tornatum)
Loại cấu trúc bề mặt có lông bao gồm những loài mặt trên có lông thô
(Trichaptum biforme), loài có lông mịn (Auricularia auricula-judae ), loài có lông
nhung (Panus conchatus), vòng đồng tâm (Hexagonia tenuis), lông dạng vảy
(Pholiota aurivella), dạng vảy sừng (Auricularia cornea), dạng vảy da báo
(Lentinus tigrinus), dạng mụn, dạng cụm lông hay gấp nếp (Cymatoderma
caperatum).

Hình 3.1.11. Cấu trúc bề mặt của nấm ngành Basidiomycota.


(a) Mặt trên lông thô Trichapctum biforme, (b) vòng đồng tâm Hexagonia tenuis, (c) dạng
vảy da báo Lentinus tigrinus, (d) lông dạng vảy Pholiota aurivella (nguồn: Trần Thị Phú)
Cấu trúc lớp vỏ của nấm khác nhau: loài nấm có trúc trúc lớp vỏ dày, gồm
một lớp mô dậu các phần cuối cùng của sợi nấm dạng chùy như một số loài trong
chi Ganoderma (G.lucidum, G.australe…) lớp vỏ mỏng (Earliella scabrosa)
3.1.1.5. Bào thể (Hymenophore)
Bào thể đặc trưng của mỗi loài, có nhiều dạng từ đơn giản chưa hoàn chỉnh
đến phức tạp hoàn chỉnh.
40

Nấm ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam thường gặp có cấu trúc của bào thể,
có các dạng nếp gấp, ống hoặc răng, phiến.
Bào thể dạng nếp gấp như các loài trong chi Cymatoderma. nhẵn chỉ một lớp
sinh sản nằm trực tiếp trên quả thể như các loài trong chi nấm da (Stereum).
Bào thể dạng gân, gờ nổi không quy luật như Auricularia mesenterica.
Bào thể dạng ống: bào thể hình thành tầng gồm 1 tầng sợi nấm, thường là
những loại nấm sống 1 năm ở gỗ (Ganoderma luteomarginatum), 2 tầng sợi nấm
gồm những loài nấm nhiều năm trên gỗ (G.australe), hay nhiều tầng sợi nấm
(Perenniporia martia), phân tầng không rõ (G.annulare) ống nấm mọc chồng tiếp
lên nhau (Nigrofomes melanoporus), giữa các tầng ống có lớp mô mỏng
(G.applanatum). Cấu tạo ống của quả thể có 3 loại: ống nấm được cấu tạo từ gỗ
cứng như một số loài trong chi Phellinus, Nigrofomes, chất lie dai ở chi Trametes,
chất keo khi khô thành chất sừng rất cứng ở một số loài Fomitopsis. Một số loài
trong chi Aureoboletus, Boletus ống nấm mọc đều đặn vào mô, mọc không sâu vào
mô nấm, chỉ nằm trên mặt phẳng nên dễ tách rời giữa mô nấm và ống nấm.
Khi cắt ngang bào thể dạng ống vuông góc với ống, chúng ta thấy ống
thường có dạng trụ tròn hoặc trụ dài không đều, nên hình ảnh lát cắt thường gặp là
lỗ tròn (Ganderma applanatum), lỗ gần hình vuông (Fomitopsis pinicola) lỗ hình đa
giác (Hexagonia tenuis), lỗ có vách dày ở (Phellinus chrysoloma), lỗ dạng răng cưa
(Flavodon flavus), lỗ dạng gai (Pseudomerulius aureus), dạng mấu lồi, dạng phiến
đường ngoằn ngoèo (Cellulariella acuta), dạng lỗ rách thành dạng lưới (Polyporus
grammocephalus).
Màu sắc của lỗ cũng đặc trưng cho loài, đa số ống và mặt lỗ là đồng màu như
các loài trong chi Phellinus, riêng một số loài ống và mặt ống không đồng màu như
chi Ganoderma, loài G.gibbosum ống màu nâu sẫm, bề mặt ống màu trắng đục hoặc
màu nâu, loài G.tenue có ống nâu nhạt, mặt lỗ trắng đến vàng.

Hình 3.1.12. Bào thể dạng lỗ của nấm ngành Basidiomycota.


41

(a) Mặt lỗ đa giác Hexagonia papyracea, (b) răng cưa Flavodon flavus, (c) dạng gai
Pseudomerulius aureus (nguồn: Trần Thị Phú)
Bào thể dạng phiến bao gồm: phiến nguyên chi (Volvariella), phiến lõm
xuống (Inocybe asterospora), phiến xẻ đôi và uốn cong lại, xếp phóng xạ từ gốc
đính quả thể ra mép mũ (Schizophyllum commune), phiến tiêu giảm tạo thành dạng
gân, gờ (Marasmius, Anthracophyllum archeri), phiến dạng gân phân nhánh có các
lớp nếp gấp, phiến mạng lưới không đều, phiến đường ngoằn ngoèo (Macrocybe
giganteus), phiến đính lõm dạng gân, nếp nhăn, phiến tự do chi Agaricus, Pluteus,
phiến dày, sít nhau, mọc men xuống cuống chi Lentinus

Hình 3.1.13. Bào thể dạng phiến của nấm ngành Basidiomycota.
(a) Phiến lõm Inocybe asterospora, (b) xẻ đôi Schizophyllum commune, (c) gân, gờ
Anthracophyllum archeri, (d) phiến tự do Amanita aff. xanthogala (nguồn: Trần Thị Phú)
3.1.1.6. Mô nấm
Nằm giữa bào thể và bề mặt mũ là mô nấm (thịt nấm), nó là phần vô sinh.
Cấu trúc và màu sắc của mô có 2 loại: loại cấu trúc và màu sắc của mô đồng
nhất với ống, ống và mô cùng màu, ống và mô có cấu trúc phóng xạ; loại cấu trúc
và màu sắc của mô và ống khác nhau. Phần lớn nấm ở Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
mô có 2 lớp, lớp trên chuyển tiếp với mặt trên của quả thể thường mềm, dạng sợi,
lớp dưới đặc chắc tiếp giáp với bào thể, mô 2 lớp cùng màu với bào thể các loài
trong chi Phellinus, mô 2 lớp khác màu Ganoderma trên nâu vàng nhạt, dưới ống
nâu sẫm, lớp dưới trùng màu với bào thể, hay khác màu với bào thể.
Thành phần sợi nấm cấu tạo nên mô nấm quyết định độ bền của quả thể, căn
cứ vào cấu tạo của mô nấm chia mô nấm thành các loại: mô nấm được cấu tạo từ cả
3 loại sợi thì nó cứng như gỗ ở một số quả thể nhiều năm (Phellinus, Ganoderma,
Fomitopsis), mô có chất lie dai, bền, khó tách rời (Trametes), chất keo ở chi
Auricularia, Tremella, chất keo khi khô thành chất sừng rất cứng, chất bì dai chi
42

Lentinus, chi Panus. Quả thể có 1 loại sợi thì mô mềm, nhiều chất nhầy và co rút,
thay đổi màu sắc sau khi khô, mô nấm gồm chất thịt mềm dễ vỡ như chi Russula.
Màu sắc của mô là đặc điểm phân loại, căn cứ vào màu sắc chia mô thành 2
loại: loại đơn sắc chỉ có 1 màu như có màu nâu nhạt đến nâu sẫm ở các loài trong
chi Ganoderma (G.philippii), màu vàng nâu ở Phellinus, có màu nâu đến nâu đen ở
các loài trong chi Amauroderma. Loại chuyển sắc màu như Neoantrodia variiformis
màu vàng da cam khi tươi, màu vàng da bò khi khô.
Thịt nấm khác nhau về mùi: mùi cá khô Ischnoderma sp, mực khô Lentinula,
mùi thơm dịu Pleurotus, Macrolepiota albuminosa, mùi hắc khó ngửi
Chlorophyllum, mùi trứng thối Boletus, Aureoboletus. Thịt nấm khác nhau về vị:
ngọt Macrolepiota albuminosa, Volvariella volvacea, đắng hậu ngọt Ganoderma
lucidum, mặn G.subresinosum. Mô nấm phản ứng với KOH không chuyển màu
(Inonocybe, Polyporus), chuyển màu tối Inonotus, Phellinus.
4.1.1.7. Cuống nấm
Có những loài nấm không có cuống, quả thể mọc đơn đính trực tiếp vào giá
thể, chúng đính phẳng, lan rộng (Ganoderma australe), đính phẳng, mép quả thể lồi
lên chi Easliella đính kiểu hình tam giác 3 cạnh G.trianggulatum. Quả thể mọc
cụm, đính kiểu chồng lên nhau như ngói lợp G.philippii.
Ở những loài nấm có cuống, căn cứ vào vị trí đính của cuống với quả thể có
3 kiểu đính: cuống đính giữa (Amauroderma guangxiense) là cuống mọc giữa quả
thể; cuống đính lệch hay đính lưng (A.preussii, A.amoiese) là cuống mọc lệch với
quả thể; cuống đính bên (Ganoderma sp, A.rugosum, A.exile) là cuống mọc bên ở
bên mép của quả thể. Thường những loài này có mũ dạng hình cầu dẹt hay dạng sò
hến, dạng quạt. Có những loài một cuống đính với 1 quả thể đơn độc (G.gibbosum),
có những loài nhiều quả thể có 1 cuống chung dạng ngói lợp, cái nọ gối lên cái kia.

Hình 3.1.14. Vị trí đính cuống của nấm ngành Basidiomycota.


43

(a) Cuống đính giữa (Amauroderma guangxiense), (b) đính lệch (Ganoderma cochlear), (c)
cuống đính lưng (Humphreya coffeata) (nguồn: Trần Thị Phú)
Ở nấm phiến, vị trí đính của bào thể với cuống là đặc điểm nhận dạng phân
loại khác nhau, chúng có ý nghĩa trong việc định loại loài như phiến đính tự do,
không tiếp xúc mà hoàn toàn tách rời khỏi cuống như các loài trong chi
Macrolepiota, Chlorophyllum, Agaricus; phiến đính tiếp xúc với cuống ở một điểm,
phiến dính tiếp xúc với cuống ở một khoảng rộng, phần gốc phiến có thể vuông góc
hay hơi cong tròn lại (Schizophyllum commune), phiến men là phiến tiếp xúc với
cuống rất rộng và men xuống cuống (chi Pleurotus), chúng men xuống ngắn, hay
men xuống dài, sâu, phiến lõm phần gốc của phiến lõm xuống (nơi gần chỗ đính
cuống), chúng có thể lõm cạn hay sâu. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa cuống và
phiến cần cắt dọc nấm phiến khi còn nguyên vẹn qua phần giữa của cuống.
Màu sắc của cuống cũng là đặc điểm phân loại: thường cuống có màu sắc
giống bề mặt của quả thể (Parasola plicatilis), có những loài có màu cuống khác
với màu của mũ, cuống đen mũ vàng (Microporus affinis).
Đặc trưng bề mặt của cuống là một đặc điểm nhận dạng và phân loại nấm,
cuống trơn (không có bao gốc, không có vòng) như các loài trong chi
Amauroderma, cuống có vòng mà không có bao gốc gặp ở những loài nấm độc
(Chlorophyllum hortense, Chlorophyllum molibdies), cuống có bao gốc mà không
có vòng gặp ở nấm như (Volvariella volvacea), cuống có cả bao gốc và vòng gặp ở
các loài thuộc chi Amanita, cuống nhẵn (Hymenopellis megalospora), cuống phủ
lông (Lepiota cristata), cuống có vảy (Leucocoprinus birnbaumii), cuống có đường
khe, lưới, cuống dính liền với cuống khác trong chi nấm sò (Pleurotus). Cấu trúc
của cuống là đặc điểm riêng của từng loài, đa số nấm gỗ thường cuống bằng chất gỗ
cứng, chắc (Amauroderma), chất thịt mềm dễ gãy (Agaricus, Lepiota) ở các loài
nấm đất như, cuống xốp, rỗng giữa (Coprinus, Russula).

Hình 3.1.15. Một số đặc trưng bề mặt cuống của nấm ngành Basidiomycota.
44

(a) Cuống có rễ Cortinarius flexipes, (b) có vảy Leucocoprinus birnbaumii, (c) có vòng
Chlorophyllum molibdites, (d) có bao gốc Volvariella volvacea (nguồn: Trần Thị Phú)
Hình dạng của cuống có nhiều loại khác nhau, hình trụ nếu kích thước các
phần đều nhau ở các loài trong chi Amauroderma, dạng phình bụng nếu phần giữa
phình to, dạng phình củ nếu phần gốc phình to hơn (Amanita aff. xanthogala), hình
thoi nếu thót phần trên đỉnh và dưới cuống, dạng rễ nếu phần gốc cuống có phần
kéo dài thành sợi dày (Hymenopellis megalospora), hay nếu phần gốc rễ có phần
kéo dài thành sợi mỏng, nhỏ (Bovista sp, Lycoperdon echinatum)
Kích thước của cuống là một đặc điểm nhận dạng như loài có cuống dài
(Amauroderma preussii), cuống ngắn (Ganoderma pfeifferi), cuống to (Ganoderma
tropicum, Ganoderma gibbosum), cuống nhỏ (Microporus xanthopus).
Ngoài những loài nấm không có cuống hay có cuống điển hình, còn có
những loài nấm có cuống chưa điển hình hay cuống rất bé gọi là cuống phôi thai,
cuống phôi thai đính bên ở loài (Ganoderma tsugae)
3.1.1.8. Bụi bào tử
Tại địa điểm thu thập mẫu nấm ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam, có khá
nhiều loài phóng bào tử chủ động vào không khí hay phóng bào tử ngay tại nơi nấm
sinh trưởng đó là những loài nấm có quả thể mở, nửa mở hay đóng giả đều phóng
bào tử một cách chủ động vào không khí. Cách phóng bào tử phần lớn nấm phóng
bào tử ra mặt lỗ Inonotus, phóng bào tử ra mặt phiến Chlorophyllum molipdies,
cũng có loài phóng bào tử ngược lên mặt trên của quả thể như các loài trong chi
Ganoderma giống phun sương. Các loài thuộc chi Geastrum, chi bovista…khi
trưởng thành thường hình thành một lỗ nhỏ chính giữa rồi phóng bào tử ra lỗ nhỏ
đó, bào tử phóng ra nhanh và mạnh hơn khi quả thể bị giọt nước hay chiếc lá nhỏ
rơi vào. Loài Trametes elegans phóng bào tử trắng như bông tuyết ở mặt lỗ, loài
Serpula lacrymans phóng bụi bào tử làm vàng cả gốc tre nơi nó mọc, Daldinia
concentric phóng bụi bào tử màu đen bao quanh lấy nó và bắn ra xa.
Mẫu đem về, tiến hành phương pháp lấy spore in nấm, kết quả màu sắc của
bụi bào tử được chụp lại. Trên hình ảnh spores in, bụi bào tử của Agaricus augustus
có màu nâu đậm nhưng bào tử của nó có màu vàng trắng. Hình ảnh spores in của
loài Auricularia auricular-judea và loài Schizophyllum commune đều cho màu
trắng, hình ảnh spore in của nấm các loài trong chi Daldinia, Xylaria đều có màu
45

đen, hình ảnh spore in của nấm trong chi Arcyria màu hồng. Bụi bào tử thường gặp
là có các màu: trắng, đen, hồng, vàng, nâu hồng, nâu gỉ, đỏ, xanh lam, tím.

Hình 3.1.16. Một số bụi bào tử của nấm


(a) Bụi bào tử nâu hồng Arcyria incarnata, (b) đen Daldinia concentric (c) trắng Schizophyllum
commune (d) vàng Serpula lacrymans, (e) nâu Agaricus augustus (nguồn: Trần Thị Phú)
3.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc hiển vi của nấm lớn thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota.
3.1.2.1. Hệ thống sợi nấm:
Sợi nguyên thủy (Generative hyphe): có màng mỏng, đôi khi màng dày, ít
khi màng hóa cứng, có chứa nội chất bên trong, có vách ngăn ngang điển hình
(Cymatoderma), vách ngăn có khóa (Polyporus arcularius), có đường kính sợi nấm
thường đồng đều, một số loài (Russula) đường kính sợi nấm không đồng đều.
Sợi cứng (Skeletal hyphe): có màng dày, ít hay không phân nhánh, không có
khóa, không có nội chất, có dạng ống vách dày, sợi nấm đặc (Phellinus). Sợi cứng
hầu hết có đường kính đều nhau, cũng có loài sợi không đều (Amauroderma
subresinosum). Quả thể bằng chất gỗ cứng (Ganoderma), chất lie (Gloeoporus),
chất da (Stereum), chất bì dai thường có sợi cứng, quả thể dạng thịt hiếm gặp sợi
cứng. Sợi cứng có màu vàng
46

(Ganoderma fulvellum), màu nhạt, đa số có màu trắng. Kích thước của sợi nấm lớn
từ 10-15µm, trung bình 5-8µm, nhỏ 3-4µm.
Sợi bện (Binding hyphe): có màng dày hay bình thường, phân nhánh nhiều,
sợi bện phân nhánh ngắn, ngoằn ngoèo, thường có màng mỏng, sợi bện không có
khóa, không có nội chất. Sợi bện có kích thước nhỏ, trung bình từ 1-6µm.
Hệ sợi đơn độc (Monomitic hyphesystem) chỉ gồm 1 loại sợi (sợi sinh sản),
thường gặp ở những loài nấm hoại sinh ở đất (Geastrum, Agaricus, Boletus,
Russula, Cortinalis). Hệ sợi hai loại sợi (dimitic hyphesystem): gồm sợi sinh sản và
sợi cứng hoặc sợi bện như các loài Polyporus. Hệ sợi ba loại sợi (trimitic
hyphesystem): có cả 3 loại: sợi sinh sản, sợi cứng và sợi bện, thường gặp ở loài nấm
gỗ (Ganoderma, Phellinus, Trametes).
3.1.2.2. Lớp sinh sản (hymenium)
Nấm thuộc ngành Myxomycota không có lớp sinh sản, chỉ có cơ quan mang
thể bào tử. Bào tử của nấm thuộc ngành Myxomycota có màu xanh nhạt, vàng nhạt,
hình tròn, đường kính 4-5µm Fuligo septic, có gờ trang trí, dạng lưới rõ rệt màu nâu
sẫm, nâu đỏ hình tròn khá lớn 12-15µm Physarum pezizoideum, bào tử Arcyria
denudate có hình tròn, đường kính 4-5µm màu nhạt hoặc không màu

Hình 3.1.17. Bào tử của nấm ngành Myxomycota


(a) bào tử Fuligo septic (b) bào tử Physarum pezizoideum, (c) bào tử Arcyria denudate (độ phóng
đại 200 lần) (Nguồn Trần Thị Phú)
Nang hay túi: ở Ascomycota, những cơ quan sinh bào tử hữu tính thường kết
hợp thành từng nhóm được sợi nấm đơn bội liên kết tạo thành lớp sinh sản hay phủ
kín xung quanh tạo thành quả nang với hình dạng và kích thước khác nhau. Nang
hay túi có cấu trúc gồm 1 lớp vỏ hoặc 2 lớp vỏ, hoặc với màng phân hóa phục vụ
cho việc phát tán bào tử chủ động. Lớp sinh sản thường nằm ở đáy nang quả hình
chai, hay trên mặt nang quả dạng bản, dạng đĩa, dạng chén. Chúng thường xếp
47

thành dạng bờ rào, được tạo thành từ nang, sợi ngang và sợi bện. Có 8 bào tử/một
túi (Xylaria, Cookeina). Nang hay túi thường có hình trụ, hơi thuôn một đầu, đỉnh
tròn, mở bằng một lỗ ở giữa, hình chùy, màng dày, kín (Cookenia tricholoma),
trong suốt, có hạt nhỏ, giọt dầu (Pithya cupressina). Nang hay túi có kích thước
trung bình 50-70 x 5-6µm (Xylaria longipes), kích thước lớn 80-120 x 70-80 µm
(Pithya cupressina).
Bào tử nang hay bào tử túi: bào tử nang (ascospore), khác nhau về hình
dạng, kích thước, cấu trúc vỏ, màu sắc và đặc trưng cho các taxon. Bào tử được
trang trí bởi các nếp gấp theo chiều dài (Cookeina sulcipes) hay các đường gạch dọc
(C.tricoloma), bào tử có giọt dầu lớn trong (Pithya), không có giọt dầu (Daldinia)

Hình 3.1.18. Túi và bào tử túi của nấm ngành Ascomycota.


(a) Bào tử của loài Cookeina sulcipes, (b) túi bào tử Pithya cupressina, (c) bào tử
Annulohypoxylon annulatum (Độ phóng đại 400 lần) (nguồn: Trần Thị Phú)
Bào tử túi có hình dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho loài. Bào tử túi
có hình dạng khác nhau như hình thoi, hình hạt thóc ở chi Daldinia hình elip ở các
loài thuộc Cookeina, hình tròn thuộc các loài trong chi Pithya. Bào tử có kích thước
lớn 12-15 x 25-35µm trong chi (Cookeina, Pithya), trung bình 6-8 x 10-15µm
(Daldinia concentric), nhỏ 4-5x6-8 µm (Nectria peziza).
Đảm (basidie): đặc trưng sinh sản của nấm đảm là đảm. Đảm chứa các nhân
hòa lẫn nhau, kết hợp nhân với nhau, xảy ra sự giảm nhiễm, sự hình thành bào tử ở
trên tiểu bính. Lớp sinh sản của nấm đảm chia thành 2 loại: lớp sinh sản phôi thai
(catahymenium), trên đó có đảm và liệt bào nằm trên một sợi nấm chưa có sắp xếp
cố định thành hàng rào, loại này chỉ chiếm một số ít nấm đảm. Phần lớn nấm còn lại
đều có lớp sinh sản hoàn chỉnh dạng hàng rào, trong đó đảm và liệt bào cùng nằm
trên một mặt phẳng.
Đảm có 2 dạng chính: Đảm đơn bào (holobasidie) gặp ở (Hymenomyces,
Gasteromycetes), chúng có hình dạng khác nhau như hình trứng (Ganoderma
48

lucidum), hình chùy (Pleurotus pulmonarius, Lentinula edodes), hình oval cụt đầu
(Ganoderma capense) hình trụ, hình chạc súng cao su (Dacrymycetales), trên mỗi
đảm có 4 tiểu bính, hay chỉ có 2, chúng có hình dạng và kích thước khác nhau.
Đảm đa bào (phragmobasidie) chia thành 2 loại đảm đa bào: loại thứ nhất có
3 màng dọc hình thành nên 4 tế bào ở đầu mỗi tế bào có tiểu bính kéo dài mang một
đảm bào tử, kiểu này đặc trưng cho các loài thuộc bộ Tremelales. Loại thứ hai hình
thành 3 vách ngăn ngang, tạo nên 4 tế bào nối tiếp nhau, ở mỗi tế bào hình thành
một cuống đảm bào tử dài trên mang một đảm bào tử. Kích thước của đảm khác
nhau tùy loài: đảm có kích thước lớn khoảng 43-53 x 4-5µm như (Auricularia
mesenterica), trung bình 15-30 x 5-10µm (Macrocybe giganteus), cũng có khi lớn
hơn 35-40x7-10µm (Leucocoprinus birnbaumii) nhỏ 9-12 x 4-6µm như (Lentinus
squarrosulus).

Hình 3.1.19. Đảm và bào tử của nấm ngành Basidiomycota.


(a) Đảm của loài Chlorophyllum hortense, (b) bào tử có giọt dầu của loài Chlorophyllum
molybdies độ phóng đại 200 lần.
Bào tử đảm (spores): đa số bào tử chỉ có 1 lớp màng mỏng, cấu trúc vỏ của
bào tử khác nhau: nhẵn (Chlorophyllum molibdies), mụn cóc sần sùi, dạng gai
(Inocybe), dạng mạng lưới (Hymphreay), dạng gai hình mặt trời (Russula), có giọt
dầu lớn (Macrolepiota, Chlorophyllum), một số loài bào tử có chứa tinh bột, một số
có màng dày (Perenniporia).
Riêng Ganodermataceae có 2 lớp màng: bào tử trong suốt (Amauroderm),
màng trong thường màu vàng nhạt đến nâu nhạt, xù xì, dạng mụn hay gai vươn ra
nhập với màng ngoài, màng trong còn có nếp gấp chạy dài theo đường kinh tuyến
(Haddowia sp). Bào tử thường có khe, gờ hay lỗ nẩy mầm rất đặc trưng như
Ganoderma lỗ nẩy mầm trong suốt nằm ở một đầu và hơi nhọn, khi lỗ nẩy mầm mở
bong ra ngoài để lại hình dạng bào tử là hình trứng cụt đầu rất đặc trưng cho taxon.
49

Ở bào tử đảm có hình dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho loài. Bào tử
đảm thường có hình dạng khác nhau như hình quả chanh (Amauroderma), hình
trứng cụt đầu (Ganoderma), hình trụ cong hay hình lưỡi liềm (Pleurotus), hình thận
(Leucoagaricus aff. rubrotinctus), hình mặt trời có gai (Scleroderma) bào tử hình
cầu gai (Russula), hình trụ (Gloeophyllum), hình elip (Lentinus tigrinus), hình elip
rộng (Parasola plicatilis, Hymenopellis megalospora), hình trụ cong ở chi
Auricularia, bào tử hình cầu có cuống ở chi Bovista.

Hình 3.1.20. Các bào tử hiển vi điện tử quét của nấm ngành Basidiomycota.
(a) Hình trứng cụt (Ganoderma brownie), (b) hình trứng (Amauroderma sp), (c) xẻ dọc
đường kinh tuyến (Haddowia sp), (độ phóng đại 3500 lần), (d) dạng mạng lưới (Hymphreay
coffeata), (e) cầu gai (Disciseda sp1.) (độ phóng đại 7500 lần), (f) dạng trứng (Serpula lacrymans)
(độ phóng đại 5000 lần) (nguồn: Trần Thị Phú)
Màu sắc của bào tử đảm đa dạng, chúng có thể không màu (Inonotus
hispidus), màu vàng (Ganoderma), màu vàng gỉ sắt (Coriolopsis), vàng nhạt
50

(Boletus), màu vàng mật ong (Serpula), màu tím than (Parasola), màu đỏ thẫm gần
thành màu đen (Coprinus).
3.1.2.3. Các yếu tố bất thụ ở lớp sinh sản
Ngoài yếu tố sinh sản, tại lớp sinh sản còn có các yếu tố bất thụ như:
Liệt bào (Cystidia): Liệt bào là những tế bào bất thụ, không màu có màng
mỏng hay dày nằm xen giữa các đảm, mọc trên các đảm và cao hơn đảm, nằm xen
kẽ giữa các bào tử, tròn và to hơn bào tử Nigrofomes melanoporus, hình bầu dục,
hình túi phình bụng, kích thước liệt bào thường lớn 40-80 x 12-20µm.
Túi nhỏ (Cystidioles): Các túi nhỏ nằm xen giữa các đảm, túi có một đầu
nhọn thun nhỏ dần ở đỉnh thường hình túi, hình chai, hình chùy hay hình mũi mác.
Túi nhỏ có kích thước 15-20 x 6-8µm (Perenniporia fraxinea)
Bó sợi nấm (Synnema): một số loài trong chi Lentinus, Hexagonia thường
thấy bó sợi nấm nằm trên lớp sinh sản, do các sợi nấm trên lõi mọc lồi ra rồi bện kết
lại với nhau tạo thành, kích thước bó sợi 40-60x25-30µm loài thuộc chi Lentinus.
Lông cứng (Setae): dạng tế bào có vách rất dày, màu vàng rỉ sắt, kích thước
lớn, nhiều hình dạng, nằm xen giữa các đảm. Lông cứng nằm ở lớp sinh sản là đặc
điểm đặc trưng cho họ Hymenochaetaceae và đóng vai trò phân loại quan trọng ở
mức độ loài, một số chi như Inonotus, Phellinus có nhiều lông cứng. Lông cứng có
dạng mác, gai nhọn, đôi khi có dạng hình tháp phân nhánh, kích thước lông cứng
lớn khoảng 40-60 x 6-10µm, trung bình 15-33 x 4-7µm, nhỏ 10-17x 3-5µm. Lông
cứng nằm ở lõi (trama) nấm và chạy song song với vách nấm hoặc đâm xuyên qua
ống (lỗ): kích thước 50-270x7-30µm (Phellinus adamantinus).
Sợi nấm dạng lông cứng: sợi nấm dạng lông cứng nằm trong mô nấm, ống
nấm, thẳng và kích thước chiều rộng đều nhau, thon lại ở đỉnh, có vách dày, màu
nâu sẫm, nâu rỉ sắt, thường lớn: rộng 25-30µm, trung bình 10-20µm, nhỏ 5-10µm.
Sợi nấm chạy song song với ống nấm và phân bố cách xa lớp sinh sản, ít khi lồi ra
ngoài lớp sinh sản, loài Phellinus hartigii.
51

Hình 3.1.21. Các yếu tố bất thụ ở lớp sinh sản của nấm ngành Basidiomycota.
(a) Liệt bào hình cầu (Nigrofomes melanoporus) (độ phóng đại 200 lần), (b) liệt bào hình
chai (Coprinus plicatilis), (c) lông cứng hình mũi mác (Phellinus gilvus) (độ phóng đại 200 lần)
3.2. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
3.2.1. Danh lục thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam.
Danh lục này được sắp xếp dựa theo hệ thống của Kirk P.M., P.E.Connon,
D.W.Minter and J.A.Stalpers “Dictionary of the Fungi” 2008, và Trịnh Tam Kiệt
“Danh lục các loài nấm ở Việt Nam” 2014.
1. Ngành MYXOMYCOTA (nấm Nhầy)
1. Lớp MYXOMYCETES (nấm Nhầy)
1. Bộ PHYSARALES
1. Họ PHYSARACEAE Chevall.
1. Chi Fuligo Haller
1. Fuligo septica (L.) F.H. Wigg. (nấm nhầy vàng xốp)
2. Chi Physarum Pers.
2. Physarum pezizoideum (Jungh.) Pavill. & Lagarde, Bull.
3. Physarum viride (Bull.) Pers.
2. Bộ STEMONITALES
2. Họ STEMONITACEAE Fr.
3. Chi Stemonitis Gled.
4. Stemonitis longa (Peck) Massee, Monogr.
3. Bộ TRICHIALES
3. Họ ARCYRIACEAE Rostaf. Ex Cooke.
4. Chi Arcyria Hill. Ex Wiggers.
5. Arcyria denudata (L.) Wettst.
6. Arcyria incarnata (Pers.) Pers.
52

2. Lớp CERATIOMYXOMYCETES
4. Bộ CERATIOMYXALES
4. Họ CERATIOMYXACEAE J.Schrot
5. Chi Ceratiomyxa J.Schrot.
7. Ceratiomyxa fruticulosa (O.F.Mull.) T.Macbr var. fruticulosa (nấm nhầy san hô)
2. Ngành ASCOMYCOTA (nấm Túi)
3. Lớp SORDARIOMYCETES
5. Bộ HYPOCREALES
5. Họ HYPOCREACEAE De Not.
6. Chi Hypocrea Fr.
8. Hypocrea peltata Berk
9. Hypocrea rufa (Pers.) Fr.
6. Họ NECTRIACEAE Tul. & C. TUL.
7. Chi Nectria peziza (Fr.) Fr.
10. Nectria peziza (Tode) Fr.
6. Bộ XYLARIALES
7. Họ XYLARIACEAE Tul.
8. Chi Annulohypoxylon Y.M. Ju, J.D. Rogers & H.M. Hsieh
11. Annulohypoxylon annulatum (Schwein.) Y.M. Ju, J.D. Rogers & H.M. Hsieh
9. Chi Daldinia Ces. & De not.
12. Daldinia concentrica (Bolt.:Fr.) Ces. & De Not. (nấm Daldinia đồng tâm)
13. Daldinia fissa Lloyd.
10. Chi Xylaria Hill ex Schrank.
14. Xylaria longipes Nitschke. (nấm Xylaria chân dài)
4. Lớp PEZIZOMYCETES
7. Bộ PEZIZALES
8. Họ PYRONEMATACEAE Corda.
11. Chi Sowerbyella Nannf.
15. Sowerbyella rhenana (Fuckel) J. Moravec
9. Họ SARCOSCYPHACEAE Le Gal ex Eckblad
12. Chi Pithya Fuckel
16. Pithya cupressina (Batsch) Fuckel.
53

13. Chi Cookeina Ktze.


17. Cookeina sulcipes (Berk.) Ktze. (Nấm ly hồng lông mịn)
18. Cookeina tricholoma (Mont.) Ktze. (Nấm ly hồng lông thô)
3. Ngành BASIDIOMYCOTA (nấm Đảm)
1. Ngành phụ AGARICOMYCOTINA
5. Lớp TREMELLOMYCETES (Ngân nhĩ)
8. Bộ TREMELLALES (Bộ Ngân nhĩ)
10. Họ TREMELLACEAE Fr. (Họ Ngân nhĩ)
14. Chi Tremella Pers.
19. Tremella fuciformis Berk. (Nấm ngân nhĩ trắng hay tuyết nhĩ)
20. Tremella mesenterica Retz.
6. Lớp DACRYMYCETES
9. Bộ DACRYMYCETALES
11. Họ DACRYMYCETACEAE J. Schröt.
15. Chi Dacrymyces Nees.
21. Dacrymyces chrysospermus Berk. & M.A. Curtis.
16. Chi Dacryopinax G.W. Martin.
22. Dacryopinax spathularia (Schwein.) G.W. Martin (nấm thùy keo vàng)
17. Chi Calocera (Fr.) Fr.
23. Calocera cornea (Batsch) Fr.
7. Lớp AGARICOMYCETES (Nấm tán)
10. Bộ AURICULARIALES (Bộ Mộc nhĩ).
12. Họ AURICULARIACEAE Fr. (Họ Mộc nhĩ)
18. Chi Auricularia Bull. ex Juss. (Chi Mộc nhĩ)
24. Auricularia auricula-judae (Bull.) Quél. (Mộc nhĩ lông mịn)
25. Auricularia cornea Ehrenb. (Mộc nhĩ sừng)
26. Auricularia delicata (Mont.) Henn. (Mộc nhĩ nhăn)
27. Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow. (Mộc nhĩ hồng)
28. Auricularia mesenterica (Dicks.) Pers. (Mộc nhĩ vảy)
29. Auricularia nigricans (Sw.) Birkebak, Looney & Sánchez-García (Mộc nhĩ lông
thô)
30. Auricularia peltata Lloyd (Mộc nhĩ lông mịn mỏng)
54

11. Bộ THELEPHORALES
13. Họ THELEPHORACEAE Chevall.
19. Chi Thelephora Ehrh. ex Willd.
31. Thelephora atrocitrina (Bull.) Fr.
12. Bộ CANTHARELLALES (Bộ Nấm kèn)
14. Họ CANTHARELLACEAE J. Schröt. (Họ Nấm kèn)
20. Chi Cantharellus Fr. (Chi Nấm kèn)
32. Cantharellus sp
33. Cantharellus wellingtonensis McNabb
13. Bộ HYMENOCHAETALES (Bộ Nấm lỗ lông cứng)
15. Họ HYMENOCHAETACEAE Imazeki. & Toki. (Họ Nấm lỗ
lông cứng)
21. Chi Trichaptum Murrill.
34. Trichaptum biforme (Fr.) Ryvarden
22. Chi Inonotus Karst.
35. Inonotus hispidus (Bull.) P. Karst.
36. Inonotus sp
37. Inonotus tabacinus (Mont.) G. Cunn.
38. Inonotus rickii (Pat.) D.A. Reid
23. Chi Phellinus Quél.
39. Phellinus allardii (Bres.) Ryvarden.
40. Phellinus adamantinus (Berk.:Teng.) Ryvarden. (nấm lỗ rỉ sắt nhiều năm)
41. Phellinus chrysoloma (Fr.) Donk
42. Phellinus gilvus (Schwein.) Pat. (nấm phellinus vàng rỉ)
43. Phellinus hartigii (Allesch. & Schnabl) Pat.
44. Phellinus aff igniarius (L.) Quél.
45. Phellinus pomaceus (Pers.) Maire
46. Phellinus robiniae (Murrill) A. Ames
24. Chi Phellinopsis Y.C. Dai
47. Phellinopsis conchata (Pers.) Y.C. Dai. (nấm lỗ rỉ sắt nhiều năm dạng sò)
25. Chi Fomitiporia Murrill.
48. Fomitiporia hippophaëicola (H.Jahn) Fiasson & Niemelä
55

49. Fomitiporia punctata (P. Karst.) Murrill


26. Chi Phellinidium (Kotlába) Fiasson & Niemelä
50. Phellinidium ferrugineofuscum (P. Karst.) Fiasson & Niemelä
51. Phellinidium lamaoense (Murrill) Y.C. Dai
27. Chi Fuscoporia Murrill.
52. Fuscoporia torulosa (Pers.) T. Wagner & M. Fisch. (nấm lỗ rỉ sắt nhiều năm)
14. Bộ POLYPORALES (Bộ Nấm lỗ)
16. Họ MERULIACEAE P. Karst.
28. Chi Cymatoderma Jungh.
53. Cymatoderma caperatum (Berk. & Mont.) D.A. Reid
54. Cymatoderma dendriticum (Pers.) D.A.Reid.
55. Cymatoderma elegans Jungh.
29. Chi Rigidoporus Murrill
56. Rigidoporus aff microporus (Sw.) Overeem (1924)
30. Chi Phlebia Fr.
57. Phlebia tremellosa (Schrad.) Nakasone & Burds.
31. Chi Flavodon Ryvarden
58. Flavodon flavus (Klotzsch) Ryvarden.
17. Họ GANODERMATACEAE (Donk) Donk. (Họ Linh chi)
32. Chi Ganoderma Karst.
59. Ganoderma adspersum (Schulzer) Donk
60. Ganoderma ahmadii Steyaert. (nấm Linh chi cận nhiệt đới)
61. Ganoderma amboinense (Lam.: Fr.) Pat. (nấm Lim nâu vân đen)
62. Ganoderma annulare (Lam.: Fr.) Pat.
63. Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. (nấm Linh chi nhiều năm)
64. Ganoderma australe (Fr.) Pat. (nấm Linh chi nhiều năm vỏ cứng)
65. Ganoderma brownii (Murrill) Gilbertson.
66. Ganoderma capense (Lloyd) Teng.
67. Ganoderma cochlear (Bl.& Ness.) Merr.
68. Ganoderma dahlii (Henn.) Aoshima
69. Ganoderma fulvellum Bres.
70. Ganoderma gibbosum (Blume & T. Nees) Pat. (Linh chi nhiều năm có cuống)
56

71. Ganoderma hainanense J.D. Zhao. (nấm Linh chi Hải Nam)
72. Ganoderma lobatum (Cooke.) G.F. Atk.
73. Ganoderma lucidum (W. Curtis.:Fr.) P. Karst. (nấm Lim xanh)
74. Ganoderma luteomarginatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang (nấm Linh
chi mép vàng)
75. Ganoderma mirivelutinum J.D. Zhao
76. Ganoderma multipileum D. Hou, Quart.J.
77. Ganoderma orbiforme (Fr.) Ryvarden
78. Ganoderma oroflavum (Lloyd) C.J. Humphrey, (nấm Linh chi lỗ vàng)
79. Ganoderma philippii (Bres. & Henn. ex Sacc.) Bres.
80. Ganoderma resinaceum Boud
81. Ganoderma rotundatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang.
82. Ganoderma sessile Murr.
83. Ganoderma simaoense J.D. Zhao
84. Ganoderma sinense J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang. (nấm Linh chi tím,
nấm tử chi)
85. Ganoderma steyaertianum B.J. Smith & Sivasith.
86. Ganoderma subtornatum Murrill. (nấm Linh chi lỗ nâu)
87. Ganoderma testaceum (Lev.) Pat.
88. Ganoderma tornatum (Pers.) Bres. (nấm Linh chi đa niên vỏ cứng)
89. Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres.
90. Ganoderma triangulum J.D. Zhao & L.W. Hsu
91. Ganoderma tsugae Murrill.
92. Ganoderma ungulatum J.D. Zhao & X.Q. Zhang.
33. Chi Amauroderma (Pat.) Torrend..
93. Amauroderma auriscalpium (Pers.) Torrend.
94. Amauroderma exile (Berk.) Torrend,
95. Amauroderma guangxiense D. Zhao & X.Q. Zhang,
96. Amauroderma infundibuliforme Wakef.
97. Amauroderma nigrum Rick (nấm Linh chi đen)
98. Amauroderma praetervisum (Pat.) Torrend. (nấm hắc chi giả)
99. Amauroderma preussii (Henn.) Steyacrt.
57

100. Amauroderma rude (Berk.) Torrend


101. Amauroderma rugosum (Blume & Ness: Fr.) Torrend. (hắc chi gồ ghề)
102. Amauroderma scopulosum (Berk.). Imazeki (nấm ống nhỏ lie cuống đen)
103. Amauroderma subresinosum (Murr.) Corner.
104. Amauroderma subrugosum (Bres. & Pat.) Torrend.
105. Amauroderma sp.
34. Chi Haddowia Steyaert.
106. Haddowia longipes (Lév.) Steyaert
107. Haddowia sp.
35. Chi Humphreya Steyaert.
108. Humphreya coffeata (Berk.) Steyaert.
18. Họ FOMITOPSIDACEAE
36. Chi Antrodia P.Karst
109. Antrodia heteromorpha (Fr.) Donk
37. Chi Neoantrodia
110. Neoantrodia variiformis (Peck) Audet
38. Chi Fomitopsis Karst.
111. Fomitopsis castanea Imazeki, Bull.
112. Fomitopsis pinicola (Sw.) P. Karst.
113. Fomitopsis scutellata (Schwein.) Bondartsev & Singer
39. Chi Daedalea Pers.
114. Daedalea dochmia (Berk. & Broome) T. Hatt.
40. Chi Ischnoderma P. Karst.
115. Ischnoderma sp.
41. Chi Laetiporus Murrill
116. Laetiporus gilbertsonii Burds.
42. Chi Niveoporofomes B.K. Cui, M.L. Han & Y.C. Dai
117. Niveoporofomes spraguei (Berk. & M.A. Curtis) B.K. Cui, M.L.Han & Y.C.
Dai
43. Chi Rhodofomes Kotl. & Pouzar
118. Rhodofomes cajanderi (P. Karst.) B.K. Cui, M.L. Han & Y.C. Dai
119. Rhodofomes roseus (Alb. & Schwein.) Vlasák
58

19. Họ POLYPORACEAE Corda.


44. Chi Cerrena S.F.Gray
120. Cerrena drummondii (Klotzsch.) Rmich.
121. Cerrena unicolor (Bull.:Fr.) Murr.
122. Cerrena zonata (Berk.) H.S. Yuan
45. Chi Coriolopsis Murrill.
123. Coriolopsis gallica (Fr.) Ryvarden.
46. Chi Funalia Pat.
124. Funalia caperata (Berk.) Zmitr. & Malysheva
125. Funalia sanguinaria (Klotzsch) Zmitr. & Malysheva
47. Chi Daedaleopsis J. Schröt.
126. Daedaleopsis confragosa (Bolton) J. Schröt.
127. Daedaleopsis tricolor (Bull.) Bondartsev & Singer
48. Chi Hexagonia Fr. (nấm lỗ tổ ong)
128. Hexagonia papyracea Berk.
129. Hexagonia tenuis (Fr.) Fr.
130. Hexagonia variegata Berk.
49. Chi Cellulariella Zmitr. et V. Malysheva
131. Cellulariella acuta (Berk.) Zmitr. & Malysheva
50. Chi Microporus P. Beauv. (nấm ống nhỏ)
132. Microporus affinis (Blume & T. Nees) Kuntze (nấm ống nhỏ hình quạt)
133. Microporus xanthopus (Fr.) Kuntze (nấm ống nhỏ chân vàng)
51. Chi Nigrofomes Murr.
134. Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murr. (nấm đa niên lỗ đen)
52. Chi Perenniporia Murrill
135. Perenniporia fraxinea (Bull.) Ryvarden
136. Perenniporia fraxinophila (Peck.) Ryvarden
137. Perenniporia martia (Berk.) Ryvarden (nấm đa niên ống tầng)
138. Perenniporia sp
53. Chi Pycnoporus P. Karst
139. Pycnoporus cinnabarinus (Jacq.) P. Karst. (nấm lie da cam)
140. Pycnoporus sanguineus (L.) Murrill (nấm lie da cam mỏng)
59

54. Chi Earliella Murrill


141. Earliella scabrosa (Pers.) Gilb. & Ryvarden (nấm lie vỏ nâu hồng)
55. Chi Trametes Fr.
142. Trametes cingulata Berk.
143. Trametes cubensis (Mont.) Sacc.
144. Trametes elegans (Spreng.) Fr.
145. Trametes gibbosa (Pers.) Fr.
146. Trametes hirsuta (Wulf.:Fr.)Pilat. (nấm lỗ da cứng lông thô)
147. Trametes meyenii (Klotzsch) Lloyd.
148. Trametes modesta (Kunze ex Fr.) Ryvarden
149. Trametes ochracea (Pers.) Gilb. & Ryvarden.
150. Trametes orientalis (Yasuda.) Imaz. (nấm lie xám)
151. Trametes palisotii (Fr.) Imazeki
152. Trametes pubescens (Schumach.) Pilat.
153. Trametes robiniophila Murrill.
154. Trametes suaveolens (L.) Fr.
155. Trametes strumosa (Fr.) Zmitr., Wasser & Ezhov.
156. Trametes trogii Berk.
157. Trametes versicolor (L.) Lloyd. (nấm vân chi)
158. Trametes vernicipes (Berk.) Zmitr.
159. Trametes villosa (Sw.) Kreisel
56. Chi Leiotrametes
160. Leiotrametes lactinea (Berk.) Welti & Courtec.
57. Chi Trametopsis Tomsovský
161. Trametopsis cervina (Schwein.) Tomšovský
58. Chi Tyromyces P. Karst.
162. Tyromyces chioneus (Fr.) P. Karst.
59. Chi Aurantiporus Murrill.
163. Aurantiporus fissilis (Berk. & M.A. Curtis) H. Jahn ex Ryvarden
60. Chi Polyporus P. Micheli ex Adans. (nấm nhiều lỗ)
164. Polyporus arcularius (Batsch) Fr. (nấm nhiều lỗ)
165. Polyporus grammocephalus Berk.
60

61. Chi Neofavolus Sotome & T. Hatt.


166. Neofavolus alveolaris (DC.) Sotome & T. Hatt
62. Chi Cerioporus Quél.
167. Cerioporus leptocephalus (Jacq.) Zmitr.
168. Cerioporus meridionalis (A. David) Zmitr. & Kovalenko
169. Cerioporus squamosus (Huds.) Quél.
63. Chi Picipes Zmitr. & Kovalenko
170. Picipes melanopus (Pers.) Zmitr. & Kovalenko
64. Chi Nigroporus Murrill.
171. Nigroporus vinosus (Berk.) Murrill
65. Chi Favolus P. Beauv.
172. Favolus tenuiculus P.Beauv.
66. Chi Lentinus Fr. (nấm phểu)
173. Lentinus levis (Berk. & M.A. Curtis) Murrill
174. Lentinus polychrous Lév.
175. Lentinus sajor-caju (Fr.) Fr. (nấm phểu có vòng)
176. Lentinus squarrosulus Mont.
177. Lentinus tigrinus (Bull.) (nấm phểu da báo, nấm dai)
178. Lentinus velutinus Fr.
179. Lentinus sp
67. Chi Panus Fr. (nấm phểu nông)
180. Panus conchatus (Bull.) Fr.
181. Panus neostrigosus Drechsler-Santos & Wartchow.
182. Panus rudis Fr. (nấm phểu nông tím trắng)
183. Panus similis (Berk. & Broome) T.W. May & A.E. Wood
15. Bộ GLOEOPHYLLALES
20. Họ GLOEOPHYLLACEAE Jülich
68. Chi Gloeophyllum P. Karst.
184. Gloeophyllum sepiarium (Wulfen) P. Karst.
16. Bộ AGARICALES (Nấm tán)
21. Họ SCHIZOPHYLLACEAE Quél.
69. Chi Schizophyllum Fr. (chi nấm chân chim)
61

185. Schizophyllum commune Fr. (nấm chân chim, phiến chi, nấm ve)
22. Họ PLEUROTACEAE Kühner.
70. Chi Pleurotus (Fr.) P. Kumm. (chi nấm Sò)
186. Pleurotus ostreatus (Jacq.) P. Kumm. (nấm sò tím, hương chân ngắn)
187. Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél. (nấm sò trắng)
23. Họ MARASMIACEAE Roze et Kuhner.
71. Chi Anthracophyllum Ces.
188. Anthracophyllum archeri (Berk.) Pegler
189. Anthracophyllum discolor (Mont.) Singer
72. Chi Trogia Fr.
190. Trogia infundibuliformis Berk. & Broome
191. Trogia venenata Zhu L. Yang, Y.C. Li & L.P. Tang
73. Chi Marasmius Fr.
192. Marasmius siccus (Schwein.) Fr.
24. Họ OMPHALOTACEAE Bresinsky
74. Chi Marasmiellus Murrill
193. Marasmiellus candidus (Fr.) Singer
194. Marasmiellus ramealis (Bull.) Singer
75. Chi Lentinula Earle,
195. Lentinula edodes (Berk.) Pegler. (nấm hương)
25. Họ MYCENACEAE Overeem.
76. Chi Favolaschia (Pat.) Pat.
196. Favolaschia cyatheae P.R. Johnst.
77. Chi Mycena (Pers.) Roussel
197. Mycena arcangeliana Bres.
198. Mycena inclinata (Fr.) Quél.
199. Mycena olivaceomarginata (Massee) Massee
200. Mycena parsonsiae G. Stev.
201. Mycena polyadelpha (Lasch) Kühner
202. Mycena tenerrima (Berk.) Quél.
26. Họ POROTHELEACEAE Murrill.
78. Chi Phloeomana Redhead
62

203. Phloeomana alba (Bres.) Redhead.


27. Họ PHYSALACRIACEAE Corne
79. Chi Hymenopellis R.H. Petersen
204. Hymenopellis megalospora (Clements) R.H. Petersen
28. Họ HYDNANGIACEAE Gäum. & C.W. Dodge
80. Chi Laccaria Berk. & Broome
205. Laccaria laccata (Scop.) Cooke (nấm laccaria hồng thịt)
29. Họ TRICHOLOMATACEAE R. Heim ex Pouzar
81. Chi Macrocybe Pegler & Lodge
206. Macrocybe crassa (Sacc.) Pegler & Lodge. (nấm đùi gà)
207. Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge. (nấm trắng lớn)
30. Họ AMANITACEAE R. Heim ex Pouzar
82. Chi Amanita Pers.
208. Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert
209. Amanita rubescens Pers.
210. Amanita aff. xanthogala Bas.
31. Họ AGARICACEAE Chevall.
83. Chi Agaricus L.
211. Agaricus augustus Fr. (nấm hoàng tử)
212. Agaricus placomyces Peck.
84. Chi Lepiota (Pers.) Gray.
213. Lepiota brunneoincarnata Chodat & Martin (nấm ô nhỏ độc)
214. Lepiota cristata (Bolton) P. Kumm.
215. Lepiota erminea (Fr.) P. Kumm.
85. Chi Leucocoprinus Pat.
216. Leucocoprinus birnbaumii (Corda) Sing. (nấm ô vàng)
217. Leucocoprinus cepistipes (Sowerby) Pat.
218. Leucocoprinus cretaceus (Bull.) Locq.
86. Chi Leucoagaricus Locq. ex Singer
219. Leucoagaricus americanus (Peck) Vellinga.
220. Leucoagaricus crystallifer Vellinga
221. Leucoagaricus leucothites (Vittad.) Waser.
63

222. Leucoagaricus aff. rubrotinctus (Peck) Singer


87. Chi Chlorophyllum Massee
223. Chlorophyllum aff brunneum (Farl. & Burt) Vellinga
224. Chlorophyllum hortense (Murrill) Vellinga
225. Chlorophyllum molybdites (G. Mey.) Massee ex P. Syd. (nấm ô phiến xanh)
88. Chi Macrolepiota Singer.
226. Macrolepiota albuminosa (Berk.) Pegler. (nấm mối trắng xám)
89. Chi Bovista Pers.
227. Bovista pila Berk. & M.A.
228. Bovista plumbea Pers. (nấm trứng nhỏ)
229. Bovista sp.
90. Chi Calvatia Fr.
230. Calvatia cyathiformis (Bosc.) Morgan.
231. Calvatia lilacina (Mont. & Berk.) Henn. (nấm trứng “chel boong”)
91. Chi Lycoperdon Pers.
232. Lycoperdon molle Pers.
233. Lycoperdon perlatum Pers.
234. Lycoperdon pyriforme Schaeff. (Nấm trứng hình trái lê)
235. Lycoperdon sp
92. Chi Cyathus Haller.
236. Cyathus striatus (Huds.) Willd. (nấm tổ chim)
93. Chi Disciseda Czern.
237. Disciseda sp
32. Họ COPRINACEAE Overeem & Weese, Icon.
94. Chi Coprinus Pers. (nấm mực)
238. Coprinus comatus (O.F. Müll.) Pers. (nấm mực vảy lớn)
239. Coprinus fuscescens (Schaeff.) Fr.
33. Họ PLUTEACEAE Kotl. & Pouzar.
95. Chi Volvariella Speg. (nấm rơm)
240. Volvariella volvacea (Bull.) Singer (nấm rơm)
34. Họ PSATHYRELLACEAE Vilgalys.
96. Chi Coprinellus P. Karst.
64

241. Coprinellus angulatus (Peck) Redhead, Vilgalys & Moncalvo


242. Coprinellus callinus (M. Lange & A.H. Sm.) Vilgalys.
243. Coprinellus disseminatus (Pers.) J.E. Lange-Fairy Inkcap. (nấm lọng nhỏ)
97. Chi Coprinopsis P. Karst.
244. Coprinopsis atramentaria (Bull.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo
245. Coprinopsis bellula (Uljé) P. Roux & Eyssart.
246. Coprinopsis lagopus (Fr.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo
247. Coprinopsis nivea (Pers.) Redhead
248. Coprinopsis picacea (Bull.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo
249. Coprinopsis stercorea (Fr.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo
98. Chi Parasola (Bull.) Redhead
250. Parasola conopilus (Fr.)
251. Parasola plicatilis (Curtis) Redhead.
99. Chi Psathyrella Fr. ex Quél.
252. Psathyrella candolleana (Fr.) Maire
253. Psathyrella melanthina (Fr.) Kits van Wav.
254. Psathyrella sp.
255. Psathyrella phegophila Romagn. Moser.
256. Psathyrella spadiceogrisea (Schaeff.) Maire
35. Họ STROPHARIACEAE Singer & A.H. Sm
100. Chi Agrocybe Fayod
257. Agrocybe pediades (Fr.) Fayod
101. Chi Pholiota (Fr.) P. Kumm.
258. Pholiota aurivella (Batsch) P. Kumm.
259. Pholiota squarrosa (Vahl) P. Kumm.
102. Chi Stropharia (Fr.) Singer.
260. Stropharia albivelata (Murrill) Norvell & Redhead
36. Họ BOLBITIACEAE Singer.
103. Chi Conocybe Fayod
261. Conocybe tenera (Schaeff.) Fayod.
17. Bộ CORTINARIALES
37. Họ CORTINARIACEAE R. Heim ex Pouzar
65

104. Chi Cortinarius (Pers).


262. Cortinarius flexipes (Pers.) Fr.
263. Cortinarius orellanus Fr.
38. Họ HYMENOGASTERACEAE Vittad.
105. Chi Gymnopilus P. Karst.
264. Gymnopilus aeruginosus (Peck.) Sing. (nấm vảy tím xanh)
265. Gymnopilus luteofolius (Peck) Hesler
106. Chi Hebeloma (Fr.) P.Kumm.
266. Hebeloma laterinum (Batsch) Vesterh.
39. Họ INOCYBACEAE Julich.
107. Chi Inocybe (Fr.) Fr.
267. Inocybe asterospora Quél.
268. Inocybe rimosa (Bull.) P. Kumm. (nấm mũ khía)
108. Chi Crepidotus (Fr.) Staude.
269. Crepidotus hygrophanus Murrill, N. Amer. Fl.
18. Bộ RUSSULALES
40. Họ STEREACEAE Pilat.
109. Chi Stereum Gray. (nấm Da)
270. Stereum complicatum (Fr.) Fr.
271. Stereum hirsutum (Willd.) Pers. (nấm da lông thô)
272. Stereum lacunosum Velen.
273. Stereum lobatum (Kunze ex Fr.) Fr. (nấm da thùy)
274. Stereum ostrea (Blume & T. Nees) Fr. (Nấm da cứng vân vòng)
275. Stereum rugosum Pers.
110. Chi Aleurodiscus Rabenh ex J.Schrot.
276. Aleurodiscus disciformis (DC.) Pat.
41. Họ BONDARZEWIACEAE Kotl. & Pouzar.
111. Chi Heterobasidion Bref.
277. Heterobasidion insulare (Murrill) Ryvarden
42. Họ RUSSULACEAE Lotsy.
112. Chi Russula Pers.:S.F. Gray.
278. Russula cystidiosa Murrill
66

279. Russula emetica (Schaeff.) Pers. (nấm xốp nôn đỏ)


280. Russula paludosa Britzelm.
281. Russula rosea Pers. (nấm chẹo)
282. Russula sanguinaria (Schumach.) Rauschert.
283. Russula xerampelina (Schaeff.) Fr.
19. Bộ BOLETALES nấm ống (Bộ Nấm ống)
43. Họ SERPULACEAE Jarosch & Bresinsky
113. Chi Serpula (Pers.) Gray
284. Serpula lacrymans (Wulfen) J. Schröt.
44. Họ BOLETACEAE Chevall.
114. Chi Boletus
285. Boletus sp.
115. Chi Pulveroboletus Murrill
286. Pulveroboletus sp.
116. Chi Xerocomus Quell.
287. Xerocomus sp.
117. Chi Aureoboletus Pouzar.
288. Aureoboletus sp
45. Họ SCLERODERMATACEAE Corda.
118. Chi Scleroderma Pers.
289. Scleroderma bovista Fr.
290. Scleroderma cepa Pers
291. Scleroderma citrinum Pers. (nấm trứng vỏ cứng)
292. Scleroderma polyrhizum (J.F. Gmel.) Pers.,
293. Scleroderma verrucosum (Bull.) Pers.
46. Họ TAPINELLACEAE C. Hahn.
119. Chi Pseudomerulius Jülich
294. Pseudomerulius aureus (Fr.) Jülich
20. Bộ GEASTRALES (Bộ Nấm sao đất)
47. Họ GEASTRACEAE Corda (Họ Nấm sao đất)
120. Chi Geastrum Pers. (Chi Nấm sao đất)
295. Geastrum fimbriatum Fr. (nấm sao đất)
67

296. Geastrum floriforme Vittad.


297. Geastrum rufescens Pers.
298. Geastrum saccatum Fr.
21. Bộ PHALLALES.
48. Họ PHALLACEAE Corda.
121. Chi Phallus Junius ex L.
299. Phallus indusiatus Vent. (nấm lưới trắng)
300. Phallus multicolor (Berk. & Broome) Cooke. (nấm lưới vàng)
3.2.2. Đặc điểm chung của khu hệ nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
3.2.2.1. Đặc điểm thành phần loài nấm lớn trong khu hệ
Thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam gồm 300 loài,
121 chi, 48 họ, 21 bộ, 7 lớp thuộc 3 ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota, trong đó có: 7 loài, 5 chi, 4 họ, 4 bộ, 2 lớp nấm thuộc ngành
Myxomycota; 11 loài, 8 chi, 5 họ, 3 bộ, 2 lớp nấm thuộc ngành Ascomycota; 282
loài, 108 chi, 39 họ, 14 bộ, 3 lớp nấm thuộc ngành Basidiomycota, chứng tỏ rằng
khu hệ nấm lớn ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam chủ yếu là nấm thuộc ngành
Basidiomycota, còn nấm thuộc ngành Ascomycota và Myxomycota là rất ít. Trong
tổng số 7 lớp nấm nghiên cứu được thì lớp Agaricomycetes chiếm đại đa số ở khu
hệ với 12 bộ, 37 họ, 104 chi và 276 loài. Trong 21 bộ nấm nghiên cứu được thì bộ
Polyporales chiếm đại đa số ở khu hệ với 4 họ, 40 chi, 131 loài, trong 48 họ nấm
nghiên cứu, họ Polyporaceae chiếm đại đa số ở khu hệ với 24 chi, 65 loài. Trong
121 chi nấm nghiên cứu, chi Ganoderma chiếm đại đa số ở khu hệ với 34 loài.
Trong 300 loài nấm nghiên cứu các loài Ganoderma australe, Amauroderma
scopulosum, Trametes hirsuta, Trametes versicolor, Lentinus tigrinus là những loài
thường gặp nhiều nhất trong khu hệ, chỉ xác định được đến tên chi 16 loài:
Haddowia sp., Amauroderma sp., Pereniphora sp., Ischnoderma sp, Bovista sp.,
Calvatia sp., Lentinus sp., và Disciseda sp.,… 284 loài xác định được đến tên loài.
3.2.2.2. Đặc điểm phân bố và vị trí địa lý của nấm lớn trong khu hệ
Núi Ngọc Linh nằm ở phía tây nam của huyện Nam Trà My, bao quanh từ
chân núi lên đến đỉnh núi gồm 7 xã: Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà
Don, Trà Dơn, Trà Leng. Trong đó khu vực chân núi có độ cao 1.200m-1.500m
68

thuộc xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Don, khí hậu nhiệt đới ẩm xen lẫn với á
nhiệt đới do vậy phía bìa rừng nắng nóng, phía trong rừng ẩm ướt, nhiệt độ trung
bình mùa lạnh khoảng 14-18°C, mùa nóng khoảng 20-24°C, kiểu rừng kín lá rộng
thường xanh, thành phần loài nấm ở khu vực này rất đa dạng và phong phú bao gồm
những loài cổ nhiệt đới (Cookeina sulcipes, Flavodon flavus), liên nhiệt đới
(Hypocrea peltata, Inonotus tabacinus), Đông Á (Ấn Độ) (Phellinus adamantinus),
New Zealeng như loài Mycena parsonsiea, Cantharellus wellingtonensis, Việt Nam
và Nam Trung Quốc (các loài trong chi Ganoderma, Amauroderma, Xylaria),
Capuchia (Polyporus grammocephalus), Indonesia (Ganoderma cochlear), Thái
Lan (Marasmius siccus), Lào (các loài trong chi Russula, Geastrum), Malaysia
(Ganoderma philippii), Việt Nam (Coprinus fuscescens). Có vị trí toàn cầu những
loài thuộc chi Geastrum, Lentinus, Daldinia.
Lên đến lưng chừng núi độ cao từ 1.500m-2.000m thuộc các xã Trà Cang,
Trà Nam và thôn 1, thôn 4 của xã Trà Linh, vùng này phần lớn có khí hậu á nhiệt
đới và ôn đới, nhiệt độ ở đây trung bình khoảng 13-15°C ở tháng lạnh và khoảng
18-20°C vào mùa nóng, kiểu rừng á nhiệt đới vùng núi cao và giao thoa giữa vùng
nhiệt đới, ôn đới với loại rừng kín lá rộng, tre nứa và lá kim nên thành phần loài
nấm tương đối đa dạng chủ yếu là loài ở vùng cận nhiệt đới, Á nhiệt đới bao gồm:
loài Hymalaya (Lycoperdon perlatum), phía đông Trung Quốc (Một số loài trong
chi Ganoderma), Nhật Bản (Fuscoporia torulosa). Ngoài ra các loài liên đới bao
gồm các loài thuộc một số vùng như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Á nhiệt đới
(Fuscoporia torulosa), ở các vùng Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Mỹ như loài
Amauroderma auriscalpium, vừa ở Trung Quốc, Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ
như loài Lepiota erminea. Một số còn có loài ở Đông Á (Phellinus adamantinus),
loài châu Á như Annulohypoxylon annulatum.
Ở gần đỉnh núi Ngọc Linh độ cao trên 2.000m thuộc thôn 2, thôn 3 của xã
Trà Linh, nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh khoảng 10-12°C, tháng nóng khoảng
14-17°C ở vùng này thành phần loài nấm chủ yếu là vùng ôn đới châu Âu, ôn đới
châu Á, Đông Âu, Tây Âu. Vùng ôn đới bao gồm các loài thuộc lục địa Châu Âu
như: ở tại Anh có loài Daedaleopsis confragosa, ở vùng ôn đới châu Á và châu mỹ
có loài Stereum rugosum, tại vùng Châu Âu có các loài thuộc chi Scleroderma,
Serpula, vùng ôn đới vừa châu Âu, vừa châu Á có loài Ganoderma resinaceum.
69

3.2.2.3. Đặc điểm phương thức sống và nơi sống của nấm lớn trong khu hệ
Vùng thu thập nấm chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc rừng lá rộng thường xanh,
rừng nguyên sinh có nhiều cây gỗ lớn, loài nấm ở đây có 3 phương thức sống:
Sống hoại sinh: sống hoại sinh trên gỗ gây mục trắng (các loài trong chi
Stereum, Phellinus), sống hoại sinh trên gỗ gây mục nâu (Các loài trong chi
Dacrymyces), hoại sinh gây mục ở lá (Marasmius siccus), hoại sinh ở rễ hoặc ở gốc
thân (các loài trong chi Amauroderma), hoại sinh trên đất (loài Sowerbyella
rhenana và Daldinia concentrica thuộc ngành Ascomycota và các loài trong chi
Mycena thuộc ngành Basidiomycota).
Sống kí sinh: sống kí sinh trên gỗ (Hexagonia tenuis, Perenniporia
fraxinea,), sống kí sinh trên gỗ sau đó lại tiếp tục hoại sinh (các loài trong chi
Ganoderma), kí sinh nhẹ trên cây rồi tiếp tục gây mục (các loài trong chi
Auricularia), kí sinh ở lõi sau đó hoại sinh gây mục nâu (chi Rhodofomes).
Sống cộng sinh: cộng sinh với rễ trong đất (các loài trong chi Phallus,
Geastrum) một số loài thuộc ngành Ascomycota (Pithya cupressina).
3.2.2.4. Đặc điểm chung về giá trị tài nguyên của nấm lớn trong khu hệ
Về giá trị tài nguyên, trong 300 loài nấm lớn nghiên cứu tại khu hệ núi Ngọc
Linh chúng có nhiều giá trị về tài nguyên:
Nấm ăn có giá trị thực phẩm, làm thức ăn thường ngày hay thực phẩm quý
hiếm. Các loài nấm ăn được làm thức ăn hằng ngày như nấm Rơm (Volvariella
volvacea), các loài trong chi mộc nhĩ (Auricularia) vừa ăn được lại vừa là nấm dược
liệu. Loài Hymennopellis megalospora là nấm ăn hiếm gặp. Loài nấm Pleurotus
pulmonarius vừa có giá trị thực phẩm quý vừa làm dược liệu. Loài nấm Panus
similis, ăn được khi còn non, loài nấm Bovista plumbea vừa có giá ăn khi còn non,
vừa có giá trị dược liệu. Loài nấm Coprinus fuscescens và các loài trong chi
Coprinopsis ăn được, nhưng sẽ độc nếu cùng uống với chất chứa Ancol.
Nấm dược liệu bao gồm các loài trong chi Ganoderma, Phellinus có giá trị
dược liệu, loài nấm Pycnoporus sanguineus có giá trị dược liệu quý, loài nấm
Lentinula edodes vừa có giá trị dược liệu quý, vừa ăn được.
Nấm có giá trị làm đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ như loài nấm Microporus
affinis, Microporus xanthopus, Cookeina sulciper ngoài ra các loài Microporus
affinis, Microporus xanthopus chúng cũng có giá trị dược liệu.
70

Nấm độc cho người và một số động vật: nhiều loài nấm đất độc cho người và
động vật, tiêu biểu một số loài trong các chi Lepiota, Leucocoprinus, Parasola,
Conocybe, Cortinarius, Inocybe, Amanita, thuộc nấm ngành Basidiomycota và loài
Hypocrea peltata, Hypocrea rufa thuộc ngành Ascomycota
Có 2 loài nấm Lentinus sajor-caju, Cookeina tricolomba nằm trong sách đỏ
Việt Nam. Loài nấm Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune có giá trị nghiên
cứu sinh lí, sinh hóa. Núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam chưa có ai nghiên cứu về nấm
nên những loài nấm chưa xác định rõ giá trị tài nguyên có tới 161 loài.
3.2.3. Các taxon ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam
Trong khi nghiên cứu và định loại các loài nấm lớn, so sánh với danh lục
nấm lớn của Trịnh Tam Kiệt và tìm kiếm những công bố loài mới của các tác giả
trong nước từ năm 2014 đến nay (Ngô Anh, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Xuân
Thám, Trần Thị Mỹ Hạnh…), có 3 taxon bậc chi và 12 taxon bậc loài được ghi
nhận mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.
Taxon bậc chi ghi nhận mới:
1. Họ Pyronemataceae 1. Chi Sowerbyella Nannf.
2. Họ Sarcoscyphaceae 2. Chi Pithya Fuckel
3. Họ Agaricaceae: 3. Chi Disciseda Czern.
Taxon bậc loài ghi nhận mới cho khu hệ nấm Việt Nam:
1. Họ Xylariaceae 1. Daldinia fissa Lloyd.
2. Họ Pyronemataceae 2. Sowerbyella rhenana (Fuckel) J. Moravec
3. Họ Sarcoscyphaceae 3. Pithya cupressina (Batsch) Fuckel.
4. Họ Meruliaceae 4. Cymatoderma caperatum (Berk.& Mont) D.A. Reid.
5. Họ Physalacriaceae 5. Hymenopellis megalospora (Clements) R.H. Petersen
6. Họ Agaricaceae 6. Chlorophyllum hortense (Murrill) Vellinga
7. Bovista pila Berk. & M.A.
7. Họ Strophariaceae 8. Stropharia albivelata (Murrill) Norvell & Redhead
8. Họ Bondarzewiaceae 9. Heterobasidion insulare (Murrill) Ryvarden
9. Họ Russulaceae 10. Russula cystidiosa Murrill
10. Họ Serpulaceae 11. Serpula lacrymans (Wulfen) J. Schröt.
11. Họ Geastraceae 12. Geastrum floriforme Vittad.
71

3.3. Đa dạng nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở


núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ, 3 lớp phụ, 7 lớp, thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota đã xác định, được đánh giá mức độ đa dạng như sau:
3.3.1. Đa dạng thành phần loài
3.3.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành
Thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Quảng Nam rất phong phú:
Bảng 3.3.1. Phân bố taxon trong các ngành
TT Tên ngành Lớp Bộ Họ Chi Loài
SL % SL % SL % SL % SL %
1 Myxomycota 2 28,57 4 19,04 4 8,33 5 4,13 7 2,33
2 Ascomycota 2 28,57 3 14,29 5 10,42 8 6,61 11 3,67
3 Basidiomycota 3 42,86 14 66,67 39 81,25 108 89,26 282 94
Tổng 7 100 21 100 48 100 121 100 300 100
Ngành Myxomycota, ở Ngọc Linh, Quảng Nam có số taxon bậc lớp, bộ, họ,
chi, loài thấp nhất: 2 lớp (chiếm 28,57% taxon bậc lớp), 4 bộ (Chiếm 19.04% taxon
bậc bộ), 4 họ (chiếm 8,33% taxon bậc họ), 5 chi (chiếm 4,13% taxon bậc chi), 7 loài
(chiếm 2,33% taxon bậc loài).
Ngành Ascomycota, ở Ngọc Linh, Quảng Nam có số taxon bậc lớp, bộ, họ,
chi, loài thấp: 2 lớp (chiếm 28,57% taxon bậc lớp), 3 bộ (Chiếm 14,29% taxon bậc
bộ), 5 họ (chiếm 10,42% taxon bậc họ), 8 chi (chiếm 6,61% taxon bậc chi), 11 loài
(chiếm 3,67% taxon bậc loài).
Ngành Basidiomycota, ở Ngọc Linh, Quảng Nam có các taxon bậc bộ, họ,
chi loài chiếm ưu thế nhất: có 3 lớp (Chiếm 42,86% taxon bậc lớp), có 14 bộ
(Chiếm 66,67% taxon bậc bộ), 39 họ (chiếm 81,25% taxon bậc họ), 108 chi (chiếm
89,26% taxon bậc chi), 282 loài (chiếm 94% taxon bậc loài).
Như vậy, trong 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota thì
ngành Basidiomycota chiếm ưu thế nhất về cả taxon bậc lớp, bộ, họ, chi, loài. Để
chứng minh sự đa dạng của 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota
chúng tôi so sánh với vùng thừa thiên huế và Việt Nam
Bảng 3.3.2. chứng minh sự phong phú của 3 ngành nấm lớn, so sánh giữa
Quảng Nam với (Huế, Ngô Anh 2003) và (Việt Nam, Trịnh Tam Kiệt 2014):
72

Bảng 3.3.2. Phân bố taxon của 3 ngành ở Việt Nam, Huế và Quảng Nam
Bậc taxon Myxomycota Ascomycota Basidiomycota
VN Huế QN VN Huế QN VN Huế QN
Lớp SL 2 2 2 6 1 2 6 1 3
(%) 100 100 100 100 16,67 33,33 100 16,67 50
Bộ SL 5 3 4 19 3 3 24 22 14
(%) 100 60 80 100 15,79 15,79 100 91,67 53,33
Họ SL 7 3 4 42 3 5 88 49 39
(%) 100 42,86 57,14 100 7,14 11,9 100 55,68 44,31
Chi SL 13 3 5 95 6 8 351 125 108
%) 100 23,08 38,46 100 6,31 8,42 100 35,61 30,77
Loài SL 23 3 7 318 7 11 1473 336 282
(%) 100 13,04 30,43 100 2,20 3,45 100 22,81 19,14
Ngành Myxomycota và ngành Ascomycota ở Ngọc Linh, Quảng Nam đều có
số taxon các bậc cao hơn ở Huế, cụ thể như sau: ngành Myxomycota có số taxon
bậc lớp ở 3 vùng đều bằng nhau, số taxon bậc bộ ở Quảng Nam chiếm 80%, bậc họ
chiếm 57,14%, bậc chi chiếm 38,46%, bậc loài chiếm 30,43% so với Việt Nam,
trong khi đó số bậc, bậc họ, bậc chi, bậc loài ở Huế chiếm tỷ lệ lần lượt là 60%,
42,86%, 23,08%, và 13,04%. Ngành Ascomycota, số taxon lớp 33,33%, bậc bộ
chiếm 15,79%, bậc họ chiếm 11,9%, bậc chi chiếm 8,42%, bậc loài chiếm 3,45% so
với Việt Nam, còn ở Huế tỷ lệ này lần lượt là 16,67%, 15,79%, 7,14%, 6,31%, 2,2%
Ngành Basidiomycota, ở Ngọc Linh, Quảng Nam số taxon lớp chiếm 50%,
bậc bộ chiếm 53,33%, bậc họ chiếm 44,31%, bậc chi chiếm 30,77%, bậc loài chiếm
19,14% so với Việt Nam. Tỷ lệ các bậc taxon lớp ở Ngọc Linh cao hơn ở Huế, còn
các taxon bậc bộ, họ, chi, loài đều thấp hơn. Tuy các taxon bậc bộ, họ, chi, loài của
ngành Basidiomycota ở Ngọc Linh Quảng Nam thấp hơn Huế, nhưng số mẫu thu
thập ở Quảng Nam chỉ nằm ở vùng núi Ngọc Linh, còn số mẫu thu thập được ở Huế
nằm nhiều vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế (núi, đồi, ven biển, đồng bằng), điều này
càng chứng minh sự đa dạng của 3 ngành nấm lớn tại Ngọc Linh, Quảng Nam.
3.3.1.2. Đa dạng ở mức độ lớp
Trong 3 ngành nấm lớn đã xác định được 7 taxon bậc lớp, trong đó có các
taxon bậc bộ, họ, chi, loài của từng lớp ở bảng 3.3.3.
73

Bảng 3.3.3. Phân bố taxon bậc lớp


TT Tên lớp Bộ Họ Chi Loài
SL % SL % SL % SL %
1 Myxomycetes 3 14,29 3 6,25 4 3,31 6 2
2 Ceratiomyxomycetes 1 4,76 1 2,08 1 0,83 1 0,33
3 Sordariomycetes 2 9,52 3 6,25 5 4,13 7 2,33
4 Pezizomycetes 1 4,76 2 4,16 3 2,48 4 1,33
5 Tremellomycetes 1 4,76 1 2,08 1 0,83 2 0,66
6 Dacrymycetes 1 4,76 1 2,08 3 2,48 4 1,33
7 Agaricomycetes 12 57,14 37 77,08 104 85,95 276 92
Tổng 21 100 49 100 121 100 295 100
Trong 7 lớp xác định được, có lớp Agaricomycetes chiếm tuyệt đại đa số với
12 bộ (57,14% taxon bậc bộ), 37 họ (77,08% taxon bậc họ), 104 chi (85,95% taxon
bậc chi), 276 loài (92% taxon bậc loài). Lớp Ceratiomyxomycetes, chỉ có 1 bộ
(4,76% taxon bậc bộ), 1 họ (2,0% taxon bậc họ), 1 chi (0,83% taxon bậc chi), 1 loài
(0,33% taxon bậc loài), là lớp có số bộ, họ, chi, loài thấp nhất. Chứng tỏ lớp
Agaricomycetes có số bộ, họ, chi, loài đa dạng nhất ở khu hệ nấm núi Ngọc Linh,
tỉnh Quảng Nam.
3.3.1.3. Đa dạng ở mức độ bộ
Trong 3 ngành nấm lớn xác định được 21 taxon bậc bộ, số lượng và tỷ lệ các
taxon bậc họ, bậc chi, bậc loài của 21 bộ được thể hiện ở bảng và 3.3.4.
Bảng 3.3.4. Phân bố taxon bậc bộ
TT Tên bộ Họ Chi Loài
SL % SL % SL %
1 Physarales 1 2,08 2 1,65 3 1
2 Stemonitales 1 2,08 1 0,83 1 0,33
3 Trichales 1 2,08 1 0,83 2 0,67
4 Ceratiomyxomyxales 1 2,08 1 0,83 1 0,33
5 Hypocreales 2 4,16 2 1,65 3 1
6 Xylariales 1 2,08 3 2,48 4 1,33
7 Pezizales 2 4,16 3 2,48 4 1,33
8 Tremellales 1 2,08 1 0,83 2 0,67
74

9 Dacrymycetales 1 2,08 3 2,48 4 1,33


10 Auriculariales 1 2,08 1 0,83 6 2
11 Theleforales 1 2,08 1 0,83 1 0,33
12 Cantharellales 1 2,08 1 0,83 2 0,67
13 Hymenochaetales 1 2,08 7 5,79 19 6,33
14 Polyporales 4 8,33 40 33,06 131 43,67
15 Gloeophyllales 1 2,08 1 0,83 1 0,33
16 Agaricales 16 33,33 35 28,93 77 25,67
17 Cortinariales 3 6,25 5 4,13 8 2,67
18 Russulales 3 6,25 4 3,31 14 4,67
19 Boletales 4 8,33 7 5,79 11 3,67
20 Geastrales 1 2,08 1 0,83 4 1,33
21 Phallales 1 2,08 1 0,83 2 0,67
Tổng 48 100 121 100 300 100
Chỉ số trung bình số họ/bộ, số chi/bộ, số loài/bộ của các ngành như sau:
Bảng 3.3.5. Chỉ số trung bình số họ/bộ, số chi/bộ, số loài/bộ
TT Tên ngành Chỉ số trung bình Chỉ số trung bình Chỉ số trung bình số
số họ/bộ số chi/bộ loài/bộ
1 Myxomycota 4 họ /4 bộ (1,00) 5 chi /4 bộ (1,25) 7 loài/4 bộ (1,75)
2 Ascomycota 5 họ/3 bộ (1,67) 8 chi/3 bộ (2,67) 11 loài/3 bộ (3,67)
3 Basidiomycota 39 họ/14 bộ (2,79) 108 chi/14 bộ (7,71) 282 loài/14 bộ (20,14)
Tổng 48 họ/21 bộ (2,29) 121 chi/21 bộ (5,76) 300 loài/21 bộ (14,29)
Ngành Myxomycota có chỉ số trung bình số họ/bộ, chi/bộ, loài/bộ lần lượt là
1,00, 1,25, 1,75 nghĩa là trung bình 1 bộ có 1 họ, 1,25 chi và 1,75 loài, trong 4 bộ,
mỗi bộ đều có 1 họ, riêng bộ Physarales có 2 chi và 3 loài, mức đa dạng cao hơn chỉ
số trung bình (1,25, 1,75) của ngành. Các bộ Stemonitales, Ceratiomyxomyxales
mỗi bộ chỉ có 1 họ (2,04% taxon bậc họ), 1 chi (0,83% taxon bậc chi), 1 loài (0,34%
taxon bậc loài) là các bộ có mức đa dạng thấp.
Ngành Ascomycota có chỉ số trung bình số họ/bộ, chi/bộ, loài/bộ lần lượt là
1,67, 2,67, 3,67, nghĩa là trung bình 1 bộ có 1,67 họ, 2,67 chi và 3,67 loài. Các bộ
Hypocreales, Pezizales có 2 họ, các bộ Xylariales, Pezizales có 3 chi và 4 loài đều
cao hơn các chỉ số trung bình 1,67, 2,67 và 3,67, tuy nhiên chúng vẫn dưới mức chỉ
số trung bình ở cả 3 ngành. Chứng tỏ mức độ đa dạng của các bộ ở ngành này thấp.
75

Ngành Basidiomycota có chỉ số trung bình số họ/bộ, chi/bộ, loài/bộ lần lượt
là 2,79, số là 7,71, số là 20,14, nghĩa là trung bình 1 bộ có 2,79 họ, 7,71 chi và
20,14 loài, chỉ số trung bình này rất cao so với 2 ngành Myxomycota, Ascomycota.
Các bộ có số taxon bậc họ đa dạng, cao hơn chỉ số trung bình 2,79 là Agaricales (16
họ), Boletales (4 họ), Polyporales (4 họ), Cortinariales và Russulales (đều có 3 họ). Các bộ
có số taxon bậc chi đa dạng, cao hơn chỉ số trung bình 7,71 là Polyporales (40 chi),
Agaricales (35 chi). Các bộ có số taxon bậc loài đa dạng, cao hơn chỉ số trung bình
20,14 là Polyporales (131 loài), Agaricales (77 loài). Các bộ Theleforales, Gloeophyllales
mỗi bộ chỉ có 1 họ (2,08% taxon bậc họ), 1 chi (0,83% taxon bậc chi), 1 loài (0,33%
taxon bậc loài) là các bộ ít đa dạng nhất
Trong 21 bộ xác định được: chỉ số trung bình ở cả 3 ngành của họ/bộ, chi/bộ,
loài/bộ lần lượt là 2,29, 5,76 và 14,29. Các bộ có số taxon bậc họ đa dạng cao là
Agaricales (16 họ), Boletales (5 họ), Polyporales (4 họ), Cortinariales và Russulales (đều
có 3 họ). Các bộ có số taxon bậc chi đa dạng cao là Polyporales (40 chi), Agaricales
(35 chi), Hymenochaetales và Boletales (đều có 7 chi). Các bộ có số taxon bậc loài đa
dạng cao là Polyporales (131 loài), Agaricales (79 loài). Các bộ Stemonitales,
Ceratiomyxomyxales, Theleforales, Gloeophyllales chỉ có 1 họ (2,08%), 1 chi
(0,83%), 1 loài (0,33%) là các bộ ít đa dạng nhất. Bộ Agaricales có số taxon bậc họ
cao nhất (16 họ), bộ Polyporales có số taxon bậc chi (38 chi) và bậc loài (131 loài)
cao nhất, 2 bộ này có số taxon các bậc đa dạng nhất trong khu hệ.
3.3.1.4. Đa dạng ở mức độ họ
Đi sâu phân tích taxon bậc họ, các chỉ số trung bình số chi/họ, số loài/họ, số
loài/chi của từng ngành qua bảng 3.3.6. sau:
Bảng 3.3.6. Chỉ chỉ số trung bình số chi/họ, số loài/họ, loài/chi
TT Tên ngành Chỉ số trung bình
số chi/họ số loài/họ số loài/chi
1 Myxomycota 5 chi/4 họ (1,25) 7 loài /4 họ (1,75) 7 loài/5 chi (1,4)
2 Ascomycota 8 chi/5 họ (1,6) 11 loài/5 họ (2,2) 11 loài/7 chi(1,57)
3 Basidiomycota 108 chi/39 họ (2,77) 282 loài/39 họ 7,23) 282 loài/108 chi 2,61)
Tổng 121 chi/48 họ (2,52) 300 loài/48 họ (6,25) 300 loài/121 chi (2,47)
Ngành Myxomycota có 4 họ, 5 chi, 7 loài chỉ số trung bình của số chi/họ,
loài/họ, loài/chi lần lượt là 1,25, 1,75, 1,4 nghĩa là trung bình mỗi họ có 1,25 chi,
1,75 loài và mỗi chi trung bình 1,4 loài. Họ Physaraceae có 2 chi, cao hơn chỉ số
76

(1,25), họ Physaraceae 3 loài, họ Arcyriaceae 2 loài, cao hơn chỉ số (1,75), các chi
Physarum, Arcyria có 2 loài cao hơn chỉ số (1,4), các họ Stemonitaceae,
Ceratiomyxaceae đều có 1 chi (0,83%), 1 loài (0,33%), số taxon các bậc thấp nhất.
Ngành Ascomycota có 5 họ, 8 chi, 11 loài chỉ số trung bình số chi/họ,
loài/họ, loài/chi lần lượt là 1,6, 2,2, 1,57 nghĩa là trung bình mỗi họ có 1,6 chi, 2,2
loài và mỗi chi có 1,57 loài. Các họ Xylariaceae có 3 chi, 4 loài, họ
Sarcoscyphaceae có 2 chi, 3 loài cao hơn chỉ số trung bình chi (1,6), loài (2,2). Chi
Daldinia và Cookeina mỗi chi 2 loài, cao hơn chỉ số (1,57). Các họ Nectriaceae,
Pyronemataceae chỉ có 1 chi (0,83%), 1 loài (0,33%) thấp hơn chỉ số trung bình.
Ngành Basidiomycota có 39 họ, 108 chi, 282 loài, chỉ số trung bình số
chi/họ, loài/họ, loài/chi lần lượt là 2,77, 7,23, 2,61 nghĩa là trung bình mỗi họ có
2,77 chi, 7,23 loài, mỗi chi có 2,61 loài. Có 11 họ với số chi đa dạng, cao hơn chỉ số
(2,77): họ Polyporaceae 24 chi (19,83%), họ Agaricaceae 11 chi (10,17%),
Fomitopsidaceae 8 chi (6,61%), họ Hymenochetaceae 7 chi (5,79%), các họ
Meruliaceae, Ganodermataceae, Psathyrellaceae mỗi họ đều 4 chi, các họ
Dacrymycetaceae, Marasmiaceae, Strophariaceae, Boletaceae mỗi họ đều 3 chi
(2,48%), có 29 họ chỉ số trung bình thấp hơn (2,77). Có 6 họ có số loài đa dạng, cao
cao hơn chỉ số (7,23): Polyporaceae (65 loài), Ganodermataceae (50 loài),
Agaricaceae (28 loài), Hymenochetaceae (19 loài), Psathyllaceae (16 loài),
Fomitopsidaceae (10 loài). Có 33 họ chỉ số chỉ số trung bình thấp hơn 7,23. Có 28
chi có số loài đa dạng, cao hơn chỉ số (2,61): Ganoderma (34 loài), Trametes (18
loài), Amauroderma (13 loài), Phellinus (8 loài), Lentinus (7 loài), các chi Russula,
Auricularia, Coprinopsis, Stereum, Mycena đều có 6 loài, các chi Psathyrella
,Scleroderma, đều có 5 loài, các chi Panus, Lycoperdon, Geastrum, Perenniporia,
Inonotus, Leucoagaricus, đều có 4 loài, các chi Lepiota, Amanita, Cymatoderma,
Cerioporus, Bovista, Cerrena, Leucocoprinus, Hexagonia, Chlorophyllum,
Coprinellus đều có 3 loài. Có 80 chi có số loài thấp hơn (2,61).
Chỉ số trung bình của chi/họ là 2,52 ở cả 3 ngành, các họ có số chi đa dạng là
các họ có hơn 2,52 loài, thể hiện ở bảng 3.3.7. sau:
Bảng 3.3.7. Các họ có số chi đa dạng
TT Tên họ Số chi TT Tên họ Số chi
77

SL % SL %
1 Polyporaceae 24 19,83 7 Psathyrellaceae 4 3,31
2 Agaricaceae 11 9,09 8 Dacrymycetaceae 3 2,48
3 Fomitopsidaceae 8 6,61 9 Marasmiaceae 3 2,48
4 Hymenochetaceae 7 5,79 10 Strophariaceae 3 2,48
5 Meruliaceae 4 3,31 11 Boletaceae 3 2,48
6 Ganodermataceae 4 3,31 12 Xylaryaceae 3 2,48
Tổng 77 63,63
Thống kê 12 họ có số chi đa dạng gồm 77 chi (63,63%), trong đó họ
Polyporaceae có số chi đa dạng nhất 24 chi (19,83%), chỉ có họ Xylariaceae thuộc
ngành Ascomycota, các họ còn lại đều thuộc ngành Basidiomycota. Chứng tỏ mức
độ đa dạng bậc họ thuộc về ngành Basidiomycota.
Chỉ số trung bình số loài/họ ở 3 ngành nấm là 6,25 các họ có số loài đa dạng
là các họ có trên 6,25 loài, được thành lập bảng 3.3.8:
Bảng 3.3.8. Các họ có số loài đa dạng
TT Tên họ Số loài TT Tên họ Số loài
SL % SL %
1 Polyporaceae 65 21,67 5 Psathyllaceae 16 5,33
2 Ganodermataceae 50 16,67 6 Fomitopsidaceae 10 3,33
3 Agaricaceae 28 9,33 7 Stereaceae 7 2,33
4 Hymenochetaceae 19 6,33 Tổng 195 65
Trong 7 họ thống kê được có số loài đa dạng gồm 191 loài (65%), trong đó
họ Polyporaceae có số loài tuyệt đại đa số 65 loài (21,67%), tiếp theo là họ
Ganodermataceae 50 loài (16,67%). Các họ trên đều thuộc ngành Basidiomycota.
Chứng tỏ mức độ đa dạng bậc loài cũng thuộc về ngành Basidiomycota.
3.3.1.5. Đa dạng ở mức độ chi
Mức độ đa dạng của chi lệ thuộc vào số loài nhiều hay ít trong từng chi, chỉ
số trung bình loài/chi của 3 ngành là 2,47, các chi có số loài cao hơn 2,47 là những
chi đa dạng như ở bảng 3.3.9.

Bảng 3.3.9. Các chi có số loài đa dạng


TT Tên chi Số loài TT Tên chi Số loài
78

SL % SL %
1 Ganoderma 34 11,33 16 Perenniporia 4 1,33
2 Trametes 18 6 17 Inonotus 4 1,33
3 Amauroderma 13 4,33 18 Leucoagaricus 4 1,33
4 Phellinus 8 2,67 19 Cymatoderma 3 1
5 Auricularia 6 2 20 Fomitopsis 3 1
6 Russula 6 2 21 Amanita 3 1
7 Lentinus 6 2 22 Coprinellus 3 1
8 Coprinopsis 6 2 23 Cerioporus 3 1
9 Stereum 6 2 24 Bovista 3 1
10 Mycena 6 2 25 Cerrena 3 1
11 Scleroderma 5 1,67 26 Leucocoprinus 3 1
12 Psathyrella 5 1,67 27 Lepiota 3 1
13 Panus 4 1,33 28 Hexagonia 3 1
14 Lycoperdon 4 1,33 29 Chlorophyllum 3 1
15 Geastrum 4 1,33 Tổng 176 58,67
Có 29 chi gồm 176 loài (58,67%), trong đó chi Ganoderma chiếm tuyệt đại
đa số là 34 loài (11,33%), tiếp đến là chi Trametes 18 loài (6%). Trong 28 chi ghi
nhận là đa dạng nói trên đều thuộc ngành Basidiomycota, chứng tỏ sự đa dạng các
loài nấm lớn ở Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam cũng thuộc ngành Basidiomycota.
4.3.2. Đa dạng về phương thức sống của nấm ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng
Nam
Nấm thu nhận chất hữu cơ và năng lượng cho sự sống của mình nhờ quá
trình phân hủy các nguyên liệu hữu cơ đã chết hay còn sống của cơ thể khác, chính
vì điều này, nấm có các phương thức sống như: Hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. Ở
Ngọc Linh, Quảng Nam nấm sống theo 3 phương thức hoại sinh, ký sinh và cộng
sinh, kết hợp với nơi sống như trên gỗ, dưới đất, trên lá, vỏ cây…, thể hiện ở bảng
sau:

Bảng 3.3.10. Đa dạng phương thức sống của nấm


79

TT Nhóm nấm Myxo Asco Basidio Tổng


mycota mycota mycota
SL % SL % SL % SL %
1 Nấm hoại WRSF 7 2,33 9 3 106 35,33 122 40,67
sinh RRSF 16 5,33 16 5,33
BRSF 5 1,67 5 1,67
SSF 2 0,67 60 20 62 20,67
2 Nấm ký sinh PF 6 2 6 2
BRPF 57 19 57 19
MPF 6 2 6 2
3 Nấm cộng SBF 27 9 27 9
sinh
Tổng 7 2,33 11 3,67 282 94 300 100
3.3.2.1. Nấm sống hoại sinh (Saprophytic Fungi)
Đại đa số nấm ở Ngọc Linh sống hoại sinh, chúng hoại sinh trên thực vật
như thân cây, rễ cây, lấy chất hữu cơ của thực vật như xenlulose, hemixenlulose,
lignin, gây mục cho gỗ, hoại sinh trên đất, rơm rạ, xác mùn thực vật, nấm hoại sinh
ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam gồm 204 loài (68%):
Nấm hoại sinh trên gỗ gây mục trắng (white rot saprophytic Fungi)
(WRSF): có 122 loài (40,67%) chúng sử dụng hoàn toàn gỗ mục để sống, phân hủy
toàn bộ xenlulose, hemixenlulose, lignin và một số sản phẩm gỗ nhờ có enzyme
phân hủy là cellulose và lignase. Ở ngành Myxomycota có 7 loài đều là nấm hoại
sinh gây mục trắng (Physarum polycephalum, Stemonitis fusca, Arcyria incarnata,
Ceratiomyxa fruticulosa…). Ở ngành Ascomycota có 9 loài nấm gây mục trắng trên
gỗ (Hypocrea peltata, Annulohypoxylon annulatum, Daldinia concentric, Xylaria
longipes, Cookeina sulcipes…). Ở ngành Basidiomycota có 106 loài gây mục trắng
trên gỗ tiêu biểu ở các chi Phellinus, Ganoderma, Gloeoporus, Inonotus, Lenzites,
Lentinus, Polyporus, Pycnoporus, Stereum, Schizophyllum, Trametes, Trichaptum…
Nấm hoại sinh gây mục ở rễ cây (rot roots saprophytic fungi) (RRSF): nhóm
này có 16 loài (5,33%) đa số trong chi Amauroderma, hoại sinh ở rễ cây nằm trong
đất, hoại sinh sát gốc cây, đại diện là: A.auriscalpium, A.exile, A.guangxiense,
A.infundibulifome, A.niger, A.praetervisum, A.preussii A.rude…
80

Nấm hoại sinh trên gỗ gây mục nâu (brown rot saprophytic Fungi) (BRSF):
có 5 loài (1,69%) nấm này chỉ phân hủy xenlulose, hemixenlulose không phân hủy
lignin do vậy để lại trên gỗ màu đỏ nâu. Loại nấm gây mục nâu chỉ ở ngành
Basidiomycota: Dacrymyces chrysopermus, Dacrymyces stillatus, Dacryopinax
spathularia Niveoporofomes spraguei, Gloeophyllum saepiarium.
Nấm hoại sinh trên đất (soil saprophytic Fungi) (SSF): có 62 loài (20,67%)
nhóm nấm này phân hủy chất hữu cơ trong đất như xác cây mục, lá mục, một số lấy
chất hữu cơ từ rơm rạ, phân động vật…nhóm nấm này là nấm tiên phong cho việc
phân hủy chất hữu cơ tạo lớp mùn cho sâm Ngọc Linh: có 2 loài thuộc ngành
Ascomycota (Sowerbyella rhenana, Pithya cupressina), còn 60 loài thuộc ngành
Basidiomycota, đại diện tiêu biểu ở các chi: Thelephora, Cantharellus, Agaricus,
Leucocoprinus, Coprinus, Coprinellus, Lycoperdon, Lepiota, Macrolepiota…Các
loài hoại sinh trên đất ở Ngọc Linh như một máy xay, xay nhuyễn chất xenlulose,
hemixenlulose và lignin, sợi nấm đi đến đâu cấu trúc đất được thay đổi đến đó, nhờ
đó sâm Ngọc Linh được cung cấp chất đạm và cả protein sót lại của sợi nấm.
3.3.2.2. Nấm sống kí sinh (parasitic Fungi)
Nấm kí sinh bao gồm: kí sinh chuyên tính, bán kí sinh, kí sinh nhẹ, nhóm
này có 69 loài (23%) như sau:
Nấm kí sinh (PF): 6 loài (2%) loài nấm tồn tại trên thực vật còn sống, chúng
lấy chất dinh dưỡng từ cây gỗ còn sống và hại cây. Nhóm nấm này ở núi Ngọc
Linh, tỉnh Quảng Nam thấy ở nấm ngành Basidiomycota (Phellinus adamantinus,
Hexagonia tenuis, Perenniporia fraxinea, Perenniporia, fraxinophila…). Các loài
nấm này chỉ chuyên kí sinh trên cây, khi cây chủ chết thường nấm chết theo, nấm kí
sinh chuyên tính ở núi Ngọc Linh rất ít.
Sau khi kí sinh xong, nấm tiếp tục hoại sinh trên cây gọi là nấm bán kí sinh,
nhóm này có: loài nấm kí sinh trên cây rồi tiếp tục hoại sinh gây mục trắng hay gây
mục nâu ở gỗ (brown rot parasitic Fungi) (BRPF): có 57 loài (19%) thấy ở ngành
Basidiomycota. Phần lớn các loài đa niên ở các chi Ganoderma, Perenniporia,
Nigrofomes, Phellinus…và một số loài ở chi Trametes kí sinh rồi hoại sinh gây mục
trắng. Đặc biệt các loài Daedalea dochmia, Niveoporofomes spraguei, Rhodofomes
roseus, Pleurotus ostreatus kí sinh gây chết cây, rồi hoại sinh gây mục nâu ở gỗ, lấy
81

xenlulose và hemixelulose để lại lignin nên toàn bộ gỗ mục có màu đỏ nâu tạo chất
mùn cho đất.
Loài nấm kí sinh nhẹ trên cây rồi tiếp tục gây mục trắng ở gỗ (mild parasitic
Fungi) (MPF): có 6 loài (chiếm 2%) thuộc chi Auricularia (A.auricular-judae,
A.cornea, A.delicate, A.fucosuccinea, A.mesenterica, A.polytricha).
3.3.2.3. Nấm sống cộng sinh (symbiotic Fungi) (SF)
Loài nấm cộng sinh (SF) phần lớn nấm ở đây cộng sinh với rễ cây: có 27
loài (9%) ở vùng Ngọc Linh, chủ yếu cộng sinh với mặt ngoài của rễ cây, dạng rễ,
thay thế lông hút bởi hệ thống sợi nấm phân nhánh phức tạp, chúng mọc sợi nấm
vào các khoảng giữa gian bào của vỏ cây chủ. Nấm cộng sinh với rễ cây giúp rễ
cung cấp nước và chất hòa tan trong nước một cách nhanh chóng. Đại diện tiêu biểu
cho nhóm nấm này có các loài nấm thuộc ngành Basidiomycota, ở các chi
Aureoboletus, Boletus, Cantharellus, Cortinarus, Inocybe, Laccaria, Rusulla,
Scleroderma, Thelephora,…
Về nơi sống và phương thức sống của nấm ở Ngọc Linh, Quảng Nam, rất đa
dạng thể hiện có 3 phương thức sống chính: sống hoại sinh, sống kí sinh, sống cộng
sinh. Nấm sống hoại sinh chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 204 loài (68%), trong đó hoại
sinh gây mục trắng, gây mục ở rễ cây, gây mục ở đất, gây mục nâu, tiếp theo nấm
sống kí sinh 69 loài (23%): gồm chuyên kí sinh, bán kí sinh, kí sinh nhẹ, nấm sống
cộng sinh với thực vật, phần lớn là cộng sinh với rễ cây 27 loài (9%).
3.3.3. Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm của núi Ngọc Linh,
tỉnh Quảng Nam.
Vùng khảo sát thu thập nấm ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam, ở độ cao từ
1200m đến 2500m, khí hậu ở đây vừa mang tính nhiệt đới, vừa mang tính cận nhiệt
đới lại vừa mang tính ôn đới vì thế thành phần khu hệ nấm lớn ở đây rất đa dạng và
phong phú, bao gồm các yếu tố địa lý và các vùng khác nhau ở bảng 3.3.11.
Bảng 3.3.11. Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm của núi Ngọc
Linh, tỉnh Quảng Nam
TT Vùng địa lý Myxomy Ascomy Basidiomy Tổng
cota cota cota
SL % SL % SL % SL %
1 Nhiệt đới PLTR 1 0,33 12 4 13 4,33
82

PTR 3 1 23 7,33 26 8,67


ATR 9 3 9 3
AATR 5 1,67 5 1,67
VN 19 6,33 19 6,33
SASCTR 1 0,33 28 9,33 29 9,67
Nhiệt đới TRSTR 2 0,67 2 0,67
và cận
nhiệt đới
2 Cận nhiệt EA 1 10 3,33 11 3,67
đới STR 7 2,33 7 2,33
3 Ôn đới ET 1 0,33 2 0,67 34 11,33 37 12,33
AT 1 0,33 13 4,33 14 4,67
ENAT 1 0,33 13 4,33 14 4,67
EAT 11 3,67 11 3,67
4 Bắc Mỹ NAT 1 0,33 17 6,67 18 6
và Bắc NH 8 2,67 8 2,67
bán cầu
5 Toàn cầu CP 5 1,67 1 0,33 21 7 27 9
6 Chưa rõ GMNF 43 14,33 43 14,33
Tổng 7 2,33 11 3,73 282 94 300 100
3.3.3.1. Đa dạng về yếu tố địa lý vùng nhiệt đới (tropical)
Yếu tố địa lý vùng nhiệt đới có chế độ gió mùa nhiệt đới chiếm ưu thế,
chúng ở một số khu vực thuộc các đại dương như Ấn Độ Dương và miền Tây Thái
Bình Dương, miền Nam Á và ở vùng nhiệt đới thuộc châu Phi và ở phần trung tâm
của Nam Mỹ, Ấn Độ, miền đông Trung Quốc, Thượng Hải, bán đảo Arập, ở phần
lớn châu Úc, Mêxico. Ở yếu tố địa lý vùng nhiệt đới, có 101 loài (33,67%) là:
Vùng cổ nhiệt đới (Paleotropical) (PLTR): Bao gồm các loài phân bố khắp
vùng cổ nhiệt đới các Châu Úc, Châu Phi và Châu Á. Ở Ngọc Linh, có 13 loài
(4,33%) thuộc về cổ nhiệt đới trong đó ngành Ascomycota có loài Cookeina
sulciper, ngành Basidiomycota có 10 loài tiêu biểu: Flavodon flavus, Ganoderma
83

amboinense, Amauroderma subresinosum, Funalia sanguinaria, Microporus affinis,


Trametes meyenii, Lentinus sajor-caju....
Vùng liên nhiệt đới (pantropical) (PTR): gồm những loài nhiệt đới mới,
nhiệt đới cổ thuộc ở các vùng Châu Úc, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á, Tây Trung
Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi. Ở Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam có 26 loài
(8,67%) trong đó 3 loài thuộc ngành Ascomycota là Hypocrea peltata, Hypocrea
rufa, Cookeina tricolomba, và 23 loài thuộc ngành Basidiomycota là Auricularia
cornea, A.nigricans, Inonotus tabacinus, Ganoderma orbiforme, Amauroderma
scopulosum, Hexagonia tenuis, Nigrofomes melannoporus, Fomitiporia
punctata, Pycnoporus sanguineus. Ngoài ra loài Amauroderma praetervisum chỉ
gặp ở Nam Mỹ và Việt Nam.
Vùng nhiệt đới châu Á (Asia tropical) (ATR): Có 9 loài (3%) thuộc ngành
Basidiomycota tại Ngọc Linh, Quảng Nam là Cantharellus subalbidus, Phellinus
chrysoloma, Ganoderma gibbosum, Amauroderma infundibulifome, A. niger
Haddowia longipes, Daedalea dochmia.
Vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi (Asia and Africa tropical) (AATR): Có 5
loài (1,67%) thuộc về ngành Basidiomycota: Phellinus allardii, Cymatoderma
dendriticum, C.elegans, Ganoderma fulvellum, Funalia caperata. Riêng F.caperata
còn có ở Châu Mỹ.
Ở núi Ngọc Linh Tỉnh Quảng Nam, loài thuộc vùng Việt Nam (VN) có 19
loài (6,33%), trong đó toàn bộ thuộc ngành Basidiomycota thường gặp các chi
Microporus, Fomitopsis, Trametes ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam như Ba vì,
Tam Đảo, Tây Nguyên, Lâm Đồng.
Vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Trung Quốc (tropical Southeast Asia
and South China) (SASCTR): vùng này có những loài thuộc các nước ở Đông Nam
Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Phillippines, Thái Lan, loài
thuộc cả 2 vùng Việt Nam (VN) phía nam của Trung QuốcLào, Campuchia,
Malaysia, Indonesia, Phillippines, Thái Lan. Có 29 loài (9,67%) thuộc về vùng
(SASCTR): ngành Ascomycota có loài Xylaria longipes, ngành Basidiomycota có
28 loài gặp ở một số loài thuộc chi Ganoderma, Amauroderma, Nigrofomes. Một số
loài gặp ở các vùng khác nhau thuộc Đông Nam Á như loài Trogia
84

infundibuliformis có ở Việt Nam và Campuchia, loài Humphreya coffeata yếu tố


Việt Nam, Trung Quốc cả châu Phi.
3.3.3.2. Đa dạng về yếu tố địa lý vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. (Tropical
and subtropical) (TRSTR)
Có 2 loài thuộc yếu tố địa lý cả 2 vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là
Auricularia delicate, Auricularia fuscosuccinea. Bên cạnh đó 2 loài này được nuôi
trồng nhiều nơi trên thế giới.
3.3.3.3. Đa dạng về yếu tố địa lý vùng cận nhiệt đới. (subtropical) (STR)
Yếu tố địa lý vùng cận nhiệt đới bao gồm phần sa mạc lớn phía nam miền
Trung Á, lục địa cận nhiệt đới (Mecxich, Arizôn, miền đông California, Nêvađa) ở
vùng núi cao châu Á, ở Tây Tạng. Ở ngoài phạm vi miền bờ biển California,
Orêgôn, Oasinhtơn thuộc Bắc Mỹ, ở miền trung Chilê, miền nam châu Úc, miền
cực nam châu Phi (bán đảo Cap). Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới thường thấy ở châu
Á, Bắc Kinh, miền bờ đông Bắc Mỹ ở Oasinhtơn, ở Nam Mỹ: gồm 18 loài (6%)
Vùng Đông Á (East Asia) (EA): vùng này có những loài bao gồm cận nhiệt
đới và ôn đới của dãy Hymalaya đến đông Trung Quốc, Nhật Bản, có 11 loài
(3,67%). Loài Physarum viride thuộc ngành Myxomycota, có 11 loài (3,67%) Đông
Á đều thuộc ngành Basidiomycota tiêu biểu: Polyporus grammocephalus,
Marasmius siccus, Lentinula edodes, Macrocybe crassa, Macrocybe gigantean,
Ganoderma sinense. Đặc biệt loài Hexagonia papyracea có mặt ở vùng Ấn Độ-
Malaysia, nhiệt đới châu Á, châu Úc, loài Lycoperdon excipuliforme thuộc vùng
Hymalaya, Phellinus adamantinus gặp ở Thái Lan, Ấn Độ, Indinesia. Ganoderma
philipii có ở Malaysia và Phillippin.
Vùng Á nhiệt đới (subtropical) (STR): 7 loài (2,3%) đều thuộc ngành
Basidiomycota và cũng được gặp ở vùng tân nhiệt đới như: Lentinus velutinus,
Phellinus gilvus, Ganoderma adspersum, G.ahmadii, G.dahlia, G.australe…
3.3.3.4. Đa dạng về yếu tố địa lý vùng ôn đới (temperate)
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương chiếm diện tích lớn ở miền ôn đới thuộc
hai bán cầu, còn Ấn Độ Dương ở miền ôn đới Nam Bán Cầu. Yếu tố địa lý vùng ôn
đới thấy ở lục địa Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.
Vùng ôn đới có những loài hầu hết thuộc các nước ở Châu Âu như Anh, Đan
mạch, Pháp, Đức, Tây Âu, Đông Âu, Nga...Châu Âu là một châu lục nằm gần như
85

hoàn toàn trong miền ôn đới. Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ôn
đới. Các nước vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương, vào trong nội địa
miền Đông Pháp, Đức, Áo, Czech, Slovakia, Ba Lan v.v… và một phần phía nam
Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần và khí hậu ôn đới lục địa bắt đầu
tăng lên. Còn khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Nam Âu nằm ven bờ Địa
Trung Hải có khí hậu cận nhiệt đới khô: các vùng ôn đới gồm 81 loài (27%)
Vùng ôn đới châu Âu (Europe Temperate) (ET): có 37 loài (chiếm 12,33%)
trên vùng núi cao Ngọc Linh loài Fuligo septic thuộc ngành Myxomycota, loài
Pithya cupressina, Daldinia fissa thuộc ngành Ascomycota. Ngành Basidiomycota
gồm 34 loài: Thelephora atrocitrina, Phellinopsis conchata, Phellinidium
ferrugineofuscum, Perenniporia fraxinea, Perenniporia fraxinophila, Ganoderma
applanatum, Daedaleopsis confragosa, Mycena inclinata, Mycena polyadelpha,
Amanita rubescens, Hebeloma sordescens, Coprinopsis bellulus, Parasola
conopilus, Serpula lacrymans, Scleroderma paradoxum, Aleurodiscus disciformis.
Riêng loài Lepiota clypeolarioides chỉ có ở nước Anh.
Vùng ôn đới châu Á (temperate Asia) (AT): Có 14 loài (4,67%), trong đó 1
loài thuộc ngành Ascomycota là Annulohypoxylon annulatum, 13 loài thuộc ngành
Basidiomycota: Tremella fuciformis, Dacrymyces chrysospermus, Dacrymyces
sitillatus, Phellinus hartigii, Fomitiporia hippophaëicola, Coriolopsis
suberosifusca, Daedaleopsis tricolor, Cellulariella acuta, Ganoderma tropicum,
Trametes strumosa, Panus neostrigosus, Coprinellus micaceus. Ngoài ra loài
Stereum rugosum có ở ôn đới châu Á và châu Mỹ. Một số loài tìm thấy ở New
Zealand như Cantharellus wellingtonensis, Mycena pasonsiea.
Vùng ôn đới châu Âu và Bắc Mỹ (Europe and North America Temperate)
(ENAT): có 14 loài (4,67%) gồm: Fuscoporia torulosa, Mycena olivaceomarginata,
Lepiota erminea, Hebeloma laterinum, Stereum subtomentosum... Ngoài ra, các loài
Pholiota aurivella, Gyrodon lividus còn gặp ở vùng châu Á.
Vùng ôn đới châu Âu và Châu Á (temperate Europe and Asia) (EAT): có 11
loài (3,67%): Ganoderma resinaceum Pycnoporus cinnabarinus Mycena tenerrima.
Ngoài ra loài Dacryopinax spathularia còn xuất hiện ở Nam Mỹ.
3.3.3.5. Đa dạng về yếu tố địa lý vùng Bắc Mỹ và bắc bán cầu (North
America and Northern Hemisphere Temperate)
86

Các nước Châu Mỹ được chia làm 2 phần: Bắc Mỹ có các nước (Canada,
Hoa Kỳ…) được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc và Đại Tây Dương ở
phía Đông, với Thái Bình Dương ở phía Tây và phía Nam. Nam Mỹ có các nước
(Brazil…) được bao quanh bởi biển Thái Bình Dương ở phía Tây, Đại Tây Dương
ở phía Đông và phía Bắc, bởi biển Caribbean ở phía Tây Bắc và được kết nối với
Bắc Mỹ ở phía Đông Bắc. Khí hậu châu Mỹ thay đổi đáng kể giữa các khu vực. Khí
hậu rừng mưa nhiệt đới xuất hiện ở những nơi gần xích đạo như rừng Amazon, rừng
sương mù châu Mỹ. Tại dãy núi Rocky, Andes, ngọn núi cao thường có tuyết phủ.
Vùng ôn đới Bắc Mỹ (North America temperate) (NAT): vùng này thuộc Bắc
bán cầu, mùa đông miền tây đại dương lạnh rõ rệt vì ở đây thường có không khí
o
lạnh từ lục địa tràn tới, biên độ năm của nhiệt độ ở đây khoảng 10-15 C. Vùng này
có 18 loài (7%): thuộc ngành Ascomycota có loài Sowerbyella rhenana; Thuộc
ngành Basidiomycota có 17 loài: Calocera cornea, Cymatoderma caperatum,
Phlebia tremellosa, Ganoderma brownie, G.lobatum, Trametes robiniophila,
Leucoagaricus americanus, Lycoperdon umbrinum, Parasola plicatilis,
Gymnopilus luteofolius, Crepidotus hygrophanus, Stereum complicatum…
Vùng Bắc bán cầu (Northern Hemisphere) (NH) có 8 loài (2,67%) thuộc
ngành Basidiomycota như: Trametes cubensis T.gibbsa, Pycnoporus cinnabarinus,
Inonotus rickii
3.3.3.6. Đa dạng về yếu tố địa lý toàn cầu (Cosmopolite) (CP)
Yếu tố toàn cầu (CP) bao gồm các loài phân bố toàn thế giới: nhiệt đới, cận
nhiệt đới, ôn đới và đôi khi cả hàn đới. Có 27 loài (9%) cả 3 ngành nấm lớn đều có
loài yếu tố toàn cầu, ngành Myxomycota có 5 loài đều phân bố toàn cầu như
Physarum polycephalum, Stemonitis fusca, Arcyria incarnata, Ceratiomyxa
fructiculosa var.flexuosa. Ngành Ascomycota có 1 loài Daldinia concentric. Ngành
Basidiomycota có 21 loài tiêu biểu: Auricularia auricular-judae, A.mesenterica,
Ganoderma lucidum, Cerrena unicolor, Coriolopsis gallica, Trametes hirsute,
T.orientalis, Polyporus arcularius, Cerioporus squamosus, Lentinus levis,
Chlorophyllum molipdies…
3.3.3.7. Chưa tìm thấy tài liệu về yếu tố địa lý (Geo-material not found)
(GMNF)
87

Có 43 loài (14,33%) chưa tìm thấy tài liệu yếu tố địa lý trong đó toàn bộ 43
loài đều thuộc ngành Basidiomycota tiêu biểu như: Dacrymyces chrysospermus,
Phellinus pomaceus, Phellinus robiniae, Amauroderma sp, Haddowia sp,
Perenniporia sp, Trametes suaveolens…
Trong 300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ, 7 lớp, thuộc 3 ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota đã xác định được tại Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam,
chúng mang tính đa dạng về thành phần loài, về nơi sống, phương thức sống và yếu
tố vị trí địa lý cấu thành khu hệ.
Xác định được tính đa dạng thành phần loài ở các mức độ, trong đó ngành
Basidiomycota đa dạng nhất ở tất cả các mức độ gồm: 3 lớp, 14 bộ, 39 họ, 108 chi,
282 loài, ngành Myxomycota có số taxon bậc lớp, bộ, họ, chi, loài thấp nhất: 2 lớp,
4 bộ, 4 họ, 5 chi, 7 loài.
Xác định được tính đa dạng về nơi sống và phương thức sống của nấm ở
Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam, có 3 phương thức sống chính: hoại sinh, kí sinh, cộng
sinh, trong đó nấm sống hoại sinh chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 204 loài (68%), nấm
sống cộng sinh có tỷ lệ thấp nhất gồm 27 loài (9%).
Đa dạng về yếu tố phân bố vị trí địa lý cấu thành khu hệ nấm ở Ngọc Linh
Quảng Nam gồm: yếu tố nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, toàn cầu, và chưa xác định
rõ khu hệ, trong đó Trong đó yếu tố nhiệt đới đa dạng nhất gồm 101 loài (33,67%),
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có độ đa dạng thấp nhất gồm 2 loài (0,67%).
3.4. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota,
Basidiomycota ở Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
300 loài nấm lớn nghiên cứu tại núi Ngọc Linh có nhiều giá trị về tài nguyên,
căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn, có thể chia nấm thành các giá trị thể hiện ở bảng 3.4.1.
Bảng 3.4.1. Giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
TT Giá trị tài nguyên Myxomy Ascomy Basidiomy Tổng
cota cota cota
SL % SL % SL % SL %
1 Nấm ăn REM 28 9,33 28 9,33
YEM 18 6 18 6
88

CEM 12 4 12 4
2 Nấm dược MF 39 13 39 13
liệu FMF 20 6,67 20 6,67
3 Nấm độc PSF 31 10,33 31 10,33
4 Nấm trang trí DF 3 1 3 1
5 Nấm nghiên PBF 3 1 3 1
cứu
6 Nấm hiếm VNRB 1 0,33 1 0,33 2 0,67
7 Nấm có giá MVE 7 2,33 10 3,33 132 44 149 49,67
trị môi
trường
3.4.1. Nấm ăn (Edible mushrooms)
Nấm ăn có 58 loài (19,33%) gồm: ăn quý, ăn được khi còn non và ăn với
điều kiện không vừa ăn vừa uống với ancol.
3.4.1.1. Nấm ăn quý (Rare edible mushroom) (REM)
Những loại nấm có giá trị thực phẩm, làm thức ăn thường ngày, nấm là thực
phẩm quý hiếm bởi nó chứa nhiều protein, axit amin, giàu vitamin B, B1, B2, B6,
B12, C, D, D2, PP,…các chất khoáng (Kali, Photpho), có hàm lượng mỡ thấp,
lượng hydrat cacbon, chất xơ, chất đường cao, và không có độc tố. Kinh nghiệm dân
gian ở vùng núi Ngọc Linh, Quảng Nam cho thấy: nếu nấm mọc trên gỗ thì hầu như là
không độc, chỉ có nấm đó có ăn được hay không ăn được, nếu nấm ăn được thường người
ta phơi khô, cất giữ để dành ăn. Những nấm dạng trứng (ngoài trừ nấm rơm) khi thu hái về
họ cắt hai quả thể, nếu phần vỏ ngoài rời khỏi phần nạc phía trong là nấm ăn, còn phần vỏ
ngoài và phần nạc phía trong không rời nhau là nấm độc. Phần lớn người dân thu hái nấm
về (chọn những nấm non, tươi, không chọn những nấm già và hỏng), ngâm vào nước muối
sau đó rữa sạch rồi mới chế biến.
Có 28 loài (9,33%) nấm ăn thuộc ngành Basidiomycota được người dân làm
thức ăn hằng ngày như trong chi Pleurotus, Geastrum, một số loài khác như:
Dacrymyces chrysospermus, D.spathularia, Agaricus augustus, Macrolepiota
albuminosa, Bovista plumbea, Lycoperdon excipuliforme, L. perlatum, Volvariella
volvacea, Russula paludosa, Pulveroboletus sp, Xerocomus sp…Bên cạnh đó các
loài này cũng có giá trị về dược liệu. Ngoài ra các loài Macrocybe crassa,
89

M.gigantea có quả thể lớn, giá trị dinh dưỡng cao, sản lượng cao có giá trị kinh tế
lớn thường mọc ở rừng gần nhà người dân, cần lưu ý nuôi trồng chủ động sẽ đem
lại lợi ích kinh tế cho địa phương.
3.4.1.2. Nấm ăn được khi còn non (young edible mushrooms) (YEM)
Khi còn non những loài nấm này mềm, khi trưởng thành nó trở nên dai, cứng
chỉ nấu lấy nước có 18 loài (6%) như: Các loài thuộc chi Lentinus, Panus, một số
loài Cerioporus squamosus, Calvatia lilacina, Lycoperdon pyriforme…
3.4.1.3. Nấm ăn được với điều kiện (conditional edible mushrooms) (CEM)
Một số loài nấm có thể ăn được trong điều kiện cho phép, bởi vì nếu vi phạm
các điều kiện đó chúng trở thành nấm độc. Có 12 loài (4%) chủ yếu ở chi
Coprinellus (C.angulatus, C.micaceus, C.atramentaria, C.lagopus…) và một số loài
nấm mực khác: các loài này có thể ăn được nhưng không vừa ăn vừa uống rượu hay
những nước uống có ancol vì chất ancol sẽ làm tan nhanh độc tố coprine.
3.4.2. Nấm dược liệu (Medicinal Fungi) (MF)
Nấm dược liệu có 59 loài (19,67%) gồm: nấm chỉ sử dụng làm dược liệu và
nấm vừa có giá trị thực phẩm vừa làm dược liệu.
3.4.2.1. Nấm sử dụng làm dược liệu
Nấm dược liệu bao gồm các loài nấm có nhiều tác dụng dược lý đã được
nhiều nước châu Á làm thuốc từ thời xưa, đặc biệt là một số loài trong chi
Ganoderma, Phellinus có giá trị dược liệu quý. Người xưa xem linh chi
(Ganoderma lucidum) là một thượng dược, là biểu tượng để dinh dưỡng tinh thần,
niềm hạnh phúc, điều tốt lành, sống lâu, trường sinh bất lão. Nhiều loại nấm còn giữ
một vai trò quan trọng trong việc chữa một số bệnh hiểm nghèo bao gồm chống ung
thư, đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa khử, chống các vật ký sinh, bảo vệ gan,
chống tiểu đường, giúp tiêu hóa, giải độc, … được nhiều nhà khoa học công bố.
Nấm dược liệu ở Ngọc Linh, Quảng Nam, có 39 loài (13%) thuộc ngành
Basidiomycota: chi Ganoderma (G. amboinense, G.annulare G.brownii, G.capense,
G.gibbosum, G.hainanense, G.lobatum, G.oroflavum…), chi Phellinus
(P.adamantinus, P.gilvus, P.hartigii…), chi Pycnoporus (P.cinnabarinus,
P.sanguineus). Một số loài nấm khác có giá trị dược liệu: Phellinopsis conchata,
Flavodon flavus, Amauroderma subresinosum, Rhodofomes roseus, Daedaleopsis
confragosa, Hexagonia tenuis, Cellulariella acuta…
90

3.4.2.2. Nấm làm thực phẩm và dược liệu (food and medicine fungi) (FMF)
Một số loài nấm ăn, có giá trị dinh dưỡng cao có thể sử dụng làm dược liệu.
Ở Ngọc Linh Quảng Nam có 20 loài (6,67%) tiêu biểu ở chi Auricularia
(A.auricula-judae, A.cornea, A.delicata…), chi Ganoderma (G.applanatum,
G.australe, G.lucidum…), chi Lentinus (L.squarrosulus, L.velutinus,
L.neostrigosus…) chi Macrocybe (M.crassa, M.gigantea). Ngoài ra một số loài vừa
có giá trị dược liệu quý, vừa ăn được như: Tremella fuciformis, Trametes versicolor,
Lentinula edodes, Hymennopellis megalospora…Ngoài ra, một số nấm ăn thường
ngày cũng được làm dược liệu chữa bệnh. Một số loài nấm ăn vừa là nấm dược liệu
quý hiếm như: Macrocybe crassa, M.gigantea, Ganoderma subresinosum.
3.4.3. Nấm độc (Poisonous fungi) (PSF)
Nấm độc cho người và một số động vật chỉ có dấu hiệu độc hại từ việc ăn
các độc tố trong nấm. Các triệu chứng có thể thay đổi từ rối loạn tiêu hóa cho đến
chết người. Người dân ở vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam thường bị ngộ độc
nấm do ăn nấm hoang dại và họ không nhận ra nó, mặc dù họ rất thông thạo trong
việc hái nấm làm thức ăn. Nấm độc còn lệ thuộc vào điều kiện sinh thái và môi
trường sống của nó nữa. Theo dân gian nếu nấm mọc trên cây gỗ thì rất ít loài độc.
Nếu nấm mọc ở đất thì khả năng rất nhiều loài nấm độc, khi thu hái người ta rất thận trọng.
Thậm chí nếu biết đó là nấm không độc (nấm hoang dại mọc ở đất rừng), họ vẫn thận
trọng. Khi hái về họ xử lí trước khi ăn, bởi vì theo quan niệm của người dân ở rừng dù là
nấm ăn nhưng nếu có rắn, kiến độc, bò ngang quả thể nấm, nấm đó trở nên độc. Ngoài ra
để nhận biết nấm độc, người dân còn truyền cho nhau những kinh nghiệm bất thành văn
như: không ăn những nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi khó chịu, những loài có vòng cuống,
có bao gốc (trừ nấm rơm, nấm mộc nhĩ và một số loài đã biết).
Ở Ngọc Linh, Quảng Nam có 31 loài nấm độc (10,33%) tiêu biểu những loài độc
gây chết người ngay như các loài trong chi Chlorophyllum, Lepiota: Chlorophyllum
molypdites, Chlorophyllum Hortense, Lepiota brunneoincarnata, Lepiota cristata.
Các loài nấm trong họ Amanitaceae như: Amanita rubescens, Amanita aff.
xanthogata, gây tổn thương cho gan bởi alpha amanitin làm cho người tử vong sau
khi ăn 1-3 ngày, kể cả chất phallotoxin gây rối loạn tiêu hóa cũng tìm thấy ở các
loài nấm này. Một số loài độc cho hệ tiêu hóa: ăn phải nấm này gây nôn, đau bụng,
ỉa chảy…phải cấp cứu bệnh viện ngay nếu ăn nhiều có thể gây tử vong, tiêu biểu ở
91

các loài như: Leucoagaricus americanus, Leucoagaricus leucothites, Leucoprinus


birnbaumii, Gymnopilus aeruginosus, Crepidotus hygrophanus, Russula emetic.
Một số loài nấm độc cho đường hô hấp, khi ăn phải gây khó thở nếu ăn nhiều dễ
dẫn đến tử vong như các loài Conocybe tenera, Parasola plicatilis. Loài
Scleroderma bovista gây độc cho thần kinh, cho da. Loài Cortinarius orellanus gây
suy thận nặng trong vòng 3 tuần sau khi ăn, do trong nấm có độc tố Orellanine.
3.4.4. Nấm làm đồ trang trí (Decorative fungi) (DF)
Những loài nấm gỗ có màu sắc đẹp, bóng, nếu không phải là nấm dược liệu
thường dùng làm đồ trang trí trong nhà, như loài nấm Microporus affinis,
Microporus xanthopus. Ngoài ra loài Cookeina sulciper mặt dù là nấm đất, người ta
sử dụng như để cắm thay hoa.
3.4.5. Nấm có giá trị nghiên cứu sinh lý, hóa sinh (physiological and
biochemical Fungi) (PBF)
Một số loài nấm có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh, dễ nuôi cấy trong
môi trường được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu sinh lý, sinh hóa như loài
nấm Lentinus tigrinus, Schizophyllum commune, Polyporus arcularius, đây cũng là
loài ăn được khi còn non.
3.4.6. Nấm quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (The Vietnam Red Data
Book) (VNRB)
Môi trường sống của nấm bị tác động bởi nhiều yếu tố biến đổi khí hậu nên
bị ô nhiễm, bị tác động xâm hại, rất nhiều loài nấm quý hiếm đang ở tình trạng bị
suy giảm số lượng và dẫn đến tuyệt chủng, tiêu biểu cho loài có tên trong sách đỏ
Việt Nam ở mức độ loài hiếm (R) là: Lentinus sajor-caju, Cookeina tricolomba.
Ngoài ra, Lentinus sajor-caju còn là nấm ăn được khi còn non và loài Cookeina
tricolomba cũng được làm trang trí như thể để cắm thay hoa.
3.4.7. Các loài nấm có khả năng ứng dụng trong bảo vệ môi trường
Ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam có 149 loài (49,67%), trong đó 7 loài
thuộc ngành Myxomycota, 10 loài nấm thuộc ngành Ascomycota và 132 loài nấm
thuộc ngành Basidiomycota không có giá trị cụ thể đối với con người, tuy nhiên
chúng đều có giá trị chung là phân hủy xác thực vật tạo chất mùn cho đất, tạo nên
thảm mục cho môi trường sâm Ngọc Linh.
92

Như vậy, thành phần nấm lớn thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota và
Basidiomycota ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam đa dạng về giá trị tài nguyên bao
gồm: nấm ăn, nấm dược liệu, nấm độc, nấm dùng trang trí, nấm dùng nghiên cứu
sinh lý sinh hóa, nấm có tên trong sách đỏ. Ngoài ra, các loài nấm hoại sinh trên gỗ,
trên đất, tham gia vào tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Một số cộng sinh với rễ cây
có ứng dụng lớn trong nghề trồng trọt. Giá trị tài nguyên của nấm ở Ngọc Linh,
Quảng Nam thật phong phú và vô tận, đã xác định cụ thể 50,33% giá trị tài nguyên
của các loài như nấm ăn, nấm dược liệu, nấm nấm độc, nấm làm đồ trang trí, nấm
có giá trị nghiên cứu sinh lý sinh hóa, nấm được đánh giá là hiếm (R), có 49,67% số
loài phân hủy xác thực vật tạo chất mùn cho đất, tạo điều kiện môi trường cho sâm
phát triển.
3.5. Xây dựng khóa định loại một số nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam.
3.5.1. Khóa định loại 3 ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota
1. Cơ thể dinh dưỡng dạng thể nhầy chính thức .......................1. ngành Myxomycota
1. Cơ thể dinh dưỡng dạng sợi nấm phân nhánh........................................................2
2. Sinh sản bằng bào tử hình thành trong nang .......................... 2. ngành Ascomycota
2. Sinh sản bằng bào tử hình thành trên đảm ......................... 3. ngành Basidiomycota
3.5.2. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Myxomycota
3.5.2.1. Khóa định loại tới lớp của ngành Myxomycota
1. Bào tử bên trong quả thể, có màu khi tạo khối ........................ 1. lớp Myxomycetes
1. Bào tử bên ngoài quả thể, không màu .......................... 2. lớp Ceratiomyxomycetes
3.5.2.2. Khóa định loại tới bộ của lớp Myxomycetes
1. Bào tử có màu tối, màu vàng, màu hồng khi tạo thành đám ............ 1. bộ Trichiales
1. Bào tử màu tím nâu cho đến màu đen ....................................................................2
2. Lớp vỏ ngoài và sợi xoắn không chứa canxi............................... 2. bộ Stemonitales
2. Lớp vỏ ngoài và sợi xoắn chứa canxi..............................................3. bộ Physarales
3.5.2.3. Khóa định loại tới các bậc taxon của các bộ:
1. Bộ Physarales
Họ Physaraceae
1. Quả thể dạng khối tròn, xốp, không cuống .......................................... 1. chi Fuligo
1. Quả thể dạng dĩa lõm, bó tròn thường có cuống .............................2. chi Physarum
93

Chi Physarum
1. Quả thể dạng dĩa lõm màu xanh lam, cuống màu đỏ ..... . 1. Physarum pezizoideum
1. Quả thể dạng bó tròn, vàng cam, vàng xanh, cuống sẫm màu .... 2. Physarum viride
2. Bộ Trichiarales
Chi Arcyria
1. Quả thể màu hồng tím đến hồng gạch, có màng lưới vấn hợp chặt chẽ với nhau,
xoắn cuộn chặt với cuống..............................................................1. Arcyria denudata
1. Quả thể màu hồng nâu đến đỏ nâu, có màng vấn hợp không chặt chẽ với nhau, rất
dễ bong ra ..................................................................................... 2. Arcyria incarnata
3.5.3. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Ascomycota
3.5.3.1. Khóa định loại tới lớp của ngành Ascomycota
1. Nang dạng cầu, chùy, mô đệm có màu sáng ........................1. lớp Sordariomycetes
1. Nang dạng chén, đĩa, mô đệm thường màu sắc đẹp................ 2. lớp Pezizomycetes
3.5.3.2. Khóa định loại tới bộ của lớp Sordariomycetes.
1. Sống trên côn trùng hay trên sâu nhộng, bào tử hình sợi ............. 1. bộ Hypocreales
1. Sống hoại sinh trên gỗ, đất, bào tử hình thoi, tròn ........................... 2.bộ Xylariales
3.5.3.3. Khóa định loại tới các bậc taxon thuộc các bộ:
1. Bộ Hypocreales
1. Quả thể có màu sáng, nang hình thành ở mặt trên quả thể ........... 1. họ Nectriaceae
1. Quả thể sẫm màu, nang hình thành sâu trong mô quả thể ........ 2. họ Hypocreaceae
Chi Hypocrea
1. Thể nang chia thành các thùy, màu vàng chanh cho đến sắc thái hồng da bò, trắng
ở phía trong, kích thước 1-3cm, bào tử không chứa giọt dầu ....... 1. Hypocrea peltata
1. Thể nang dạng bán cầu cho tới dạng chia từng thùy một, không quy luật, mặt màu
nâu, lỗ màu trắng, kích thước 1.5-7mm, bào tử chứa giọt dầu ......... 2. Hypocrea rufa
2. Bộ Xylariales
Họ Xylariaceae
1. Quả thể hình cầu, trụ, chai, bên trong quả thể đồng nhất.......................................2
1. Quả thể hình gối, đĩa, bên không trong đồng nhất ................ 1. chi Annlohypoxylon
2. Bào tử bị tách vỏ trong KOH 10% ...................................................2. chi Daldinia
2. Bào tử không tách vỏ trong KOH 10% ............................................... 3. chi Xylaria
Chi Daldinia
94

1. Quả nang dạng bán cầu, phần dưới hơi tóp, không cuống, có vòng mô đồng tâm,
màu đen, nang 8-10x 60-95µm, bào tử 6-8 x-11,5-15,5µm...1. Daldinia concentrica
1. Quả nang dạng bán cầu, phần dưới lồi thành chân đế có cuống giả, không vòng
mô, đen bóng, nang 9-12 x80-120µm bào tử 7,5-8,5x-14-16µm ... 2. Daldinia fissa
3. Bộ Pezizales
1. Quả thể hình ly cạn, hoại sinh ở đất thông, có cuống ........... 1. họ Pyronemataceae
1. Quả thể hình ly, mọc trên cành và gỗ mục........................... 2. họ Sarcoscyphaceae
Họ Sarcoscyphaceae
1. Quả thể dạng đĩa dẹt, bào tử hình tròn, có giọt dầu ............................. 1. chi Pithya
1. Quả thể dạng ly, bào tử hình thoi, không có giọt dầu ......................2. chi Cookeina
Chi Cookeina
1. Quả thể màu cam, dạng ly, có lông mịn……………………..1. Cookeina sulcipes
1. Quả thể màu đỏ, dạng ly, có lông thô……………………2. Cookeina tricholoma
3.5.4. Khóa định loại các bậc thuộc ngành Basidiomycota
3.5.4.1. Khóa định loại tới lớp của ngành Basidiomycota
1. Đảm đa bào có vách ngăn dọc thành 4 tế bào ..................... 1. lớp Tremellomycetes
1. Đảm đơn bào hình chạc súng ...................................................2. lớp Dacrymycetes
1. Đảm đơn bào, đa bào bởi các vách ngăn ngang ................... 3. lớp Agaricomycetes
3.5.4.2. Khóa định loại tới bộ của các lớp Agaricomycetes
1. Quả thể chất keo, đảm đa bào ................................................... 1. bộ Auriculariales
1. Quả thể không chất keo, dạng ngôi sao, dạng hoa bán hạ .....................................2
1. Quả thể không có chất keo, không có dạng ngôi sao, dạng hoa bán ha. ................3
2. Quả thể dạng sao ...............................................................................2. bộ Geatrales
2. Quả thể dạng hoa bán hạ ................................................................... 3. bộ Phallales
3. Quả thể dạng kèn, bào tầng nhẵn hay dạng gân, dạng nếp gấp 4.bộ Cantharellales
3. Quả thể dạng tán, dạng ô ........................................................................................4
3. Quả thể không có dạng tán, dạng ô ........................................................................6
4. Bào tầng dạng ống ............................................................................ 5. bộ Boletales
4. Bào tầng dạng phiến ...............................................................................................5
5. Quả thể có bao riêng dạng mạng nhện, bào tử màu rỉ sắt ........... 6. bộ Cortinariales
5. Quả thể không có bao riêng dạng mạng nhện, bào tử màu khác ....7. bộ Agaricales
5. Quả thể thịt nấm xốp, sợi nấm phình hình cầu ...............................8. bộ Russulales
95

6. Quả thể có chất da, bào tầng ở mặt dưới quả thể ...................... 9. bộ Thelephorales
6. Quả thể có chất thịt, chất da, chất gỗ, bào tầng ở trên bào thể .............................7
7. Quả thể có thịt nấm màu rỉ sắt .......................................... 10. bộ Hymenochaetales
7. Quả thể có thịt nấm không có màu rỉ sắt................................................................8
8. Quả thể đa dạng, bào tầng hình ống ........................................... 11. bộ Polyporales
8. Quả thể có thịt nấm màu nâu gỉ sắt, bào thể dạng phiến....... 12. bộ Gloeophyllales
3.5.4.3. Khóa định loại tới các bậc taxon thuộc các bộ
1. Bộ Dacrymycetales
Họ Dacrymycetaceae
1. Quả thể dạng khối keo cam, chia thùy không theo quy luật ....... 1. chi Dacrymyces
1. Quả thể gấp nếp chia thùy, đơn độc hay phân nhánh................. 2. chi Dacryopinax
1. Quả thể hình chùy vàng, trắng, đơn độc hay mọc thành cụm .......... 3. chi Calocera
Chi Dacrymyces
1. Quả thể cam vàng, đỏ nâu, cao 1 -2,5cm rộng 6cm, bào tử có hình trụ 18-22 x 6-
8μm, spores in vàng nhạt.............................................. 1. Dacrymyces chrysospermus
1. Quả thể cam vàng, nâu, có đốm nâu, cao 1-4mm, rộng 1-8 mm, bào tử elip dài
đến hình trụ 14-17 x 5-6 μm, spores in trắng .......................... 2. Dacrymyces stillatus
2. Bộ Auriculariales
Chi Auricularia
1. Quả thể dạng tai, có lông mịn ................................................................................2
1. Quả thể dạng tai, có lông thô .................................................................................4
2. Bào tầng dạng phẳng ..............................................................................................3
2. Bào tầng dạng mê lộ, ống nông màu nâu hồng .................... 1. Auricularia delicata
3. Mô nấm chất keo giòn màu nâu hồng, nâu đỏ ............2. Auricularia fuscosuccinea
3. Mô nấm chất keo giòn, màu nâu nhạt ...................... 3. Auricularia auricula-judae
4. Quả thể dạng tai không điển hình, vảy cuộn ngược .......4. Auricularia mesenterica
4. Quả thể dạng tai điển hình .....................................................................................5
5. Mặt bất thụ vàng ôliu, phủ lông sừng hình trụ cong .............. 5. Auricularia cornea
5. Mặt bất thụ nâu nhạt, phủ lông thô hình trụ thẳng ............. 6. Auricularia nigricans
96

3. Bộ Hymenochaetales
Họ Hymenochaetaceae
1. Quả thể một năm, dạng sò, quạt, có sắc tím, mặt trên có lông cứng, mặt lỗ rách
dạng răng, kí sinh trên gỗ ................................................................. 1. chi Trichaptum
1. Quả thể nhiều năm, màu rỉ sắt ................................................................................2
1. Quả thể nhiều năm, màu nâu sẫm, nâu sôcôla, xám nâu, vàng da bò ....................3
2. Quả thể dạng quạt, sò, có lông cứng vàng rỉ ở gần mép, mặt trên có vòng phóng
xạ lồi, đen xám, lỗ rách dạng nanh................................................... 2. chi Fuscoporia
2. Quả thể dạng cục, trong mô và lớp bào tầng có sợi nấm dạng lông cứng lông
cứng hoặc không có lông cứng, mặt trên đen xám, nứt chân chim...... 3. chi Phellinus
3. Quả thể dạng cục bám sát giá thể ...........................................................................4
3. Quả thể non phẳng, nhẵn, xám nâu, trưởng thành có nhiều mụn cục phát triển trên
bề mặt, vàng nhạt ............................................................................ 4. chi Phellinopsis
4. Quả thể chất gỗ, chất bì đính gốc hoặc dạng ngói lợp, thường bề mặt lỗ có những
giọt nước đọng....................................................................................... 5. chi Inonotus
4. Quả thể chất gỗ, chất bì đính gốc, bề mặt lỗ không có giọt nước đọng .................5
5. Quả thể vàng đậm, nhiều tầng, mỗi tầng 4-5mm ........................ 6. chi Fomitiporia
5. Quả thể nâu sôcôla, nâu sẫm, nhiều tầng, mỗi tầng 2-3mm ...... 7. chi Phellinidium
Chi Phellinus
1. Quả thể chỉ có lông cứng ở mô hoặc ở bào tầng hoặc không có lông cứng ..........2
1. Quả thể có lông cứng trên bào tầng và trong mô ...................................................5
2. Quả thể dạng bản mỏng đến thùy, bào tử không màu ...... 1. Phellinus adamantinus
2. Quả thể nhiều năm, non dạng cục, già dạng móng ................................................5
3. Quả thể 10x10x6cm ống nâu vàng, 7-10l/mm, bào tử elip rộng gần như hình cầu,
màu nâu gỉ khi già 4,5-6x4-5µm………………………………...2. Phellinus allardii
3. Quả thể có kích thước lớn hơn, màu nâu đậm, sẫm, đen .......................................4
4. Quả thể kích thước 12x20x(1-7)(10)cm, gần gốc dày 10cm, mép 1-3cm, nhiều
tầng 5-8mm, mặt lỗ màu nâu xám, ống nâu sẫm, mô sôcôla ........3. Phellinus hartigii
4. Quả thể kích thước (5-15) x(10-30)(40) cm, cao 5-10 (20) cm nâu, nâu đậm hoặc
đen, lỗ nâu 6-9mm, 7-8l/mm, ống nâu nhạt, nâu cam, mô nâu vàng, khi tươi có mùi
thơm, bào tử 5-6 x 4.5-5 μ; hình elip rộng nhẵn ......................... 4. Phellinus robiniae
5. Quả thể nhiều năm, dạng cục hay dạng móng .......................................................6
97

5. Quả thể 1 năm đến nhiều năm, dạng phẳng dẹt, chất gỗ mềm, lie gỗ, bào tử đảm
trong suốt, phủ lông gai thô............................................................. 5. Phellinus gilvus
6. Quả thể vẫn ở dạng cục non cho đến khi già, kích thước 20x40 cm màu vàng rỉ,
ống màu nâu gỉ ..........................................................................6. Phellinus pomaceus
6. Quả thể thay đổi dạng cục khi non cho đến khi già dạng móng ............................7
7. Quả thể trải ngược, 10x9x4cm ống mô nâu, mặt lỗ vàng nhạt, 7-10l/mm, bào tử
4,5-6x4-5µm elip rộng xanh đen khi già ................................ 7. Phellinus chrysoloma
7. Quả thể xám (non), đen và nứt theo chiều dọc (già), 30-40x20-25cm, ống nâu,
nâu tím, mô nâu đỏ, bào tử nhẵn, 5.5-7 x 4.5-6μm .................... 8. Phellinus igniarius
Chi Inonotus
1. Nấm hình thành mô đệm gỉ sắt, dạng bán cầu, hình thành bào tử vô tính, quả thể
dạng gỗ mềm, nhiều lông cứng dài 15-40µm, gốc phình 5-10µm.... 1. Inonotus rickii
1. Mô nấm bằng chất gỗ, bào tầng có nhiều lông cứng .............................................2
2. Nấm đính gốc hoặc dạng ngói lợp, nâu hạt dẻ, ống màu nâu sẫm, dài 1-1,5mm,
ống 7-8l/mm, mô màu nâu ......................................................... 2. Inonotus tabacinus
2. Nấm đơn độc, không có màu nâu ...........................................................................3
3. Nấm vàng nhạt, bụi bào tử nâu, bào tử elip 7-11x6-9µm ........ 3. Inonotus hispidus
3. Quả thể dạng củ, dạng u lồi, đen, nứt nẻ, lông cứng nâu, dạng gai phình giữa, bào
tử hình oval, nhẵn, nâu oliu, 7-8x3,5-5,5µm.......................................... 4. Inonotus sp
4. Bộ Polyporales
1. Bào tử có 2 lớp vỏ ............................................................... 1. họ Ganodermataceae
1. Bào tử có 1 lớp vỏ ..................................................................................................2
2. Quả thể trải, bào tầng dạng: mê lộ, gân, ống nông, gai ............... 2. họ Meruliaceae
2. Quả thể dạng chất thịt, chất gỗ, chất bì dai, dạng ống ...........................................3
3. Quả thể dạng chất gỗ, dạng ống ............................................3. họ Fomitopsidaceae
3. Quả thể dạng chất thịt, chất bì dai, chất lie, dạng ống ............... 4. họ Polyporaceae
Họ Ganodermataceae
1. Bào tử 2 lớp hình quả chanh .................................................... 1. chi Amauroderma
1. Bào tử 2 lớp hình trứng, hình oval .........................................................................2
2. Bào tử 2 lớp hình trứng, hay oval cụt đầu .................................... 2. chi Ganoderma
2. Bề mặt bào tử có gờ trang trí đặc biệt ....................................................................3
3. Gờ trang trí có rãnh dọc theo vĩ tuyến từ đỉnh xuống gốc ............. 3. chi Haddowia
98

3. Gờ trang trí có màng ngoài dạng mạng lưới ................................ 4. chi Humphreya
Chi Ganoderma
1. Quả thể nấm một năm .............................................................................................2
1. Quả thể nấm một năm đến nhiều năm.................................................................. 16
1. Quả thể nấm nhiều năm rõ rệt .............................................................................. 20
2. Quả thể có biểu bì bóng nhoáng ..............................................................................3
2. Quả thể có biểu bì ít bóng hay không bóng ......................................................... 14
3. Quả thể có cuống dài ...............................................................................................4
3. Quả thể có cuống to, gồ ghề…………………………..………………..…………8
3. Quả thể có cuống ngắn hay không cuống ...............................................................9
4. Quả thể có cuống mọc lệch, mũ và cuống có màu đen .......1. Ganoderma cochlear
4. Quả thể có cuống mọc bên .....................................................................................5
5. Quả thể màu nâu vàng, nâu đỏ, có hình bán nguyệt đến gần tròn, bào tử 8,5-11.5
x 5,2-6,5µm .............................................................................. 2. Ganoderma lucidum
5. Quả thể màu nâu tím, tím ......................................................................................6
6. Quả thể có màu nâu tím, có vân đồng tâm ............................................................7
6. Quả thể bề mặt đen tím, bào tử 6,5-8 x 9-14µm ................... 3. Ganoderma sinense
7. Quả thể có vân đồng tâm dày, mép vàng ................................ 4. Ganoderma dahlii
7. Quả thể non màu vàng nâu, trưởng thành màu nâu tím, bào tử 5,5-7 x 8,5-
11µm……………………………………………………...5. Ganoderma hainanense
8. Quả thể nâu tím, lớp vỏ rắn chắc, cứng dày................ 6. Ganoderma steyaertanum
8. Quả thể nhiều tán, phân nhánh, nâu đỏ, lớp vỏ mỏng, không rắn chắc, vân vòng
và vân nhăn nheo .................................................................... 7. Ganoderma tropicum
9. Quả thể mọc trên cây lá kim .................................................. 8. Ganoderma tsugae
9. Quả thể mọc trên cây lá rộng ................................................................................10
10. Mũ lớn dạng bán cầu, thận, quạt .........................................................................11
10. Mũ, dạng đống, u lồi, bề mặt màu nâu đen, chất bì dai..9. Ganoderma simaoense
11. Cuống ngắn hay không cuống, bề mặt ống màu vàng, chạm phải chuyển thành
màu nâu, ống 4-5l/mm, bào tử 5,2-6,7 x 8,5-11,5µm ............ 10. Ganoderma capense
11. Quả thể không cuống, ống màu nâu gỉ, nâu đỏ, màu trắng sắc thái vàng ...........12
12. Mũ có gờ phóng xạ, vòng đồng tâm, mô nấm 2 tầng, bào tử hình trứng cụt đầu,
có giọt dầu lớn, 5.2-6.7 x 7.5-10.5µm .............................. 11. Ganoderma resinaceum
99

12. Mũ có gờ phóng xạ, vòng đồng tâm, mô nấm không phân tầng .........................13
13. Gờ phóng xạ, vân vòng đồng tâm rõ ràng, bề mặt nâu đỏ, bào tử hình trứng 6.2-
6.5 x 8.0-8.5µm .................................................................... 12. Ganoderma fulvellum
13. Gờ phóng xạ không rõ, vân vòng đồng tâm sít nhau, bào tử hình trứng cụt đầu,
5.0-7.0 x 7.5-10.5µm ................................................................ 13. Ganoderma sessile
14. Mũ nâu không bóng, vòng đồng tâm đen bóng......... 14. Ganoderma amboinense
14. Mũ màu nâu nhạt, nâu đen, nâu sẫm, không bóng ..............................................15
15. Quả thể có hình bán nguyệt đến gần tròn, màu nâu sẫm, nâu đen, mép vàng, bào
tử 8,5-11 x 5,2-7,5µm ............................................. 15. Ganoderma luteomarginatum
15. Quả thể có bề mặt gợn sóng nhẹ, mép trắng đến nâu nhạt, bào tử 5-6 x 7,5-9µm
............................................................................................... 16. Ganoderma ahmadii
16. Quả thể bóng đen, có cuống, có vòng đồng tâm nhẹ ....17. Ganoderma orbiforme
16. Quả thể ít bóng hay không bóng, không có cuống..............................................17
17. Quả thể không bóng, có vòng đồng tâm rõ, màu nâu đen, nâu hung, có lớp
nhung mịn ..................................................................... 18. Ganoderma mirivelutinum
17. Quả thể không có lớp nhung mịn .......................................................................18
18. Quả thể bề mặt màu nâu đen nhẵn, mép nguyên ................................................19
18. Quả thể bề mặt màu nâu đen, nâu đỏ nhẵn, mép tù .. 19. Ganoderma multipileum
19. Mặt mũ tối, mô dày, bào tử lớn 7,5-9 x 11-13,5µm......... 20. Ganoderma brownii
19. Mặt mũ nâu đen, mô 1,3cm, bào tử 7-9,5 x 5-8µm ........ 21. Ganoderma philippii
20. Quả thể có cuống ngắn, dày .......................................... 22. Ganoderma gibbosum
20. Quả thể không có cuống ......................................................................................21
21. Quả thể có lớp vỏ cứng .......................................................................................22
21. Quả thể không có lớp vỏ cứng ............................................................................28
22. Ống phân tầng không rõ hay không phân tầng ...................................................23
22. Ống phân tầng, bào tử hình trứng 6-10 x 9-13µm .......... 23. Ganoderma australe
23. Biểu bì mặt mũ rất cứng, ống màu nâu, dài 2cm ................................................24
23. Biểu bì mặt mũ cứng, mỏng, dễ bị nứt, ống màu nâu ........................................25
24. Mũ hình bán cầu, độ dày từ mép vào gốc 1-4cm ........... 24. Ganoderma annulare
24. Mũ hình bán cầu, rất to và rất nặng, độ dày từ mép vào gốc 2-8cm, ống dài có
độ dày từ mép 1,2cm, độ dày gốc 2,8 cm ...........................25. Ganoderma testaceum
25. Ống nâu sẫm, hạt dẻ, 1-2cm, bào tử 7-9 x 4,3-6,0µm...26. Ganoderma lobatum
100

25. Ống dài dưới 2cm, bào tử hình trứng ..................................................................26


26. Ống dài dưới 1cm, ống trắng vàng khi bị thương biến thành màu nâu, bào tử
hình bầu dục, khá lớn 7-9 x 10-14µm ................................ 27. Ganoderma oroflavum
26. Ống dài từ 1,3-2cm, bào tử có hình trứng ...........................................................27
27. Ống nâu, nâu sẫm, nâu đỏ, bào tử 7-9 x 4-6,3µm .......... 28. Ganoderma tornatum
27. Ống nâu, xen sợi trắng, bào tử 7,5-11 x 5-7,3µm ... 29. Ganoderma subtornatum
28. Quả thể dạng móng .............................................................................................29
28. Quả thể dạng già bán cầu ....................................................................................30
29. Ống nấm nhiều tầng, dày 1,5-2 cm, giữa các tầng có lớp mô mỏng, cắt ngang có
dạng tam giác .................................................................... 30. Ganoderma triangulum
29. Ống không phân tầng, dày 0,2-0,5 cm, mô 7-8 cm ..... 31. Ganoderma ungulatum
30. Mặt mũ có vòng đồng tâm rõ ràng, gốc tự do .....................................................31
30. Mặt mũ có vòng đồng tâm nhỏ, gốc đính nhau dạng ngói lợp, mô dày, không
phân lớp, ống 2,5cm, lỗ màu trắng sữa đến nâu nhạt ....... 32. Ganoderma rotundatum
31. Mặt mũ mỏng, dễ vỡ khi ấn tay vào, có vòng đồng tâm rõ, ống phân tầng, giữa
có lớp mô mỏng, bào tử nâu nhạt, 7-9 x 4-6,3µm ........... 33. Ganoderma applanatum
31. Mặt mũ sần sùi, nứt, khi tươi mềm dai, khô hóa gỗ cứng, có vòng đồng tâm rõ,
ống phân tầng, bào tử nâu nhạt, 8,5-9,5 x 5,5-6,5µm ....... 34. Ganoderma adspersum
Chi Amauroderma
1. Quả thể có mũ mỏng dưới 1 cm, có cuống dài .....................................................3
1. Quả thể có mũ dày trên 1 cm, có cuống ngắn, thô, hoặc không cuống .................2
2. Quả thể không cuống, hay cuống ngắn, có mũ rộng 6-12cm, màu đen, nhẵn bóng,
mô màu trắng, chất gỗ cứng chắc................................1. Amauroderma subresinosum
2. Quả thể có cuống ngắn màu đen, dài 2 x 1,5cm, mũ rộng 3-10 cm, màu nâu xám,
trắng xám, chất lie ..........................................................2. Amauroderma scopulosum
3a. Cuống đính giữa hay gần giữa .............................................................................4
3b. Cuống đính lưng ...................................................................................................5
3c. Cuống đính lệch hay đính bên ..............................................................................7
4. Cuống dài 10-15 x 0,6-0,8cm màu đen, bóng ................... 3. Amauroderma nigrum
4. Cuống dài 3-10 x 0,3-0,7cm, đen, không bóng .........4. Amauroderma guangxiense
5. Quả thể trung bình hoặc lớn, 4-6 x 8-15 x 0,3-0,7cm, mặt trên xám đen, có vân
đồng tâm, tia phóng xạ, cuống 10-14, rộng 0.5-1cm .... 5. Amauroderma subrugosum
101

5. Quả thể nhỏ, màu nâu tối đến đen ..........................................................................6


6. Quả thể 2,5-4 x 1-2 x 0,3-0,6 cm, nâu tối đến đen, có gờ nổi theo hướng phóng
xạ, cuống dài 5 x 0,5cm .............................................. 6. Amauroderma auriscalpium
6. Quả thể nhỏ 1-2,5 x 0,5-0,8 cm, hình thận đến tròn, nâu đen, vòng đồng tâm,
cuống bóng 7-18 x 0,3-0,9cm, bào tử 7-8x10-12µm, hình trứng..7. Amauroderma sp
7. Gốc cuống có rễ giả................................................................................................8
7. Gốc cuống không có rễ giả.....................................................................................9
8. Quả thể 4-18 x 0,4-1,5cm, cuống dài 5-18 x 0,5-2 cm uốn cong, bào tử hình cầu,
8,5-10,5 x 7,5-9,5µm………………………………….…..8. Amauroderma rugosum
8. Quả thể 7-8 x 10-12 x 0,2-1cm, cuống dài 14-17 x 1-1,5cm, bào tử hình quả
chanh, 10.0-12.0 x 11.3-14 µm ................................................. 9. Amauroderma rude
9. Cuống có lông tơ ...................................................................................................10
9. Cuống không có lông tơ ........................................................................................11
10. Quả thể có tán nhỏ 1,8-2,5 x 0,7-0,8, cm, cuống dài 7-15 x 0,2-0,3 cm, đen xám,
có mép tù, mô màu nâu vàng .................................... 10. Amauroderma praetervisum
10. Quả thể có tán trung bình 7-12 x 0.4-0,5 cm, cuống 17-18 x 0,5-0,9 cm mép
mỏng, mô màu nâu nhạt ..................................................... 11. Amauroderma preussii
11. Quả thể lớn 8-13x15-23 x 0.2-1.0cm, nâu xám, cuống dài 4-9 x 0.5-1.5cm, mép
mỏng, xẻ thùy, cuốn gập xuống dưới khi khô ....... 12. Amauroderma infundibulifome
11. Quả thể nhỏ 4.5-6 x 1.5-2.3 x 0.2-0.3 cm, nâu đen, cuống dài 2-4 x 0.5-2.0cm,
có gờ phóng xạ ra tới mép ....................................................... 13. Amauroderma exile
Chi Haddowia
1. Quả thể không có cuống hay cuống ngắn, dày ............................... 1. Haddowia sp
2. Quả thể có cuống dài ............................................................. 2. Haddowia longipes
Chi Fomitopsis
1. Quả thể lớn 4-15cm, dạng bán cầu già, mặt trên có vân lồi dày hay không phẳng,
xám nâu, xám xanh, mép dày, mặt lỗ trắng ............................. 1. Fomitopsis castanea
1. Quả thể bé, dạng sò hay bán cầu ............................................................................2
2. Quả thể bé 2-5cm, dạng sò, mặt trên có vân lồi, màu vàng, xanh tím, bóng loáng
mép mỏng, mặt lỗ vàng nhạt ..................................................... 2. Fomitopsis pinicola
2. Quả thể bé 1-2cm, bán cầu, xếp chồng lên nhau tạo thành hình móng, mũ đen, hơi
bóng, mặt lỗ trắng, hằng năm mọc thêm lớp mô mỏng ........ 3. Fomitopsis scutellata
102

Chi Rhodofomes
1. Nấm mọc trên thân lá kim, mũ phẳng, có lông mịn sau nhẵn, hồng quế đến xám
và đen khi già, bào tử hình trụ elip, 6x2µm ..........................1. Rhodofomes cajanderi
1. Nấm mọc trên cây lá rộng, mũ dạng bán cầu gồ lên đến dạng móng, nâu hồng và
đen khi già, bào tử hình trái xoan, 6x3µm ................................ 2. Rhodofomes roseus
Họ Polyporaceae
Chi Trametes
1. Mặt mũ có lớp vỏ mỏng .........................................................................................2
1. Mặt mũ không có lớp vỏ mỏng ..............................................................................3
2. Mặt mũ có những vòng nhẵn, sần sùi, mặt lỗ trắng đến nâu bẩn, ống rách dạng
răng, có đoạn bất thụ .................................................................... 1. Trametes meyenii
2. Quả thể chất da, có vân nhiều màu, phủ lông mịn, trắng, vàng, nâu, nâu gỉ, mọc
từng đám dạng ngói lợp, lỗ trắng, vàng nhạt, rách răng cưa .....2. Trametes versicolor
3. Mũ phủ lông thô .....................................................................................................4
3. Mũ phủ lông mịn hay nhẵn ....................................................................................9
4. Mặt trên màu nhạt, trắng nhạt hay vàng nhạt .........................................................5
4. Mặt trên màu đậm, vàng nâu, vàng cam, vàng da bò, nhạt dần ra đến mép ..........7
5. Mũ chất lie, mọc vấn hợp nhau, mép mỏng, có đoạn bất thụ, 10x5-15 dày 0,5-
1,2cm, ống rách dạng phiến, bào tử elip đến trụ 4-7x2-3µm ....... 3. Trametes palisotii
5. Mặt mũ có vòng đồng tâm, mép dày ......................................................................6
6. Lỗ rách ngoằn nghèo, ống 3-4l/mm, bào tử 5,5-7x2-3µm ........ 4. Trametes hirsuta
6. lỗ rách dạng băng, ống 3-5l/mm, bào tử 5,5-8,5x2,5-3,5µm ..... 5. Trametes villosa
7. Quả thể vấn hợp nhau, mũ 2-8x3-13cm, dày 12-20mm, hơi xẻ thùy, thịt nấm
vàng nhạt, ống 2-3l/mm, bào tử không màu 8-12x2,5-3,5µm ......... 6. Trametes trogii
7. Quả thể mọc đơn độc .............................................................................................7
8. Mép thẳng, nguyên, bề mặt có vân rõ, lỗ rách răng cưa ......... 7. Trametes modesta
8. Mép thẳng, mỏng, xẻ thùy răng cưa, lỗ rách hình răng cưa, bào tử 5,5-7,5x2,5-
3µm ............................................................................................ 8. Trametes ochracea
9. Mặt mũ màu nhạt, trắng nhạt, có vân nhạt, trắng nâu nhạt, trắng xám nhạt .........10
9. Mặt mũ màu đậm hơn, nâu đậm, nâu sẫm, nâu hạt dẻ, xanh đen .........................14
10. Mặt mũ có vân rõ rệt ...........................................................................................11
10. Mặt mũ không có vân hay vân không rõ .............................................................12
103

11. Mặt mũ có vân trắng nâu, mụn nhỏ, rộng dưới 4cm, dày dưới 1cm, mô màu
trắng hay nhạt, mặt lỗ mỏng, 3-4l/mm, rách dạng răng ........... 9. Trametes pubescens
11. Mặt mũ có vân trắng xám, rộng hơn 4cm, dày dưới 1cm, bào tử hình trụ gần trụ,
mặt lỗ dày lỗ tròn, 3-4l/mm..................................................... 10. Trametes orientalis
12. Mô xốp thường có mùi khó chịu, bào tử hình elip rộng, mặt lỗ dày hoàn chỉnh,
oval hoặc gần như hình cầu, 7-9x5-7µm, 4-6l/mm ............. 11. Trametes robiniophila
12. Mô không có mùi khó chịu .................................................................................13
13. Mặt mũ trắng hồng, lỗ răng cưa, bào tử 5-7x2-3µm .............12. Trametes elegans
13. Mũ trắng, mặt lỗ dày hoàn chỉnh, mép dày gập xuống, bề mặt phẳng, lỗ răng
cưa 2-3l/mm, bào tử 8-10,5x3-4,5µm ................................... 13. Trametes suaveolens
14. Nấm dạng ngói lợp, vấn hợp nhau, 5-14x7-25, dày 0,5-2,5cm, mũ có mấu lồi,
nâu đen có ánh xanh, mép trắng hơi phân thùy, lỗ dạng răng ... 14. Trametes gibbosa
14. Nấm mọc đơn độc ...............................................................................................15
15. Quả thể chất da, dày 1-3mm, bào tử hình trụ, miệng ống dày, mô vàng cam, lỗ
răng cưa 6-8l/mm ..................................................................... 15. Trametes strumosa
16. Quả thể có vân đồng tâm, chất thịt ......................................................................17
17. Mặt mũ nâu đậm, nâu sẫm, xanh đen, mép dày trắng, vàng, lỗ trắng hồng 3-
5l/mm, bào tử hình trụ, màu vàng nhạt 5,5-7,5x2-3,5µm ........ 16. Trametes cingulata
17. Mặt mũ nâu đến nâu hạt dẻ, cuống ngắn 1-3cm, lỗ màu kem, 6-7l/mm, bào tử
hình trụ, không màu, kích thước 5-7x2-3µm ......................... 17. Trametes vernicipes
Chi Polyporus
1. Nấm đơn độc, mũ mỏng, đính giữa, phủ vảy ......................1. Polyporus arcularius
1. Nấm mọc cụm, mũ nhẵn, đính bên, gờ phóng xạ .... 2. Polyporus grammocephalus
Chi Lentinus
1. Quả thể có vòng cuống rõ rệt ................................................ 1. Lentinus sajor-caju
1. Quả thể không có vòng cuống, mũ và cuống có vảy .............................................2
1. Quả thể không có vòng cuống, mũ và cuống có lông hay nhẵn ............................4
2. Mũ trắng, chuyển màu khác khi già, vảy thưa mềm ..............................................3
2. Mũ nâu, không chuyển màu, 3-5cm, vảy dày nâu sẫm ........ 2. Lentinus polychrous
3. Mũ trắng, khi già vàng, 3-5cm .......................................... 3. Lentinus squarrosulus
3. Mũ trắng, khi già xám, 2-5cm, mũ có vảy da báo….…………4. Lentinus tigrinus
4. Mũ và cuống có lông, kích thước lớn, mỏng .........................................................5
104

4. Mũ và cuống nhẵn, kích thước mũ nhỏ 1,5-3cm, mỏng, cuống ngắn 1-2cm, 3 mũ
trên một cuống chung, mép mũ cuộn xuống dưới ................................. 5. Lentinus sp
5. Mũ và cuống có lông tơ, 6-7cm, mỏng, cuống dài 5-8cm ...... 6. Lentinus velutinus
5. Mũ và cuống có lông dài, 5-7cm, dày, cuống ngắn 2-4cm…...….7. Lentinus levis
Chi Panus
1. Nấm có mũ và cuống lông mịn, mũ rộng, dạng phễu sâu ......................................2
1. Nấm có mũ và cuống lông mịn, mũ nhỏ hơn, dạng phễu nông .............................3
2. Mũ rộng 8-15cm, nâu sẫm, cuống 8-15x0,5-1cm ..................... 1. Panus conchatus
2. Mũ rộng 6-12cm, vàng nâu, cuống 5-8x0,3-0,7cm......................... 2. Panus similis
3. Mũ rộng 3-7cm, vàng nhạt, cuống 3-6x0,5-1cm................... 3. Panus neostrigosus
3. Mũ rộng 2-8cm, trắng tím (non), nâu bẩn (già), cuống 0,5-2cm .......4. Panus rudis
5. Bộ Agaricales
1a. Quả thể dạng sò ....................................................................................................2
1b. Quả thể dạng chuông ............................................................................................3
1c. Quả thể dạng dù ....................................................................................................6
1d. Quả thể dạng rốn, bán cầu lệch hay thận ............................................................10
2. Quả thể xẻ thùy ít hay nhiều, phiến chẻ 2 ở mặt dưới ......... 1. họ Schizophyllaceae
2. Quả thể không xẻ thùy, khi già lõm xuống ................................. 2. họ Pleurotaceae
3. Quả thể lúc non có dạng chuông, về sau trưởng thành có dạng khác ....................4
3. Quả thể từ lúc non đến lúc trưởng thành có dạng chuông .....................................5
4. Quả thể có bao chung, sau phá vỡ bao chung thành dạng dù ......... 3. họ Pluteaceae
4. Quả thể già bán cầu dẹt, cuống dạng củ đâm vào đất ............ 4. họ Physalacriaceae
5. Quả thể có nếp gấp sâu từ đỉnh đến mép, phủ lớp lông nhỏ, cuống mảnh nhỏ ......
..................................................................................................... 5. họ Psathyrellaceae
5. Quả thể có khía nhẹ từ đỉnh ra mép, cuống rỗng ......................... 6. họ Bolbitiaceae
6. Cuống và mũ phủ vảy dạng lông ............................................ 7. họ Omphalotaceae
6. Cuống và mũ không phủ vảy dạng lông ................................................................7
7. Quả thể sau trưởng thành phát triển thành dạng khác ............................................8
7. Quả thể sau trưởng thành vẫn ở dạng dù ...............................................................9
8. Quả thể dạng dù lồi lên ở giữa, sau bán cầu dẹt, lõm ở giữa, cuống nhẵn, màu sắc
nhạt, trên mũ không có vảy hay mụn ............................................... 8. họ Agaricaceae
8. Quả thể non dạng dù, sau đó trải rộng, cộng sinh ở đất ...... 9. họ Tricholomataceae
105

9. Quả thể có màu sắc đẹp, có vòng cuống, có bao gốc, trên mũ thường có vảy hoặc
mụn khác màu ............................................................................... 10. họ Amanitaceae
9. Quả thể có cuống, trắng, lỗ lớn, một số loài phát quang....... 11. họ Porotheleaceae
10. Quả thể bán cầu, sau phẳng, vòng cuống dạng màng .......... 12. họ Strophariaceae
10. Cuống không có vòng dạng màng .......................................................................11
11. Quả thể chất thịt có cuống, mũ có dạng bán cầu, dạng rốn hay cuộn lên thành
mũ lõm, mép cuộn vào trong khi non và trải thẳng hay cuộn ngược lên khi già ......12
11. Phiến có màu trắng hay toàn bộ quả thể có màu trắng .......................................13
12. Mũ trắng xám khi non, đen khi già, mép cuộn ngược ........... 13. họ Corprinaceae
12. Mũ ít thay đổi màu sắc, mép thẳng khi già ......................... 14. họ Hydnangiaceae
13. Quả thể có dạng bán cầu lệch hay thận, mũ nhỏ, phiến màu trắng có gân dạng
bức xạ, cuống ngắn......................................................................15. họ Marasmiaceae
13. Quả thể dạng rốn đến thận, có cuống hay không cuống, toàn bộ quả thể có màu
trắng, dạng phiến lớn ..................................................................... 16. họ Mycenaceae
Chi Amanita
1. Quả thể trắng, có vòng cuống, bao gốc, trên mũ có vảy .............. 1. Amanita cokeri
1. Quả thể có màu sắc đẹp, có vòng cuống, bao gốc, trên mũ có vảy .......................2
2. Quả thể có màu vàng cam, vàng nâu, có vòng cuống, bao gốc, trên mũ có vảy
dạng tháp, cuống phủ vảy gờ mỏng ................................... 2. Amanita aff. xanthogala
2. Quả thể có màu trắng nâu, có vòng cuống, bao gốc, trên mũ có vảy dạng bột trải
mỏng, cuống ít vảy ..................................................................... 3. Amanita rubescens
Họ Agaricaceae
1. Quả thể không cuống .............................................................................................2
1. Quả thể có cuống ngắn ...........................................................................................4
1. Quả thể có cuống dài ..............................................................................................5
2. Quả thể non hình cầu, sau đó phía trên phát triển thành hình quả lê lộn ngược ....3
2. Quả thể non hình cầu hơi dẹp, khi trưởng thành phần vỏ ngoài quả thể mở ra, teo
dần, chỉ tồn tại ở đáy, phần mép trên cùng có thùy nhỏ, cong ............ 1. chi Disciseda
3. Quả thể non hình cầu, sau đó phía trên phát triển thành hình quả lê lộn ngược, vỏ
mềm, khối nội chất phía trong dính liền lớp vỏ ngoài .......................... 2. chi Calvatia
3. Quả thể phía trên hình cầu phía dưới tóp lại bám lấy đất thành hình quả lê ngược,
khi non bề mặt có phủ lớp gai nhỏ, quả thể mở lỗ vuông ở đỉnh .... 3. Chi Lycoperdon
106

4. Quả thể hình bầu dục gần tròn, hình trứng, vỏ mềm, không rễ ......... 4. chi Bovista
4. Quả thể non dạng chùy, phủ lông thô, khi trưởng thành mở cốc dần ra dạng cốc
tóp ở đáy ................................................................................................. 5. chi Cyathus
5. Mũ non dạng cầu, trưởng thành dạng bán cầu dẹt, thẳng, lõm xuống, trên chóp có
vảy nâu, phiến non trắng trưởng thành xanh, có vòng cuống…6. chi Chlorophyllum
5. Mũ non không có dạng cầu ....................................................................................6
6. Mũ nấm dạng bán cầu dẹt ......................................................................................7
6. Mũ nấm dạng dù.....................................................................................................8
6. Mũ dạng chuông đến nón, lồi đỉnh, phủ vảy, bào tử trắng ..... 7. chi Leucocoprinus
7. Phiến nấm non trắng, trưởng thành nâu, bào tử nâu ........................ 8. chi Agaricus
7. Phiến non dày, trắng, mép chia thùy, bào tử trắng .................. 9. chi Leucoagaricus
8. Mũ nấm phủ vảy phân bố thưa dần từ đỉnh ra mép, phần đỉnh có màu đậm, phiến
nấm màu trắng xếp sát nhau ..................................................................10. chi Lepiota
8. Mũ nấm non dạng dù lớn, trưởng thành dạng bán cầu dẹt, không phủ vảy phần
đỉnh có màu đậm, phiến nấm màu nâu hồng xếp sát nhau.......... 11. chi Macrolepiota
Chi Agaricus
1. Mũ đỏ, nâu tím tối, có vảy, vòng nấm có 2 lớp dày………...1. Agaricus augustus
1. Mũ trắng, xám, vàng, có vảy rõ, vòng nấm có 2 lớp dày…2. Agaricus placomyces
Chi Lepiota
1. Mũ nấm dạng bán cầu dẹt, kích thước 3-6cm, mũ phủ vảy đỏ tím hay không phủ
vảy, cuống trắng .........................................................................................................2
1. Mũ nấm dạng dù, bán cầu dẹt, kích thước 5-12cm, mũ phủ vảy dày nâu tím
cuống màu nâu, dạng sợi, phủ vảy ..................................1. Lepiota brunneoincarnata
2. Chóp vảy đỏ tím, vòng nấm trắng dạng màng, hai lớp ............... 2. Lepiota cristata
2. Chóp mũ trơn, màu đỏ, cuống trắng, có vảy, không vòng ......... 3. Lepiota erminea
Chi Leucocoprinus
1. Nấm màu vàng da cam, dạng chuông đến già bán cầu, trưởng thành dạng nón đến
nón phẳng lồi ở đỉnh, phủ vảy màu vàng đậm ............... 1. Leucocoprinus birnbaumii
1. Nấm màu trắng, dạng chuông ................................................................................2
2. Mũ nấm có phủ vảy dạng bột ........................................2. Leucocoprinus cretaceus
2. Mũ nấm không có phủ vảy dạng bột ............................ 3. Leucocoprinus cepistipes
Chi Leucoagaricus
107

1. Mũ nấm dạng chuông, kích thước 1,5-2 cm, màu cam đậm ở chóp, nhạt dần ra
mép. Cuống dài 2-3 cm, có phủ lớp vảy sừng mỏng .... 1. Leucoagaricus americanus
1. Mũ nấm dạng dù, sau trải thành dạng phẳng, bán cầu, kích thước 10-15 cm........2
2. Mũ nấm màu trắng hồng, mép chia thùy nhẹ lúc non, cuống dài 5-7 cm, cuống
trơn màu trắng hồng .............................................. 2. Leucoagaricus aff. rubrotinctus
2. Mũ màu đậm ở chóp, nhạt dần ra đầu mép, cuống dài 7-10cm .............................3
3. Mép chia thùy lúc non, vòng cuống 2 lớp dày ........... 3. Leucoagaricus crystallifer
3. Mũ nấm màu trắng, gần chóp mũ có những vảy nứt to màu đỏ, vảy bị bong ra và
mỏng dần từ chóp đến mép .............................................4. Leucoagaricus leucothites
Chi Chlorophyllum
1. Spore in xanh, phiến lúc đầu trắng, sau xanh lam .............1. Chlorophyllum molybdites
1. Spore in có màu trắng hồng hoặc màu nâu, phiến trắng sau trở nên hồng hay nâu ......... 2
2. Mặt trên trắng, phủ vảy hồng tím, bào tử 4-6 x 7-9 µm ..... 2. Chlorophyllum hortense
2. Mặt trên trắng, phủ vảy nâu, bào tử 6-7 x 8-10 µm..3. Chlorophyllum aff brunneum
Chi Bovista
1. Quả thể dạng trứng, vỏ mềm, không rễ, có cuống nhỏ, quả thể màu trắng kem,
khô trở nên vàng nhạt .............................................................................1. Bovista pila
1. Quả thể dạng trứng, vỏ mềm, có rễ dài, không cuống, xám nâu, xám đen ............2
2. Quả thể có kích thước 1.3-2.3cm, vỏ ngoài mỏng, dễ bong ra, có màu xám đen,
vỏ giữa màu hồng, chất nạc phía trong có độ dai, chứa bào tử ................ 2. Bovista sp
2. Quả thể dạng trứng, giống viên sỏi, màu xám nâu, có rễ giả bao quanh, nằm giữa
đất sỏi, chất nạc phía trong có độ dai, chứa bào tử ........................ 3. Bovista plumbea
Chi Calvatia
1. Quả thể khi mới sinh ra hình cầu, sau đó phát triển thành hình quả lê lộn ngược,
màu trắng hồng ...................................................................... 1. Calvatia cyathiformes
1. Quả thể hình quả lê đến quả đu đủ, căn tròn với phần lồi lõm, khi non vỏ và mô
có màu trắng, khi già xỉn màu hơn, sắc thái tím ............................ 2. Calvatia lilacina
Chi Lycoperdon
1. Quả thể hình cầu, gần giống quả táo, màu trắng khi non, khi già trắng kem hay
vàng nhạt, kích thước 0,5-1,2cm, hoại sinh trên gỗ .............. 1. Lycoperdon pyriforme
1. Quả thể hình cầu, gần giống quả lê, màu trắng khi non, bề mặt phủ lớp lông mịn,
kích thước 2-3cm, hoại sinh ở đất ..............................................................................2
108

2. Quả thể phía trên hình cầu phía dưới tóp lại bám lấy đất thành hình quả lê ngược,
khi non màu trắng hồng nhạt, bề mặt có phủ lớp gai nhỏ ...... 2. Lycoperdon perlatum
2. Quả thể hình cầu 2-5cm, phía dưới tóp bám đất, bề mặt phủ lông nhỏ mịn ..........3
3. Quả thể khi non màu vàng nhạt, sau chuyển nâu nhạt đến nâu vàng, mô nạc lúc
đầu trắng sau nâu vàng đến xám đen ........................................... 3. Lycoperdon molle
3. Quả thể khi non màu nâu nhạt, lớp vỏ ngoài mỏng, mô nạc lúc đầu trắng sau vàng
nhạt cuối cùng chuyển màu nâu vàng ............................................... 4. Lycoperdon sp
Chi Coprinus
1. Mũ dạng trứng, kéo dài thành hình trụ, hình chuông, dài 3-7cm, phát triển gần
phẳng, mũ màu nâu đất, có vảy lúc già, phiến lúc đầu trắng già chuyển đen và tan
thành nước, cuống trắng phủ lông, rỗng giữa ............................. 1. Coprinus comatus
1. Mũ dạng chuông, dài 1-2cm, cuộn ngược lên, mũ nâu bẩn, phiến trắng già chuyển
đen và tan thành nước, cuống trắng phủ lông, rỗng giữa ......... 2. Coprinus fuscescens
Họ Psathyrellaceae
1. Mũ hình chuông đến nón, có nếp gấp, cuống trắng bé, nhẵn ................................2
1. Mũ nấm dạng nón trải phẳng, không nếp gấp, hồng nhạt đến nâu hồng, phiến tự
do trắng có sắc hồng tím, nâu sôcôla, cuống rỗng, trắng ................. 1. chi Psathyrella
2. Mũ kích thước bé 0,5-1,5cm, bề mặt mũ không có vảy.........................................3
2. Mũ kích thước lớn 2-3cm, xám lông chuột, mặt mũ có nếp gấp sâu đến mép, có
vảy màu vàng ở chóp, phiến trắng chuyển đen, cuống trắng, nhẵn ..... 2. chi Parasola
3. Phiến trắng chuyển xám, cuống nhẵn, không sợi mịn ................. 3. chi Coprinellus
3. Phiến trắng chuyển đen như mực, cuống phủ sợi mịn ................ 4. chi Coprinopsis
Chi Coprinellus
1. Mũ nhỏ 0,5-1,5cm, dạng chuông, có nếp gấp mỏng nhỏ .......................................2
1. Mũ lớn 2-4cm, dạng chuông sau trải phẳng, hồng nâu, có nếp gấp sâu, cuống
mảnh, trắng dài ............................................................................1. Coprinellus callinus
2. Mũ sau trải phẳng, nâu sôcôla, cuống trắng dài ................... 2. Coprinellus angulatus
2. Mũ sau đến lọng, trắng đến xám, cuống trắng nhỏ ...... 3. Coprinellus disseminatus
6. Bộ Cortinariales
1. Quả thể dạng dù, mép cuộn lại khi non và trải thẳng khi trưởng thành, có tơ nhện
ở quả thể, cuống đính giữa, thót phần gốc và cong xuống đất .... 1. Họ Cortinariaceae
1. Quả thể dạng dù (non) trải thẳng khi (già), không có tơ nhện ở quả thể ...............2
109

2. Cuống dạng sợi, hình trụ ............................................................. 2. Họ Inocybaceae


2. Cuống dạng sợi, có lông thưa, trắng hoặc tím, rỗng .......3. Họ Hymenogasteraceae
Chi Cortinarius
1. Quả thể dạng dù, chóp nâu đen, sẫm, phiến rời tự do ........... 1. Cortinarius flexipes
1. Quả thể dạng dù màu gỉ sắt, phiến dính ............................. 2. Cortinarius orellanus
Họ Hymenogasteraceae
1. Quả thể nâu nhạt, sẫm, nâu hồng, bụi bào tử nâu hay nâu hồng .... 1. chi Hebeloma
1. Quả thể nâu gỉ sắt, bụi bào tử có nâu gỉ sắt..................................2. chi Gymnopilus
Chi Gymnopilus.
1. Quả thể màu vàng, có lông màu tím trên mũ, dạng dù, sau trải phẳng đến lõm
xuống, mép nứt, cuống dài, tím, dạng sợi, có lông thưa ...1. Gymnopilus aeruginosus
1. Quả thể màu gỉ sắt, có lông trên mũ màu tím nhạt, dạng dù sau trải phẳng, mép
mũ cuốn vào trong, cuống trắng, rỗng ................................ 2. Gymnopilus luteofolius
Họ Inocybaceae
1. Quả thể xám đến vàng rơm, phiến xám đến ôliu, nâu........................ 1. chi Inocybe
1. Quả thể màu vàng kem sáng, phiến rộng, nâu rỉ nhạt ................... 2. chi Crepidotus
Chi Inocybe
1. Quả thể không có mũ khía, màu vàng ôlu, nâu, cuống vàng nâu, phiến nâu, bào tử
có gai, kích thước 6-7 x 9-11µm .............................................. 1. Inocybe asterospora
1. Quả thể có mũ khía, màu vàng rơm, vàng nâu, cuống trắng đến vàng nâu, phiến
vàng nâu, bào tử có gai, 6-8x9-13µm .............................................. 2. Inocybe rimosa
7. Bộ Russurales
1. Quả thể chất da, chất bì dai, mũ có lông, có vân, mép non chia thành thùy hoàn
chỉnh, già rách ra, không cuống .......................................................... 1. họ Stereaceae
1. Quả thể dạng quạt, mọc vấn hợp nhau ................................ 2. họ Bondarzewiaceae
1. Quả thể dạng dù, xốp, đôi khi bị vỡ có dịch sữa .......................... 3. họ Russuraceae
Họ Stereaceae
1. Quả thể chất da, trải sát giá thể, mũ có lông, mép non chia thành thùy hoàn chỉnh,
già rách ra .............................................................................................. 1. Chi Stereum
1. Quả thể chất da trải sát, mũ có lông, mép không chia thùy ...... 2. Chi Aleurodiscus
Chi Stereum
1. Quả thể dạng quạt……………………………………………………………..….2
110

1. Quả thể dạng trải, bám sát giá thể ..........................................................................4


2. Quả thể có nhiều vân đồng tâm xếp sít nhau, không cuống ..................................3
2. Mũ mọc thành ngói lợp, kích thước 1,5-7 x 2-10 cm, có cuống, màu vàng úa, hay
xanh rêu, có nhiều vân đồng tâm xếp sít nhau, mép gợi sóng .......... 1. Stereum ostrea
3. Quả thể kích thước 2-3cm, không cuống, bám sát giá thể, mọc đơn độc hay thành
cụm 2-3 cái, có nhiều vân đồng tâm, màu xám đến xanh rêu, mặt lỗ khi non màu
trắng, trưởng thành chuyển sang hồng ................................... 2. Stereum complicatum
3. Mũ nấm chất bì dai, kích thước 2,5-8 x 3-11 cm, không cuống, có màu vàng lông
bò đến tím tối, có rất nhiều vân đồng tâm xếp sít nhau, mép chia thùy, bào tầng
nhẵn, có sắc thái hồng da bò, dày 0,3-1,0mm ............................... 3. Stereum lobatum
4. Quả thể dạng trải, bám sát giá thể, không tách biệt, có màu vàng bò, có vân đồng
tâm xếp thưa nhau, có lông mịn, mép gợi sóng ............................4. Stereum rugosum
4. Quả thể dạng trải, bám sát giá thể, có lông thô hay lông cứng ..............................5
5. Nấm nhỏ 0,5-2cm, mọc gối lên nhau, hình bán cầu, trải, sát giá thể, hợp nhất 1
bên, lông cứng, màu vàng da bò, thịt nấm 0,5-0,9mm................. 5. Stereum hirsutum
5. Quả thể dạng trải, bám sát giá thể, không tách biệt, kích thước 5-10cm, mép
phẳng, đôi lúc gợi sóng, không cuống, có lông thô………….…6. Stereum lanosum
Chi Russula
1. Quả thể có màu đỏ, nâu đỏ, đỏ tím ........................................................................2
1. Quả thể có màu hồng, nâu hồng .............................................................................4
1. Quả thể trưởng thành có màu da cam, cuống to, cứng, hồng đến nâu đỏ, bụi bào
tử vàng nhạt, bào tử hình cầu, 7-10x7,5-12µm, có nhiều gai ...... 1. Russula paludosa
2. Quả thể có cuống trắng sắc hồng ...........................................................................3
2. Mũ nấm có màu đỏ tím, cuống đỏ hồng, dạng trụ, bào tử hình cầu 6-10 x7-12µm,
vàng, nhiều gai, có giọt dầu .................................................... 2. Russula xerampelina
3. Mũ nấm có màu nâu đỏ sáng, cuống dạng phình bụng, bào tử hình cầu 6-10x7-
12µm, vàng, nhiều gai, có giọt dầu ............................................. 3. Russula cystidiosa
3. Mũ nấm có màu đỏ, cuống dạng trụ hơi tròn ở gốc, bào tử tròn, 8-10x9-12µm có
nhiều gai, giọt dầu ...........................................................................4. Russula emetica
4. Quả thể nâu hồng, cuống hồng nhạt, gốc tóp. Bào tử hình cầu, không màu, vỏ có
gai chứa giọt dầu lớn, 8-10x7-9µm .................................................... 5. Russula rosea
111

4. Quả thể hồng, cuống hồng, gốc tóp, bào tử hình cầu, không màu, vỏ có gai chứa
giọt dầu lớn, 6-10x5-7µm ........................................................ 6. Russula sanguinaria
8. Bộ Boletales
1. Quả thể dạng sò, có phủ lông mịn, hoại sinh gỗ ........................1. họ Tapinellaceae
1. Quả thể dạng cầu, củ, vỏ cứng, hoại sinh đất .................... 2. họ Sclerodermataceae
1. Quả thể dạng dù, không có vỏ cứng, phần lớn hoại sinh ở đất ..............................2
2. Quả thể bán cầu, cuống phình bụng, thể sinh sản dạng lỗ ............. 3. họ Boletaceae
2. Quả thể dạng chuông, dạng phểu, cuống không phình bụng, dạng phiến .............3
3. Quả thể non dạng chuông, sau dạng dù, gốc cuống phình to ....... 4. họ Serpulaceae
3. Quả thể dạng phểu nông, chất thịt, cuống giữa, hoại sinh đất…..5. họ Paxillaceae
Chi Scleroderma
1. Quả thể hình cầu, màu vàng, 1,5-3cm, có rễ nấm, phần hữu thụ trắng (non), nâu
vàng, đậm xỉn (già), bào tử vàng nâu, hình cầu 9-13µm ......... 1. Scleroderma bovista
1. Quả thể dạng viên sỏi, màu trắng xám hay vàng nâu ............................................2
1. Quả thể dạng củ, màu vàng nâu, nâu đậm .............................................................3
2. Quả thể 1,5-3cm, phần hữu thụ trắng xám (non), nâu vàng, đậm xỉn (già). Bào tử
vàng nâu, hình cầu, có gai, 8-10µm ............................................. 2. Scleroderma cepa
2. Quả thể 2-4cm, phần hữu thụ trắng xám (non) nâu vàng, đậm, đen (già), vỏ và
nạc không tách rời. Bào tử 10-14µm ................................ 3. Scleroderma polyrhizum
3. Bào tử hình cầu, kích thước 8-13µm, dạng vân lưới…….4. Scleroderma citrinum
3. Bào tử hình cầu, kích thước 7-11µm, dạng vân lưới. Phần dưới bất thụ có rễ giả
bám lấy giá thể ................................................................. 5. Scleroderma verrucosum
9. Bộ Geastrales
Chi Geastrum
1. Quả thể bị chon vùi dưới lớp đất cho đến khi xuất hiện vỏ quả ngoài tách ra.......2
1. Quả thể nằm trên mặt đất cho đến khi xuất hiện vỏ quả ngoài tách ra ..................3
2. Vỏ ngoài màu vàng sáng, có ít lông tơ, tách ra từ 7-9 thùy, khi khô lớp giữa màu
nâu sẫm, đậm màu .................................................................... 1. Geastrum floriforme
2. Vỏ ngoài nâu bẩn, không có lông tơ, tách ra từ 6-8 thùy, khi khô lớp giữa màu da
bò tối có sắc thái tím ................................................................. 2. Geastrum rufescens
3. Lớp vỏ ngoài tách ra 6-9 thùy, khi khô ở giữa nâu nhạt ..... 3.Geastrum fimbriatum
3. Lớp màng ngoài tách 6-8 thùy, kem sắc thái hồng sáng ....... 4. Geastrum saccatum
112

10. Bộ Phallales.
Chi Phallus
1. Quả thể có cuống xốp, trắng với bao gốc nâng mũ nấm lên, mũ nấm hình nón,
phủ bởi mạng lưới màu trắng ...................................................... 1. Phallus indusiatus
1. Quả thể có cuống xốp, vàng với bao gốc nâng mũ nấm lên, mũ nấm hình nón,
phủ mạng lưới vàng tươi rủ xuống .............................................. 2. Phallus multicolor
3.6. Mô tả đặc điểm một số chi và loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng
Nam.
3.6.1. Mô tả đặc điểm các chi nấm mới ghi nhận.
1. Chi Sowerbyella Nannf. 1938
Theo P.M. Kirk, 2008 trang 645 chi Sowerbyella Nannf. gồm 16 loài. Theo
Index Species fungorum Chi Sowerbyella Nannf. trước đây gồm 23 taxa (18 loài và 5
thứ), hiện nay số loài của chi Sowerbyella Nannf. chỉ còn lại 16 loài vì có 5 thứ được thay
đổi thành 2 loài, có 2 loài được thay đổi thành 2 loài mới khác chi, cùng họ.
Quả nang dạng ly cạn, kích thước 1-3 cm, màu cam sáng đến màu vàng
cam, có lông mịn, mép màu đậm, hơi lượn sóng, cuống nhỏ kích thước 1-3 x 0,3-0,8
cm có màu trắng hay cùng màu với nang quả, gốc cuống màu trắng, có rễ giả. Bào
tử nang màu vàng cam, hình thoi tròn đầu, kích thước 10-14 x 20-25µm, màng có
trang trí lưới. Sinh thái: hầu hết các loài nấm hoại sinh trên đất ẩm.
2. Chi Pithya Fuckel. 1870
Theo P.M. Kirk, 2008 trang 539 chi Pithya Fuckel. gồm 5 loài. Theo Index
Species fungorum, chi Pithya Fuckel trước đây gồm 14 taxa (10 loài và 4 thứ), hiện
nay số loài của chi Pithya Fuckel. chỉ còn lại 8 loài vì có 4 thứ được thay đổi thành
2 loài, có 2 loài được thay đổi thành 2 loài mới khác chi, khác họ.
Quả nang màu cam, kích thước 1-2 x 3-10mm, dạng chén cạn, dạng dĩa cạn,
hơi lõm ở giữa, mép hơi gợn sóng, không cuống. Nang hình trụ, đỉnh tròn, chứa 8
bào tử nang. Bào tử hình cầu, có giọt dầu lớn, màng trơn. Sinh thái: các loài chi này
hoại sinh trên đất ẩm ướt gần bìa rừng cây lá kim, vào mùa thu hay mùa đông.
3. Chi Disciseda Czern. 1845
Theo P.M. Kirk, 2008 trang 215 chi Disciseda Czern. gồm 15 loài phân bố rộng.
Theo Index Species fungorum, Chi Disciseda Czern trước đây gồm 46 taxa (42 loài và 4
113

thứ), hiện nay số loài của chi Disciseda Czern chỉ còn lại 36 loài vì có 4 thứ được thay đổi
thành 4 loài, có 6 loài được thay đổi thành 2 loài mới khác chi, khác họ.
Quả thể non hình cầu, hơi dẹp, kích thước 2-6 cm, màu nâu xám nhạt, có 2
lớp vỏ, khi trưởng thành phần vỏ ngoài mở ra, teo khô dần tồn tại ở phần đáy quả
thể, phần vỏ trong của quả thể đóng, bề mặt màu be, hơi gồ ghề, có một vài lỗ thủng
nhỏ. Phần mô nạc được tạo thành từ các sợi xoắn, đơn độc, ít phân nhánh, kích
thước 2,5-6µm. Bào tử hình cầu phủ gai nhọn, kích thước 5-12µm, Sinh thái hầu hết
các loài thuộc chi này mọc trên đất khô.
3.6.2. Mô tả đặc điểm các loài nấm mới ghi nhận.
1. Daldinia fissa Lloyd.
Quả thể phía trên hình cầu, có kích
thước 1-3cm, phía dưới tóp lại chỗ đính vào
giá thể thành cuống giả. Quả thể non màu
hồng nhạt, trưởng thành có màu đen, trên bề
mặt có những vết xước và nhăn nheo bụi bào
tử phóng ra từ đó, bụi bào tử màu đen. Nang
màu đen, hình trụ, dài 150-250µm có 8 bào tử
trong 1 nang. Bào tử màu đen hình thoi có kích
thước 7,5-8,5x-14-16µm, khi chín có lỗ nẩy

Hình 3.6.1. Quả thể và bào tử của mầm lớn ở 2 đầu. Sinh thái: mọc trên gỗ mục
loài Daldinia fissa (1div=2,5µm) hay các cây gỗ cháy, phá hoại gỗ, gặp vào mùa
xuân hay thu. Loài này gặp ở Châu Âu và vùng ôn đới. Ở Việt Nam loài Daldinia
fissa được tìm thấy ở độ cao 1000m trở lên, trên núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
2. Sowerbyella rhenana (Fuckel) J.
Moravec.
Quả thể dạng ly cạn, kích thước 1-3
cm rộng, mặt trong ly màu cam sáng đến
màu vàng cam, bề mặt ngoài ly thường
trắng khi non, già có màu da cam và có
lông mịn màng, mép màu da cam đậm, hơi
lượn sóng, cuống nhỏ kích thước 1-2 x 0,3- Hình 3.6.2. Quả thể và bào tử của loài
Sowerbyella rhenana (1div=2,5µm)
114

0,6cm có màu cam, gốc cuống màu trắng, có rễ giả. Khi trưởng thành bụi bào từ
được phóng lên trên từ đáy ly, bụi bào tử màu vàng nhạt. Bào tử màu vàng cam,
hình thoi tròn đầu, kích thước 10-14 x 20-25µm, màng bào tử có trang trí lưới rõ
rệt. Sinh thái: là nấm hoại sinh trên đất ẩm, có rễ mục cây lá kim. Phân bố địa lý ở
Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, loài Sowerbyella rhenana được tìm thấy đầu tiên tại núi
Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
3. Pithya cupressina (Batsch) Fuckel.
Quả thể màu cam, kích thước 1-2 x
3-10mm, khi non dạng chén cạn, lúc
trưởng thành xòe ra thành dạng dĩa cạn,
hơi lõm ở giữa, mép hơi gợn sóng, không
cuống. Bụi bào tử phóng ra ngoài đất màu
vàng cam. Nang hình trụ, một đầu tròn,
một đầu túm lại như búi tóc, kích thước

Hình 3.6.3. Quả thể và bào tử của loài 15-20 x 280-400µm chứa 8 bào tử. Bào tử
Pithya cupressina (1div=2,5µm) hình cầu, có giọt dầu rất lớn chiếm hầu hết
phần sinh chất, màng trơn, có kích thước 12-15µm. Sinh thái: hoại sinh trên đất ẩm
ướt gần bìa rừng cây lá kim, vào mùa thu hay mùa đông. Loài này chưa rõ tác dụng,
chưa rõ vị trí địa lý. Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở độ cao khoảng 1200m
trên núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
4. Cymatoderma caperatum (Berk.& Mont) D.A. Reid.
Quả thể non dạng ly sâu,
trưởng thành phát triển to dần
thành dạng chảo, có khi áp sát
một phần với giá thể thành dạng
xòe đuôi công, màu vàng nhạt,
kích thước 12-18 x 7-10 cm,
chất bì dai, giòn, mép răng cưa
nhẹ, phân thùy nhiều, phiến lồi
có nhiều mối nối kẹp, mặt dưới
Hình 3.6.4. Quả thể, sợi và bào tử của loài
có nhiều mụn cám như cát mịn. Cymatoderma caperatum (1div=1µm)
115

Cuống có hình trụ tròn, giữa nhỏ, hai đầu to như chiếc chày giã, màu xanh lá, kích
thước 7-12 x 1-2cm. Hệ sợi 2 sợi gồm sợi nguyên thủy và sợi bện, bụi bào tử màu
trắng, bào tử hình thoi, màu vàng nhạt, màng bào tử có gờ trang trí và lưới rõ rệt,
kích thước 6-8 x 12-14,5µm. Sinh thái: ký sinh, hoại sinh trên cây lá kim, gặp ở
cuối mùa thu hay đầu mùa xuân. Loài này được tìm thấy đầu tiên ở Mêxico, Bắc
Mỹ. Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở độ cao 1500m trở lên, nhiệt độ 15-20°C,
tại núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
5. Hymenopellis megalospora (Clements) R.H. Petersen
Quả thể lúc non dạng chuông, khi
trưởng thành dạng dù, có khi trải phẳng,
kích thước 4-7cm. Mặt trên màu nâu đất
đến màu nâu sữa, phiến dày 0,5-1,5 cm,
dính, màu trắng. Cuống dạng củ kích
thước 0,5-1,5 x 7-12cm, đặc, có vảy nhỏ,
mịn, dày đặc, gốc có rễ giả. Bụi bào tử
màu trắng, bào tử hình thoi, hơi nhọn 2
đầu, màu vàng, chính giữa có giọt dầu và
sắc thái tím, kích thước khá lớn 15-22 x
Hình 3.6.5. Quả thể, sợi và bào tử của
loài Hymenopellis megalospora 10-14µm. Sinh thái: là loài sống hoại
(1div=2,5µm)
sinh trên đất ẩm, trên rễ cây mục, vào
mùa thu. Chưa rõ vị trí địa lý trên thế giới, ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở độ
cao 1800m trên núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, là loài ăn được.
6. Chlorophyllum hortense (Murrill) Vellinga
Mũ nấm dạng bán cầu dẹt đến thẳng, kích thước 10-15cm, phía trên mũ có
vảy dạng màng màu hồng tím phủ khắp, trên chóp mũ sẫm màu hơn. Thịt nấm dày
màu trắng, phiến nấm đính tự do, rộng, ban đầu màu trắng, khi về già có màu nâu
hồng, nâu xanh. Cuống có màu trắng có sắc thái hồng tím, có chiều dài 7-15(20)cm,
đk 0.4-0.7(1-1.5) cm, ở gốc to hơn, dạng trụ, khi chạm tay vào chúng có màu nâu
hồng, nâu tím.
116

Vòng nấm màu trắng


dạng màng gồm hai lớp. Bụi
bào tử màu nâu hồng, bào tử
có elip có lỗ nẩy mầm lớn.
Bào tử có kích thước 4-5,5 x
6,5-8 µm, đảm có kích thước
7-9x30-40µm, có 4 tiểu bính.
Sinh thái: loài này, có trong
rừng ẩm sau cơn mưa, mọc
đơn độc. Phân bố ở Châu Âu,
ở Việt Nam mới gặp tại núi
Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam,
Hình
Hình3.6.10. Quả thể,
3.6.6. Quả thể của
Đảmloài
và bào tử của loài
Stropharia albivelata
Chlorophyllum hortense (1div=2,5µm) loài nấm này độc.
(Đảm và bào tử độ phóng đại 200 lần)

7. Bovista pila Berk. & M.A.


Quả thể non màu trắng kem, già trở nên vàng
nhạt, hình quả táo nhỏ, kích thước 1,5-2,5cm, cuống
ngắn 0,5-1,5cm. Khi khô, quả thể nhăn nheo, khi bổ
đôi quả thể có phần vỏ phía ngoài và phần nạc phía
trong không tách rời nhau. Chưa quan sát thấy quả
thể mở lỗ phóng bào tử, chỉ thấy quả thể khi trưởng
thành toàn bộ bụi bào tử từ phần nạc phía trong
phóng ra bề mặt phần vỏ làm cho lớp vỏ phía ngoài
giống như trắc bột phấn màu vàng. Không thấy Hình 3.6.7. Quả thể và bào tử
của loài Bovista pila
phần mô bất thụ. Bào tử hình tròn có cuống nhỏ (1div=2,5µm)
màu vàng nhạt, kích thước 7-8 x 10-12µm. Sinh
thái: loài này sống hoại sinh trên đất khô gần bìa rừng, chưa tìm được tài liệu phân
bố vị trí địa lý. Ở Việt Nam, loài này gặp ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam ở độ
cao trên 1000m.
8. Stropharia albivelata (Murrill) Norvell & Redhead
Mũ nấm dạng bán cầu dẹt sau trải phẳng, hơi nhầy, dính, ở phía đỉnh màu
nâu hồng. Thịt nấm màu trắng, phiến đính, xếp sít nhau, đầu tiên màu trắng có sắc
117

hồng tím, sau đó màu nâu xám. Cuống nấm


rỗng, có màu trắng, có vòng cuống rõ tồn tại
khá lâu, trên cuống phủ vảy dạng bột mịn, kích
thước 5-9x0,3-0,8cm. Bụi bào tử màu vàng
quế, bào tử màu nâu nhạt, kích thước 7-9 x 4-
5µm. Liệt bào (chrysocystidia) kích thước 30-
50 x5-12µm. Sinh thái: Mọc đơn độc hay từng
nhóm trên thảm cỏ, chưa rõ tác dụng. Ở Việt
Nam tìm thấy tại núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng
Nam.
9. Heterobasidion insulare (Murrill)
Hình 3.6.8. Quả thể của loài
Stropharia albivelata Ryvarden
Quả thể có hình sò, kích thước 3-10 x
5-15cm, dày 1,5-3mm, mọc thường vấn hợp
vào nhau, phần gốc màu nâu vàng nhạt dần ra
đến mép, ngoài mép mỏng thường màu trắng,
phân thùy ít hay nhiều. Ống nấm màu trắng, 3
lỗ/mm. Bụi bào tử màu trắng. Bào tử hình
cầu, có trang trí nhiều gai nhỏ, kích thước bào
tử 4-5µm. Sinh thái: mọc trên gỗ cây mục hay Hình 3.6.9. Quả thể của loài
Heterobasidion insulare
gỗ cây bị đón hạ, hay cây gỗ bị cháy, loài này
phát triển tốt vào cuối mùa thu, đầu mùa đông ở độ cao trên 1000m, nhiệt độ
khoảng 15-20°C, chưa rõ giá trị, tuy nhiên khả năng đây là loài nấm dược liệu, cần
nghiên cứu kỹ các hợp chất hữu cơ và tác dụng dược liệu của nó trong loài. Loài
này có vị trí địa lý Đông Á. Ở Việt Nam, năm 2012 tìm thấy loài này tại vùng núi
Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, trên cây bị đốn hạ, người dân đốt cây làm rẫy.
10. Russula cystidiosa Murrill
Mũ nấm có màu nâu đỏ sáng, khi non hình bán cầu gần như hình chuông, khi
già có dạng già bán cầu, trải thành bán cầu dẹt, ở giữa lõm xuống, gần mép vểnh
lên, có đường kính mũ 4-11cm. Mặt mũ láng, không lông, gặp mưa hay thời tiết ẩm
sẽ bị nhầy, lớp ngoài rất dễ lột ra, tự bong ra. Thịt nấm có màu trắng, hơi phớt hồng,
xốp, giòn, dễ gãy, phiến nấm màu trắng, hơi đính rộng. Cuống có màu trắng, sắc
118

hồng, dài 2-7cm, dày 0,5-1,5cm, hình trụ hơi tròn ở bụng. Bụi bào tử màu kem. Bào
tử có hình cầu, màu vàng, có
nhiều gai, có giọt dầu có kích
thước 6-10x7-12µm. Sinh thái:
Hoại sinh ở đất ẩm nhiều cỏ, xuất
hiện vào cuối thu. Loài này có vị
trí từ Bắc Mỹ, loài nấm ăn được.
Ở Việt Nam, gặp ở núi Ngọc
Hình 3.6.10. Quả thể và bào tử của loài Linh, tỉnh Quảng Nam trong
Russula cystidiosa (1div=2,5µm)
những ngày đầu mùa mưa.
11. Serpula lacrymans (Wulfen) J. Schröt.
Quả thể có màu vàng
đậm, trải phẳng, mỏng 0,3-
0,7cm, dạng sò hay thay đổi
hình dạng tùy theo vị trí hoại
sinh. Kích thước khá lớn 5-
10 x 12-25 cm có khi lớn hơn
(tùy theo thời gian phá hủy
của nấm). Quả thể tươi và
khô đều mềm màu vàng tươi,
đến màu nâu sẫm. Mặt trên
Hình 3.6.11. Quả thể, ống và bào tử
hơi nhăn, mặt dưới lỗ hình đa của loài Serpula lacrymans
giác không đều. Bụi bào tử khá nhiều phóng bay ra xa ngoài tự nhiên có màu vàng.
Bào tử có hình elip tròn đầu, có giọt dầu tương đối lớn, kích thước bào tử 2-3x4-
5µm. Sinh thái: loài này sống ở nơi ẩm tối dưới gốc tre già tại tán rừng Ngọc Linh,
tỉnh Quảng Nam, là loài hoại sinh mạnh, thối nâu cả một vùng, nếu không thu hái
thì nấm này có thể phá hoại rừng rất nhanh, ở những nơi ẩm thấp và tối là điều kiện
thuận lợi cho nấm phát triển. Loài này có vị trí địa lý tại các vùng ôn đới như Châu
Âu, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, loài này gặp ở Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam dưới gốc tre
già tại tán rừng rậm ẩm và tối.
12. Geastrum floriforme Vittad.
119

Quả thể non hình trứng, khi trưởng thành lớp vỏ ngoài tách ra từ đỉnh tới
giữa tạo thành 7-9 thùy dạng ngôi sao,
kích thước 2-4,5cm. Phần giữa khối
hình cầu, không cuống, kích thước
đường kính 1,5-3 cm, màu trắng xám,
phủ lông phía trong, trên có miệng là
nơi phóng bào tử. Bào tử màu nâu đen,
hình cầu có gai nhỏ, có kích thước 10,5-
12,5µm. Sinh thái: hoại sinh trên đất cát
sỏi, vào mùa thu, sau những cơn mưa
đầu tiên. Đây là loài ăn được khi còn
Hình 3.6.12. Quả thể và bào tử của loài
Geastrum floriforme non ở dạng “trứng”, còn khi nấm đã nở
thành dạng sao phần lớp ngoài dày, dai
và cứng, lớp trong chứa bào tử và đã phóng bào tử ra ngoài, để lại phần giữa như
một chiếc túi mỏng. Loài này gặp ở toàn cầu, tại Ngọc Linh loài này gặp ở bìa rừng
có cát sỏi.
3.6.3. Mô tả đặc điểm một số loài nấm có giá trị kinh tế và quan trọng.
3.6.3.1. Mô tả đặc điểm một số loài nấm dược liệu
13. Phellinus gilvus (Schwein.) Pat.
Quả thể
một năm đến
nhiều năm, chất
lie-gỗ, phủ lông
gai thô. Mũ nấm
hình bán nguyệt,
Hình 3.6.13. Quả thể, lông cứng và bào tử của loài Phellinus gilvus
(1div=2,5µm) thường mọc dính
vào nhau và có
dạng ngói lợp; đôi khi dạng trải cuộn ngược; kích thước 1-3(5)x1,5-3(9)x 0,2-
0,7(1,5)cm. Thịt nấm chất gỗ-lie, khi khô hầu như chất gỗ, mỏng, màu vàng nhạt,
nâu rỉ đến nâu tối, dày 1-4(10) mm.
Ống nấm một tầng dài 1-5 mm, 6-7(8) ống/mm, bào tử không màu, hình elip;
kích thước 4-4,5 x 2,5-3,5 µm. Trên lớp sinh sản có nhiều lông cứng, kích thước từ
120

17-28 x 5-7 µm. Nấm mọc trên gỗ và ký sinh trên cây lá rộng. Sinh thái: gặp hầu
như khắp nơi ẩm ướt và nhiều ánh sáng, mọc thành từng đám dạng ngói lợp. Là loài
phá hoại gỗ, gây nên mục trắng với sắc thái gỉ. Phân bố: Bắc Bộ, Hòa Bình, Ninh
Bình, Quảng Ninh, … loài này phân bố ở vùng á nhiệt đới và tân nhiệt đới, là loài
nấm dược liệu.
14. Phellinus aff. igniarius (L.) Quél.
Quả thể màu xám khi non,
biến đen và phát triển vết nứt theo
chiều dọc khi già, kích thước rộng
30-40cm, cao 20-25cm, dạng móng
lớn, sống nhiều năm, đơn độc, chất
gỗ cứng, hình bán cầu. Có lớp vỏ
màu đen hay xanh đen dày 1mm.
Ống có 4-5lỗ/mm màu nâu, nâu
xám, nâu đỏ hay nâu tím, ống phân
tầng, bề mặt lỗ màu nâu vàng, nâu
gỉ. Mô có màu nâu đỏ, nâu gỉ.
Hình 3.6.14. Quả thể của loài Phellinus aff Lông cứng có trong lớp sinh sản.
igniarius
Bào tử nhẵn, dạng gần cầu, trong
suốt, 5.5-7 x 4.5-6μm, bụi bào tử trắng. Sinh thái: gặp ở vùng núi cao, sống trên cây
sống và chết.

15. Amauroderma subresinosum (Murrill) Corner.


Quả thể một năm có
cuống đen, nhỏ, đính bên,
dài 1-2 x 1,0-1,5cm. Mũ
hình vá hay mũ lưỡi trai khi
non, hình quạt khi trưởng
thành, (hình thái thay đổi
nhiều), kích thước 3-4 x 5-
Hình 3.6.15. Quả thể của loài Amauroderma
8 x 0,6-1,3cm. Mặt trên
subresinosum
màu màu đen, bóng loáng,
có tia phóng xạ, có vòng đồng tâm không quy luật, hơi nhăn nheo. Mặt dưới lỗ có
121

màu trắng khi non, trắng hồng rồi chuyển sang nâu hồng khi trưởng thành, 3-4l/mm.
Ống trắng xám, trắng hồng, dày 10-15mm, mô màu trắng, đôi khi nâu hồng. Mép
nguyên, dày (xếp nếp), cũng có khi mỏng (cuộn không quy luật), men xuống phần
ống, có màu đen. Bào tử hình trứng gần bầu dục, màu vàng nhạt, kích thước 9.0-
12.0 x 14.0-18.0 µm, màng 2 lớp: ngoài vàng nhạt, trong nâu nhạt. Sinh thái: sống
trên cây lá rộng rừng ẩm, sống hoại sinh.
16. Ganoderma annulare (Lam.: Fr.) Pat.
Quả thể nhiều năm, không cuống, lie-gỗ. Mũ dạng sò, già bán cầu phẳng, dẹt,
kích thước 13-23 x 24-36 x 1,5-8cm. Mặt trên biểu bì vỏ rất cứng, màu gỉ sắt, vòng
đồng tâm nổi rõ. Mép tù, nguyên, đoạn bất thụ 1-3mm lớp mô mỏng, màu nâu vàng
đậm đến nâu đậm. Mặt dưới lỗ màu nâu rỉ sắt, 4-5l/mm, ống phân tầng không rõ và
bịt kín giữa các sợi nấm màu trắng, tầng dài 1,5-2cm. Hệ sợi có 3 loại: sợi nguyên
thủy vách mỏng, trong suốt đường kính 2-5µm, sợi cứng vách dày tận cùng nhọn,
dạng cây hay dạng kim, đường kính 3-6µm, sợi bện không màu vách dày. Bào tử
hình trứng cụt, kích thước 7-8 x 9-12µm, màng 2 lớp: lớp ngoài trong suốt, nhẵn,
lớp trong có gai rõ rệt, nâu nhạt tới nâu. Sinh thái: sống trên cây lá rộng rừng ẩm,
sống hoại sinh gây mục trắng. Loài này có vị trí type tại Bắc Mỹ, phân bố nhiều nơi
như Trung Quốc, Bắc Mỹ và gặp ở một số vùng núi cao của Việt Nam. Loài này dễ
nhận thấy bởi lớp vỏ cứng, mô mỏng, ống không phân tầng.
17. Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.
Thể quả nhiều năm, không cuống, lie gỗ, mũ dạng quạt, có kích thước 10-28
x 20-55 x 3-7cm, màu nâu xám, không bóng, có nhiều vòng đồng tâm, bao phủ bởi
bào tử màu đất đỏ tương đối dày. Ống phân tầng, với mỗi tầng dày khoảng 0,3-
2,5cm, giữa hai tầng có lớp mô mỏng, ống gần tròn, 4-5l/mm, màu vàng tối. Hệ sợi
gồm sợi nguyên thủy màu nâu nhạt, sợi cứng dạng kim hay cây màu nâu,
đường kính 5-6µm, sợi bện không màu. Bào tử có màu nâu, hình trứng cụt,
có 2 lớp màng, kích thước 4.5-6.5x7.5-9µm. Sinh thái: sống trên cây lá rộng
rừng ẩm, hoại sinh gây mục trắng. Loài này có vị trí type tại Châu Âu, phân
bố nhiều nơi Bắc bán cầu và gặp ở một số vùng núi cao của Việt Nam. Nó dễ
nhận thấy bởi lớp vỏ mỏng, ống phân tầng có lớp mô ngăn cách, lớp vỏ dễ vỡ
và bào tử nhỏ.
122

18. Ganoderma australe (Fr.) Pat.


Quả thể nhiều năm, không cuống, lie gỗ, mũ hình quạt, kích thước 10-40(52)
x 13-70 x 3-9cm, bề mặt trên màu nâu đen hay nâu xám, có những vòng đồng tâm,
mép tù. Mô màu nâu đất dày khoảng 2cm với lớp vỏ màu đen. Lỗ gần tròn màu nâu

Hình 3.6.16. Quả thể, sợi cứng và bào tử của loài Ganoderma australe (1div=2,5µm)
vàng 4-5l/mm, ống phân tầng, màu nâu sẫm. Hệ sợi gồm 3 sợi: sợi nguyên thủy
trong suốt, mỏng có vách ngăn, sợi cứng nâu nhạt đến nâu, vách dày, dạng kim,
kích thước 3-5µm, sợi bện dạng roi. Bào tử hình trứng màu nâu nhạt, 2 lớp màng,
lớp trong có gai, hình hơi tròn hay elip rộng có kích thước 6-10 x 9-13µm. Sinh
thái: loài này ký sinh rồi hoại sinh trên cây, gặp ở nhiều nơi, trong nhiều lần thu
thập tại núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, được phân bố tại vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Hiện nay vị trí type không tồn tại.
19. Ganoderma brownii (Murrill) Gilbertson.
Quả thể một năm hay nhiều năm, không
cuống, lie gỗ, mũ hình quạt hay già bán cầu, kích
thước 8-10(52) x 11-13 x 2-3cm, bề mặt trên màu
nâu đen nhẵn, có những rãnh đồng tâm, mép
nguyên, đường bất thụ dày 1-1,5mm. Mô mềm,
màu nâu nhạt phân vùng đồng tâm. Lỗ gần tròn
màu vàng 4-5l/mm, ống phân tầng, màu nâu sẫm.
Hệ sợi gồm 3 sợi: sợi nguyên thủy trong suốt, 3-
4µm, có vách ngăn, sợi cứng nâu nhạt, vách dày,
Hình 3.6.17. Quả thể và bào
dạng roi, sợi bện không màu. Bào tử hình trứng
tử của loài Ganoderma
màu nâu nhạt, 2 lớp màng, lớp trong có gai, hình brownii
123

hơi tròn hay elip rộng có kích thước 7.5-9 x 11-13.5µm. Sinh thái: là nấm hoại sinh
trên cây lá rộng, gây mục trắng cho gỗ. Vị trí type tại Bắc Mỹ.
20. Ganoderma capence (Lloyd) Teng.
Quả thể một năm, hình quạt hay hình thận, chất bần dai hoặc chất gỗ, mặt
trên màu nâu đỏ thẩm, đỏ, vàng cam, vàng vàng nhạt (xếp từ trong gốc ra đến mép),
mặt trên phẳng, có ít mụn nhỏ li ti, bóng, mép trắng, có kích thước 10-15 x 4-7cm.
Cuống không có hoặc có ngắn 2-3cm dày 1-2cm, bóng màu cánh gián. Mép dày,
nguyên. Lỗ tròn, màu trắng hơi ngã sang màu kem, khi bị va chạm chuyển sang
màu nâu thâm, 4-5l/mm. Ống màu nâu sẫm, gồm 1 lớp dày 0,5-1,5cm, mô màu nâu
sẫm. Bào tử hình trứng cụt, màu nâu gỉ, có giọt dầu lớn ở giữa, kích thước 5.5-7 x
7.5-11µm. Công dụng: nấm dùng làm dược phẩm, có tác dụng giãn cơ, giảm đau và
ức chế sự kết dính của tiểu cầu. Sinh thái: nấm hoại sinh trên cây gỗ lớn.
21. Ganoderma lucidum (Curtis:Fr.) P.Karst.
Quả thể một năm, mũ hình bán cầu,
dạng thận, hay tròn. Mặt mũ có vân đồng
tâm, bóng như đánh verni, kích thước 2-4 x
3-30 x 0,5-1cm, bề mặt màu vàng gỉ sắt, nâu
đỏ. Lỗ gần tròn 4-6l/mm. Cuống dài, ngắn,
bóng, hình trụ gần tròn, kích thước 3-19 x
0,5-1,2(3)cm. Bào tử hình trứng cụt đầu,
Hình 3.6.18. Quả thể của loài
Ganoderma lucidum màu nâu đậm, 2 lớp màng, có kích thước
8,5-12 x 5,2-6,5µm. Sinh thái: mọc trên gốc,
rễ cây bộ đậu như cây lim xanh, lim vàng, phượng vĩ. Loài này phân bố trên toàn
thế giới, gặp nhiều nơi ở nước ta. Từ lâu nhân dân ta dùng nấm này làm dược liệu
được gọi là nấm Linh chi.
22. Ganoderma
philippii (Bres. & Henn. ex
Sacc.) Bres. Oconogr.
Quả thể một năm đến
nhiều năm, không cuống, lie
gỗ, mũ hình quạt, đơn hay
Hình 3.6.19. Quả thể của loài Ganoderma philippii
124

dính nhau ở gốc, kích thước 5,5-9 x 3-7x 0,3-1,2cm, bề mặt màu nâu đen, có những
vòng đồng tâm lồi lõm, lỗ gần tròn 5-6l/mm. Bào tử hình trứng màu nâu nhạt, 2 lớp
màng, không có gai, có kích thước 7-9,5 x 5-8µm. Sinh thái: mọc trên rễ cây cao su,
gây mục ướt, phá hoại cho cây. Vị trí type tại vùng Malaysia.
23. Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres.
Quả thể một năm, mọc cụm, có cuống mọc giữa kích thước khá lớn 15-18 x
5-7cm, cuống phân nhánh, bóng loáng màu nâu đỏ tới màu nâu tím. Mũ hình thận,
bán nguyệt, có hình tròn, kích thước 1-5 x 3-15x 0,5-02cm. Mặt trên màu vàng,
bóng loáng, màu mận chín men lên trên làm cho mặt trên loan lỗ màu đỏ, trên có
mụn cục, mép dày. Mặt dưới lỗ màu trắng. Bào tử hình trứng gần tròn, màu nâu
sẫm, kích thước bào tử 6.3-7.0 x 8.7-10µm, màng 2 lớp: lớp ngoài nâu, nhẵn, lớp
trong có gai rõ rệt, màu nâu. Loài này có giá trị làm thuốc, hỗ trợ chữa bệnh tim.
Sinh thái: mọc trên cây lá rộng đã mục. Phân bố ở nhiều nơi ở Việt Nam.
24. Trametes versicolor (L.) Lloyd.
Quả thể chất da, không cuống, phủ lông, khi còn non dạng u lồi tròn, sau
phát triển thành dạng bán cầu, đến dạng thận, dạng quạt, thót dần lại ở phần gốc hay
cuộn thành dạng vành. Nấm thường mọc thành đám thành ngói lợp. Mặt mũ thay
đổi về màu sắc: từ trắng đến vàng nhạt, nâu nhạt, nâu rỉ, có sắc thái xanh đến xám
đen trên vòng tròn đồng tâm, phủ lông tạo thành từng vòng xen kẽ, mép mũ nhẵn,
màu sáng hơn,lượn sóng ít hay nhiều. Kích thước mũ 1-5(7)×2-6(12)×0,07-
0,3(0,5)cm. Thịt nấm mỏng, màu trắng, chất bì dai, dày 0,5-1mm. Ống nấm dài 0,5-
2(3)mm, mặt ống màu trắng, có sắc thái vàng, khi khô có màu nâu nhạt hình tròn,
có khi rách thành răng, 3-5 ống/1mm. Bào tử không màu, nhẵn, hình trụ, hơi thót
một đầu và cong (hình quả dưa gang); kích thước 1,5-2(2,5) × 4-6 (7)micromet. Hệ
thống sợi gồm hai loại: sợi cứng và sợi bện, có đường kính sợi 2- 6 micromet. Sinh
thái: nấm mọc trên gỗ mục, phá hoại gỗ, cây mục trắng; mọc thành từng đám lớn,
mọc khắp nơi, loài này có vị trí toàn khắp thế giới nhưng thường gặp ở vùng có khí
hậu ôn hòa. Ở Việt Nam, gặp ở các vùng núi cao như Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch
Mã, Phù Mát, hiện được nuôi trồng chủ động. Công dụng: làm dược liệu quý.
3.6.3.2. Mô tả đặc điểm một số loài nấm ăn
25. Tremella fuciformis Berk.
125

Quả thể dạng bản dẹp, phân nhánh không


quy luật tạo thành dạng gù, thùy mỏng lượn
sóng, kích thước 3-6cm, màu trắng. Sợi nấm có
vách mỏng rộng 2.5-3µm với nhiều khóa trên
vách ngăn ngang. Bào tử hình cầu hay hình
trứng lộn ngược, không màu, kích thước 5-7x4-
6µm. Sinh thái: nấm tuyết trắng mọc trên cành
cây mục lá rộng trong rừng có độ ẩm cao. Phân
bố nhiều nơi trên vùng núi cao, là nấm ăn được
Hình 3.6.20. Quả thể của loài và đang được nuôi trồng chủ động.
Tremella fuciformis
26. Auricularia auricula-judae (Bull.)
Quél.
Quả thể dạng tai, kích thước 2-10cm, dày 0,8-1,5mm, có 2 dạng màu nâu đỏ
hơi có sắc thái hồng và màu trắng bạch tạng. Ngoài có lông mịn thấy được bằng mắt
thường, kích thước 50-130x4-5µm, đơn độc đỉnh tròn, đáy phồng lên dày 10µm.
Bào tử hình hạt đậu, kích thước 7-12x4.5-6µm. Sinh thái: nấm mộc nhĩ lông mịn
mọc trên gỗ mục cây lá rộng ký sinh nhẹ rồi hoại sinh, trong rừng có độ ẩm cao.
Đây là loài cận nhiệt đới và nhiệt đới, là nấm ăn được và nuôi trồng chủ động tại
các nước Đông Á, phân bố rộng ở nước ta.
27. Auricularia delicata (Mont.) Henn.
Quả thể dạng tai, có 2 dạng
màu nâu hồng và bạch tạng, kích
thước 2-10cm, dày 0,8-1,5mm (dạng
nâu hồng), 4-6mm (dạng bạch tạng).
Ngoài bất thụ gần như nhẵn (dạng
bạch tạng), có lông mịn thấy được
bằng mắt thường, kích thước 40-
80x3-6µm (dạng nâu hồng). Mặt
trong dạng lưới, hữu thụ, dạng mê lộ Hình 3.6.21. Quả thể và bào tử
với lỗ và gờ nổ nhăn nheo, không quy của loài Auricularia delicata (1div=2,5µm)

luật. Bào tử hình hạt đậu, kích thước 10-13x5-6µm. Sinh thái: nấm mộc nhĩ nhăn
mọc gỗ mục cây lá rộng nơi ẩm ướt.
126

28. Auricularia mesenterica (Dicks.) Pers.


Quả thể dạng mảng, trải sát giá thể cuộn ngược lên, kích thước 3-12cm, dày
2-3 mm. Ngoài bất thụ có u lồi dạng gờ, lông dài nhìn thấy được bằng mắt thường,
có kích thước 600-700 (hoặc đến 1000-1200µm) x 2-3µm, có màu nâu nhạt. Mặt
trong hữu thụ có dạng gân, gờ nổi không quy luật. Bào tử hình hạt đậu, kích thước
15-18x5-6µm. Sinh thái: nấm mộc nhĩ lông vảy mọc gỗ mục cây lá rộng nơi ẩm
ướt, là loài bán kí sinh (ký sinh nhẹ) trên cây ăn quả. Đây là loài nhiệt đới, phân bố
rộng trên toàn thế giới, là nấm ăn được.
29. Auricularia nigricans (Sw.) Birkebak, Looney & Sánchez-García
Quả thể dạng tai, kích thước 2-12cm, dày 0,8-1,5 (2) mm có 2 dạng màu nâu
hồng và bạch tạng. Ngoài bất thụ có lông thô nhìn thấy được bằng mắt thường, có
kích thước 400-800 x 6-8µm, có màu nâu nhạt. Mặt trong hữu thụ có màu nâu tối,
nâu đen, nhẵn. Bào tử hình trụ hay hình elip, kích thước 10-14x4.5-6µm. Sinh thái:
nấm mộc nhĩ lông thô mọc gỗ mục cây lá rộng nơi ẩm ướt, mọc quanh năm trong
rừng. Đây là loài nhiệt đới, phân bố rộng, mọc gần như quanh năm, đang được nuôi
trồng chủ động ở nước ta. Ngoài giá trị làm thực phẩm, mộc nhĩ lông thô còn có giá
trị làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón và rong huyết.
30. Pleurotus ostreatus (Jacq.) P. Kumm.
Quả thể dạng sò (phểu lệch, thận) tùy thuộc vào vị trí mọc hay điều kiện sinh
thái, kích thước 5-15 (30)cm. Mặt trên màu nâu tím tối, sắc thái xanh đến nâu xám,
nhẵn. Mặt phiến trắng men xuống cuống, đôi khi phân nhánh. Cuống ngắn, có màu
trắng, già và khô có màu nâu nhạt, đặc, phần gốc phủ nhiều lông nhỏ, cuống mọc
dính liền nhau, kích thước 1-8x1-3cm. Thịt nấm lúc non, tươi mềm, sau già trở
thành dai, khô có mùi thơm. Bào tử hình elip dài gần như hình trụ, kích thước 3-
4,5x7-10µm. Sinh thái: nấm sống trên cây gỗ mục lá rộng, thu thập được nhiều nhất
vào mùa xuân. Nấm này ăn được và nuôi trồng chủ động nhiều nơi ở nước ta.
31. Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél.
Quả thể dạng sò, màu trắng, mọc cụm dạng ngói lợp, kích thước 3-15cm,
Mặt phiến trắng. Cuống ngắn, có màu trắng, kích thước 1-5x0,1-1cm. Thịt nấm lúc
non, tươi mềm, sau già trở thành dai, khô có mùi thơm. Bào tử hình elip dài gần như
hình trụ, kích thước 3-4,5 x 8,5-9,5µm. Sinh thái: nấm sống trên cây gỗ mục lá
127

rộng, mọc thành từng búi, thu thập nhiều vào mùa nóng ẩm, đôi khi quanh năm
(ngoại trừ mùa nắng nóng).
32. Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge.
Quả thể dạng dù rất
lớn, mũ rộng 20-40cm, dày
5-7cm, lúc đầu dạng nón, sau
trải rộng. Mặt trên màu trắng
chuyển dần màu vàng nhạt
như rơm có sắc thái màu
vàng lam. Mũ nhẵn, mép hơi
cong. Phiến nấm lúc đầu
Hình 3.6.22. Quả thể của loài Macrocybe gigantean
trắng, sau chuyển màu vàng
kem, dày rộng xếp gần như sít nhau. Cuống lớn, có hình trụ đặc, cùng màu với mũ,
dài 20-40cm, đường kính 5-7cm. Mô nấm màu trắng, chắc, dày. Bào tử hình trứng
hoặc hình elip ngắn, vách mỏng, kích thước 5-7.5 x 4-5.5µm. Sinh thái: nấm mọc ở
đất cỏ ẩm. Phân bố ở một số nơi như Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, nay tìm
thấy ở vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam. Đây là nấm ăn có hương vị thơm
ngon, có quả thể khổng lồ, cho năng suất cao, hiện nay một số nơi ở nước ta đang
trồng loại nấm này.
33. Lentinula edodes (Berk.) Pegler.
Sợi và hệ sợi nấm phát triển ở phần giữa vỏ cây và lõi của thân cây, khi quả
thể xuất hiện nó làm nứt vỏ cây chui ra ngoài. Hệ sợi gồm sợi có vách ngăn ngang,
kèm theo khóa, sợi không vách màng dày, ít phân nhánh, kích thước 2,5-5,5µm. Mũ
khi non có bao chung, màu trắng, có vảy mụn mỏng trên mũ, xếp vòng (giống cái
cầu mây), sau đó phát triển thẳng ra, màu nâu nhạt, kích thước 2-10cm, cuống có
hình trụ, trên hơi rộng có lông vảy, phần dưới tóp lại, có màu vàng nhạt, gốc có sắc
thái nâu tối, kích thước 0,4-1x3-8cm. Phiến rộng men xuống, mép cuộn tròn khi
non, cuốn gập xuống khi già và khô. Bào tử hình elip gần tròn, không màu, kích
thước 2,5-3,5x4,5-5(6,5)µm. Sinh thái: nấm này mọc ở cây gỗ lá rộng, cao, nơi ẩm
độ lớn, có sương mù dày đặc vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Loài này phân
bố ở vùng Đông và Nam Á, là nấm ăn quý được nuôi trồng chủ động.
34. Macrolepiota albuminosa (Berk.) Pegler.
128

Quả thể dạng dù, sau trưởng thành trải ra dạng nón, dạng bán cầu dẹt, có khi
gần phẳng hơi lồi ở đỉnh. Mặt mũ màu nâu hồng, trên chóp đỉnh đậm hơn, có đường
hằn phóng xạ, kích thước thay đổi từ 3-20cm. Thịt nấm trắng, thớ thịt màu trắng,
khi già hay khi bị ẩm ướt thớ thịt chuyển sang màu nâu hồng hay vàng hồng nhạt.
Cuống nấm dạng rễ, chất thịt, dạng sợi, dễ nứt ra, màu trắng dài 3-15cm, rộng 8-
20mm, phần rễ sâu dưới mặt đất dài tới 20-30cm hay sâu hơn nữa, mặt màu nâu hay
trùng màu với đất nơi nấm phát triển, thịt trắng. Bào tử hình bầu dục, kích thước 7-
10x4-6µm. Sinh thái: nấm này được biệt danh là chóng nở chóng tàn bởi vì sau
những cơn mưa rừng chúng mọc thành những đám lớn nhưng chỉ sau 1-2 ngày thì
chúng tàm lụi, đồng thời nó cộng sinh với ổ mối đất. Đây là nấm ăn ngon, phân bố
khắp nơi ở vùng đồi núi Việt Nam, cần chú ý thu hái.
35. Volvariella volvacea (Bull.) Singer
Quả thể non dạng trứng hay
dạng hình chuông, có màu nâu đen tối
ở phần đỉnh, trắng ở phần gốc, sau
phát triển phá vỡ bao chung, cuống
nâng dần mũ lên, mũ lúc này có dạng
dù, thẳng dần ra, kích thước 3-20cm,
vết tích bao chung sót lại dưới dạng
vảy màng lớn. Thịt nấm khi non màu
Hình 3.6.23. Quả thể của loài Volvariella trắng, có sắc thái hồng và đậm màu
volvacea
khi già. Phiến mọc tự do, màu trắng
khi non và chuyển thành màu nâu hồng hay nâu khi già. Cuống hình trụ, thót ở
đỉnh, phình ở gốc, gốc có bao gốc dạng đài hoa không chia thùy màu xám tro. Bào
tử elip nhẵn, màu hồng nhạt với lỗ nẩy mầm thấy rõ, kích thước 6-8x4-5µm. Hệ sợi
nguyên thủy có vách ngăn không khóa, dày 6-12µm. Sinh thái: nấm mọc đơn độc
hay thành cụm lớn, mọc trên rơm rạ ở nhiều nơi. Hiện nay, nấm này được nuôi
trồng chủ động nhiều nơi ở nước ta, là nấm ăn ngon và phổ biến ở Việt Nam.
36. Russula rosea Pers.
Quả thể khi non hình chuông, màu nâu hồng, có cuống màu hồng, về sau phát triển
thành dạng mũ tiếp đến mép cuộn lên tạo thành dạng chảo, dạng phểu rộng nông.
Khi trời mưa, ẩm mặt mũ tách ra khỏi thịt nấm. Mép mũ gấp, mặt mũ màu nâu
129

hồng, đậm phía trong và nhạt dần ra phía mép. Thịt nấm màu trắng, cuống màu
trắng, đôi khi hồng nhạt, gốc tóp, phần trên to hơn. Bào tử hình cầu, không màu, vỏ
có gai chứa giọt dầu lớn, đường kính 8-10x7-9µm. Sinh thái: nấm hoại sinh ở đất cỏ
ẩm. Đây là loài nấm ăn được nhưng rất dễ nhầm với loài Russula emetica là nấm
độc cho đường tiêu hóa.
37. Psathyrella spadiceogrisea
Mũ nấm non hình chuông, sau dạng
nón cuối cùng gần như trải phẳng, kích
thước 2-8cm, mặt trên màu hồng nhạt cho
đến nâu hồng. Thịt nấm màu trắng, phiến
tự do, xếp sít nhau, đầu tiên màu trắng có
sắc hồng tím, sau đó màu nâu sôcôla.
Cuống nấm rỗng, có màu trắng, 5-7x0,3-
0,8cm. Bụi bào tử màu nâu sậm, bào tử
màu vàng nâu, kích thước 7-9,5x4-5,5µm.

Hình 3.6.24. Quả thể và bào tử của loài Sinh thái: Mọc đơn độc hay từng nhóm
Psathyrella spadiceogriseu trên đất, hay hoại sinh trên mảnh gỗ vụn ở
(1div=1µm)
rừng cây lá kim, vào mùa xuân hay đầu
mùa thu, là nấm ăn. Vị trí địa lý: phân bố rộng ở Bắc Mỹ. Ở Việt Nam loài này tìm
thấy tại vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
4.6.3.3. Mô tả đặc điểm một số loài nấm quý hiếm.
38. Lentinus sajor-caju (Fr.) Fr.
Nấm mọc đơn độc
cho tới dính với nhau. Mũ
nấm đầu tiên dạng bán cầu
dẹp sau trở nên phẳng và
lõm xuống thành dạng phễu
khi trưởng thành, kích thước
3-15cm. Mũ nấm gần như
Hình 3.6.25. Quả thể của loài Lentinus sajor-caju
nhẵn có những đường gân đi
thẳng ra mép, khi khô có màu lông bò sáng đến màu quế. Thịt nấm nạc khi non sau
trở nên dai khi trưởng thành và già có màu trắng.
130

Cuống hình trụ, kích thước 5-15x0,5-1cm, đính lệch, thường có vòng nấm là
vết tích của bao riêng mép mũ với cuống khi non. Phiến màu nhạt khi khô có màu
quế, men xuống cuống xếp xít nhau, mép hoàn chỉnh. Có bó sợi nấm trên bào tầng
kích thước dày 20-40µm, cao 30-40µm. Bào tử hình trụ, kích thước 6-8× 2-3 µm,
trong suốt. Mọc trên cây gỗ lá rộng, đơn độc hay thành từng đám trong rừng. Nấm
cho phép nuôi cấy trên môi trường thạch và hình thành quả thể trên giá thể mùn
cưa; có trải qua giai đoạn chín sinh lý của hệ sợi trước khi hình thành quả thể. Sinh
thái: nấm này sống hoại sinh trên gỗ mục vào mùa nóng ẩm từ tháng 4-10, mọc đơn
độc hay mọc cụm. Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Châu Phi, Châu Đại
Dương, ở nước ta gặp ở Thừa Thiên Huế (Ngô Anh), hiện nay gặp ở Ngọc Linh,
Quảng Nam. Nấm ăn được khi còn non, ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Là
loài nhiệt đới cổ, gặp nhiều nơi trong rừng. Loài này theo sách đỏ Việt Nam năm
1996 được đánh giá là hiếm (R), năm 2007 phân hạng: EN A1c D1.
39. Cookeina tricholoma (Mont.) Ktze.
Quả nang dạng ly, màu
hồng, cam, đỏ có lông màu trắng
mép hơi cuộn lại. Mũ nấm dạng
chén, dạng cốc; cao 1-(5)6cm, rộng
0,5-4cm; cuống mảnh dài 1-
2(5)cm; dày 2-4mm.Mặt trong (mặt
mang lớp sinh sản hymenium) màu
vàng da cam đến đỏ, nhẵn; có khi
trở nên nhạt hơn khi già hoặc khô;
Hình 3.6.26. Quả thể và bào tử của loài mặt ngoài mũ cũng có màu tương
Cookeina tricholoma (1div=2,5µm)
tự như trên nhưng nhạt hơn, phủ
lông đến gần như nhẵn. Lông nếu xuất hiện, được tạo thành những bó sợi nấm có
chiều dài không đều nhau mọc ra từ mô của mũ dài 2-3(5)mm, dày 0,1-0,2mm. Mô
nấm dạng prosenchym (gồm những tế bào vẫn giữ nguyên dạng sợi nấm). Nang
hình trụ, đỉnh trong, gần như mở bằng một lỗ ở đỉnh, không biến màu trong iot,
màng dày; chứa 8 bào tử nang; kích thước 280-340x10-15 µm. Bào tử nang hình
elip, đối xứng hay có mặt không đều nhau, kích thước 28-35x14-17 µm. Sinh thái:
nấm mọc trên cành, thân gỗ mục trong rừng ẩm vào mùa mưa, là loài liên nhiệt đới,
131

gặp ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Châu Á, Châu Đại dương, Nam Mỹ,
ở nước ta gặp một số vùng miền bắc và bắc trung bộ như: Thái nguyên, Vĩnh Phúc,
Hà tây, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đây là loài nấm đẹp, được sách đỏ Việt Nam năm 2007
phân hạng VU A 1a,c. Cần nghiên cứu và nuôi trồng làm cảnh.
3.6.4. Mô tả đặc điểm một số loài nấm độc.
40. Lepiota brunneoincarnata Chodat & Martin
Mũ nấm dạng bán cầu dẹt, đường
kính 6-15cm phủ vảy nâu tím, phân bố
thưa dần từ đỉnh ra mép, phần đỉnh có
màu nâu rượu nho. Phiến nấm dày, màu
trắng non, về già ngã màu vàng nhạt,
xếp sát nhau. Cuống nấm màu nâu, dạng
sợi, dài 10-15cm, dày 0,5-1,5cm, phủ
vảy trên cuống. Bụi bào tử có màu trắng,
bào tử có màu nâu rượu nho, hình elip,
kích thước 8,5-10x 6-7µm, có lỗ nẩy
Hình 3.6.27. Quả thể và bào tử của loài
Lepiota brunneoincarnata (1div=2,5µm) mầm lớn. Sinh thái: Loài này sống hoại
sinh trên đất ẩm trong rừng, thường gặp
vào tháng 9-10, cuối thu đầu đông. Loài này có độc tố amanitin gây chết người.
Loài này phân bố trên toàn thế giới, ở Việt Nam loài này thường gặp ở nhiều nơi.
41. Lepiota cristata (Bolton) P. Kumm.
Mũ nấm dạng bán cầu dẹt, kích thước 5-8cm, phía trên chóp mũ có vảy đỏ
tím nhỏ. Thịt nấm màu trắng, phiến đính tự do, rộng, ban đầu màu trắng, khi về già
có màu vàng chanh. Cuống có màu
trắng, dài 7-15cm, đk 0.5-0.7cm.
Vòng nấm màu trắng dạng màng,
hai lớp. Bụi bào tử màu trắng hơi
ngã màu xanh, bào tử hình elip, có
kích thước 5-7 x 7-9 µm có lỗ nẩy
mầm lớn. Sinh thái: Loài này sống
Hình 3.6.28. Quả thể của loài Lepiota cristata
hoại sinh trên đất rừng ẩm sau cơn
132

mưa, tháng 9 hoặc tháng 10, mọc đơn độc hay mọc thành cụm, phân bố nhiều nơi ở
vùng rừng núi, nấm rất độc, gây chết người.
42. Leucocoprinus birnbaumii (Corda) Sing.
Quả thể màu vàng, mũ non dạng chuông, già dạng nón, phẳng, lồi ở đỉnh,
kích thước 2-5cm, phủ
vảy màu vàng đậm,
cuống dài 5-10 (15) cm,
dày 0,5-1cm, hình trụ,
gốc phình to hơi 1-
1,5cm, phủ lông vảy
màu vàng, vòng nấm
Hình 3.6.29. Quả thể của loài Leucocoprinus birnbaumii dạng sợi mỏng, cùng
màu với cuống, phiến nấm tự do sắp sít nhau, màu vàng chanh, khi già có màu vàng
tối, thịt nấm màu vàng chanh nhạt. Bào tử màu trắng, có kích thước 9- 12µm. Sinh
thái: hoại sinh trên đất ẩm rừng cây lá kim, gặp nhiều vào mùa thu. Loài này ăn bị
ngộ độc đường tiêu hóa, nếu không cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
43. Leucoagaricus americanus (Peck) Vellinga.
Mũ nấm dạng chuông, kích thước 1,5-2 cm, màu cam đậm ở chóp, nhạt dần
ra đầu mép. Mép, phiến, cuống đều
có màu vàng. Mép chia thùy, lúc non
phiến dày, thịt nấm đặc ruột dính liền
với cuống. Cuống dài 2-3 cm, trên
cuống có phủ lớp vảy sừng mỏng có
màu cam. Bụi bào tử có màu trắng,
bào tử có kích thước 4-6 x 7-10 µm,
có hình elip, có 2 lớp màng nhìn thấy
rõ rệt, có lỗ nẩy mầm, lớp ngoài màu
hồng, lớp trong màu vàng. Sinh thái: Hình 3.6.30. Quả thể của loài
Leucoagaricus americanus
hoại sinh trên đất ẩm rừng cây lá kim,
gặp nhiều vào mùa thu. Loài này ăn bị ngộ độc đường tiêu hóa, dễ dẫn đến tử vong.
44. Leucoagaricus leucothites (Vittad.) Waser.
133

Mũ nấm dạng bán cầu dẹt, kích thước 12-15cm, quả thể màu trắng, gần chóp
mũ có những vảy nứt to màu đỏ, vảy bị bong ra và mỏng dần từ chóp đến mép.
Phiến nấm dày có 1 lớp. Mép dày, mềm,
không chia thùy. Cuống có dạng hình trụ,
đường kính 1-1,5cm, dài 10-12cm, có 1
vòng nấm dạng màng dai, gấp nếp, mép
vòng có răng cưa nhỏ. Bụi bào tử màu
trắng, bào tử có kt 4-5 x 6-8 µm, hình elip,
lỗ nẩy mầm lớn, 2 lớp màng. Sinh thái:
hoại sinh trên đất cỏ tươi, gặp vào mùa
thu, nấm độc cho đường tiêu hóa.
45. Chlorophyllum molybdites
Hình 3.6.31. Quả thể của loài
Leucoagaricus leucothites (Meyer.) Pat.
Mũ nấm dạng bán cầu dẹt đến thẳng có khi lõm xuống, kích thước 15-20cm,
phía trên mũ có vảy màu nâu phủ khắp.
Thịt nấm dày màu trắng, phiến nấm đính
tự do, rộng, ban đầu màu trắng, khi về già
có màu xanh.
Cuống có màu trắng có chiều dài
7-15(20-30)cm, đk 0.4-0.7(1-1.5) cm, ở
gốc phình lên dạng củ, khi chạm tay vào
chúng có màu nâu hồng. Vòng nấm màu
trắng dạng màng gồm hai lớp. Bụi bào tử
màu xanh, bào tử có elip có lỗ nẩy mầm
lớn. Bào tử có kích thước 4-6 x 7-9 µm.
Sinh thái: loài này, có trong rừng ẩm sau
Hình 3.6.32. Quả thể và bào tử của loài
cơn mưa, mọc đơn độc. Loài nấm này Chlorophyllum molybdites
độc, gây tử vong.
46. Conocybe tenera (Schaeff.) Fayod.
134

Quả thể nhỏ màu vàng nâu, mũ dạng


bán cầu dẹt, phẳng, kích thước 1-2cm, cuống
dài 3-6 (8) cm, dày 0,3-0,7cm, hình trụ, màu
trắng khi non, màu vàng nâu khi trưởng
thành, phiến nấm tự do, xếp thưa, màu vàng
nâu, bụi bào tử nâu nhạt, bào tử màu vàng
nâu nhạt, hình elip rộng kích thước 10-13x 6-
Hình 3.6.33. Quả thể loài
Conocybe tenera 8µm. Sinh thái: hoại sinh trên đất ẩm, gặp
vào đầu mùa thu, khi có những mưa đầu thu.
Loài này được phân bố trên toàn thế giới, con người ăn phải nấm này sẽ bị suy

Hình 3.6.34. Quả thể và bào tử của loài Parasola plicatilis (1div=2,5µm)
đường hô hấp, gây khó thở dẫn đến tử vong.
47. Parasola plicatilis (Curtis) Redhead.
Quả thể nhỏ màu lông chuột, mũ dạng nón, có vảy màu vàng nâu, trên gần
chóp có vảy dày nên có màu vàng nâu, vảy thưa dần ra ngoài mép nên có màu lông
chuột, phẳng, kích thước 1,5-3cm, cuống dài 1-2 (3) cm, dày 0,2-0,5cm, hình trụ,
màu trắng, phiến nấm sắp sít nhau, màu xanh đen, Bào tử màu tím than, hình hạt
gấc, có kích thước 9-12µm. Sinh thái: nấm hoại sinh trên đất cát pha, vào mùa lạnh.
Phân bố ở vùng Bắc Mỹ.
Đây là loài nấm độc cho
hệ hô hấp.
48. Cortinarius
orellanus Fr.
Quả thể nhỏ màu
cam, mũ dạng nón, phẳng,
Hình 3.6.35. Quả thể và bào tử của loài Cortinarius
gần chop mũ màu đậm orellanus (1div=2,5µm)
135

hơn có màu rỉ sắt, kích thước 1-3cm, cuống dài 3-6 (8) cm, dày 0,3-0,7cm, hình trụ,
gốc cuống hơi to hơn, màu trắng, phiến nấm sắp sít nhau, màu rỉ sắt. Bụi bào tử
màu cam, Bào tử màu rỉ sắt, hình elip tròn, kích thước 5-7,5x 8-11µm. Sinh thái:
loài nấm hoại sinh trên đất trong mùa ẩm. Phân bố: loài này gặp ở một số vùng núi
nước ta, hiện nay type không tồn tại. Con người ăn nấm này sẽ dẫn đến suy thận.
49. Gymnopilus aeruginosus (Peck.)
Sing.
Mũ nấm khi non màu vàng, tím
xanh hay có sắc thái tím trên mặt mũ,. Mũ
có vảy dạng mụn cám, lúc đầu màu tím sau
chuyển sang màu vàng rỉ sắt. Mũ non dạng
già bán cầu, lúc già mép cuộn lên, ở giữa
hơi gồ, kt 2-6(8)cm. Thịt nấm mỏng, lúc
đầu trắng sau hơi vàng. Cuống nấm mọc ở
Hình 3.6.36. Quả thể và bào tử của
loài Gymnopilus aeruginosus giữa, gần giá thể hơi cong, khi non mặt
(1div=2,5µm)
cuống có vòng dạng sợi thô màu vàng,
cuống cùng màu với thịt nấm. Phiến nấm màu rỉ sắt, dày 0,5cm. Bụi bào tử có màu
vàng rỉ sắt, bào tử có màu vàng rỉ sắt, có giọt dầu ở giữa, có hình elip, có lỗ nẩy
mầm. Sinh thái: nấm mọc trên gỗ mục sau cơn mưa. Nấm gây độc đường tiêu hóa.
50. Russula emetica (Schaeff.) Pers.,
Mũ nấm có màu đỏ tươi, khi
non hình chuông, khi già có dạng già
bán cầu, trải thành bán cầu dẹt, ở
giữa luống xuống, mép vểnh lên.
Mặt mũ láng, không lông, gặp mưa
hay thời tiết ẩm sẽ bị nhầy, mũ có
kích thước 3-7cm. Thịt nấm có màu Hình 3.6.37. Quả thể và bào tử của loài
Russula emetica (1div=2,5µm)
trắng, lớp dưới hơi hồng, xốp, giòn,
dễ gãy, phiến nấm màu trắng, hơi đính rộng. Cuống có màu trắng, sắc hồng, hình
trụ hơi tròn ở gốc. Bào tử có hình tròn, màng bào tử có nhiều gai, giọt dầu lớn, kích
thước 8-10x9-12µm. Sinh thái: loài này sống trên đất cỏ tươi, xuất hiện vào đầu
mùa mưa, phân bố ở Bắc Mỹ. Đây là loài độc cho đường tiêu hóa, người ăn nấm
136

này đau bụng, buồn nôn giống say. Loài này nhầm với các loài ăn được khác trong
chi russula, vì thế cần thận trọng trong khi thu hái.
51. Scleroderma citrinum Pers.,
Quả thể dạng củ, có màu vàng
đậm, vàng nâu, trên bề mặt phủ lớp vảy
dày, dạng rạng nứt. Hai lớp vỏ ngoài dày
khoảng 2-3mm, phần hữu thụ nằm trong
cùng khi non có màu trắng, già trở lên
xám xỉn và chứa đầy bào tử hình cầu có
kích thước 8-13µm, có dạng vân lưới.
Hình 3.6.38. Quả thể loài
Scleroderma citrinum Sinh thái: nấm hoại trên đất trong mùa
ẩm, phân bố ở nhiều nơi trong đất rừng rậm, đây là loài nấm độc cho đường thần
kinh và da.
52. Scleroderma polyrhizum (J.F. Gmel.) Pers.,
Quả thể hình viên sỏi,
màu vàng nâu, có kích thước 2-
4cm. Hai lớp vỏ ngoài dày 2-
4mm, phần khối nạc phía trong
là phần hữu thụ, lúc đầu màu
trắng xám sau chuyển sang màu
Hình 3.6.39. Quả thể và bào tử của loài
nâu vàng, nâu đậm và cuối cùng Scleroderma polyrhizum (1div=2,5µm)
là nâu đen. Giữa phần vỏ và phần nạc không có sự tách rời khi trưởng thành. Bào tử
màu vàng nâu, hình cầu, có gai, kích thước 10-14µm. Sinh thái: nấm hoại trên đất
trong mùa khô, phân bố ở nhiều nơi
trong đất cát pha, đây là loài nấm độc
cho hệ tiêu hóa và da.
53. Scleroderma verrucosum
(Bull.) Pers.
Quả thể dạng củ, có màu vàng

Hình 3.6.40. Quả thể và bào tử của loài đậm, vàng nâu, trên bề mặt phủ lớp
Scleroderma verrucosum (1div=2,5µm) vảy dày, dạng giống như rạng nứt.
Hai lớp vỏ ngoài dày khoảng 2-3mm, phần hữu thụ nằm trong cùng khi non có màu
137

trắng, già trở lên xám xỉn và chứa đầy bào tử hình cầu có kích thước 7-11µm, có
dạng vân lưới. Phần dưới bất thụ có rễ giả bám lấy giá thể. Sinh thái: nấm hoại trên
đất trong mùa ẩm và cộng sinh với rễ làm tơi xốp đất phân bố ở nhiều nơi trong đất
cát pha, đây là loài nấm độc cho hệ tiêu hóa.
54. Amanita aff. xanthogala Bas.
Mũ nấm dạng bán
cầu dẹt, kích thước 12-
15cm, phía trên mặt mũ
có màu vàng, có nhiều
gai nhọn cứng dạng tháp
màu vàng đất, gai trải
đều khắp cả mặt mũ và
nứt nẻ. Mép mũ màu
Hình 3.6.41. Quả thể và bào tử của loài Amanita aff. vàng phủ vảy từ mũ chảy
xanthogala (1div=1µm)
dài đến phiến. Phiến nấm
màu vàng cấu trúc gồm các phiến thưa trong đó phiến dài, phiến ngắn xen kẽ.
Cuống có màu vàng đất như màu của mũ nấm có vảy dạng gờ dày đặc cả
cuống, dạng phình bụng, gần phiến và gốc đường kính 1,2-1,6cm, giữa có đường
kính 1,8-2,3 cm, cuống dài 10-12cm. Vòng cuống mỏng dạng màng, cách phiến 1-
1,5 cm. Gốc cuống có nhiều rễ dài 15-20 cm. Bụi bào tử màu vàng, bào tử có hình
bầu dục có giọt dầu. Bào tử có kích thước 4-6 x 7-9 µm. Loài này đặc biệt ở chỗ
trên mặt mũ có gai trải đều từ chính giữa ra đến mép mũ, cuống có vảy dạng gờ dày
đặc, có vòng nấm mỏng dạng màng và có cả rễ nấm. Sinh thái: loài này sống cộng
sinh trên đất ẩm ướt vào cuối thu. Năm 2015 ở Đông Nam Trung Quốc gặp loài
tương tự. Ở Việt Nam loài này mới gặp ở Núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, ở độ
cao 1000m trở lên, ẩm độ từ 85-90°C, tuy nhiên loài này có vảy trên mũ dạng tháp
nhọn, bào tử bào đảm lớn còn loài Amanita xanthogala có vảy trên mũ dạng bột,
bào tử bào đảm bé, đây là loài nấm độc.
55. Chlorophyllum aff brunneum (Farl. & Burt) Vellinga.
Mũ nấm non hình cầu sau phát triển dần thành hình dù tròn, trưởng thành
dạng bán cầu dẹt đến thẳng, kích thước 5-15(20)cm, phía trên mũ có vảy dạng màng
khi tươi màu nâu tím phủ theo dạng vòng tròn, trên chóp mũ sẫm màu hơn, khi khô
138

trở nên đen. Thịt nấm dày màu trắng, phiến nấm
đính tự do, rộng, ban đầu màu trắng, khi về già
có màu nâu tím, nâu đỏ.
Cuống lúc đầu trắng sau đó nâu sẫm, dài
5-17(22)cm, đường kính 0.5-0.7(1-1.2) cm, ở
gốc to dạng củ. Vòng nấm màu vàng nâu, dạng
màng gồm hai lớp. Bụi bào tử trắng, bào tử có
hình elip, kích thước 6-7 x 8-10 µm, đảm có
kích thước 7-9 x 32-40 µm. Sinh thái: mọc
trong rừng ẩm vào mùa hè, mùa thu, mọc đơn

Hình 3.6.42. Quả thể và bào tử độc hay từng cụm. Phân bố tìm thấy ở
của loài Chlorophyllum aff California năm 2015, ở Việt Nam gặp tại núi
brunneum
Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
139

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu thành phần loài nấm lớn thuộc ngành
Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam,
chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
1. Thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam rất
phong phú và đa dạng gồm: 300 loài, 121 chi, 48 họ, 21 bộ, 7 lớp thuộc 3 ngành
nấm Nhầy (Myxomycota), nấm Túi (Ascomycota) và nấm Đảm (Basidiomycota).
2. Ngành Basidiomycota chiếm đại đa số ở khu hệ với 3 lớp (42,86%), 14 bộ
(66,67%), 39 họ (81,25%), 108 chi (89,26%), 282 loài (94%), lớp Agaricomycetes
chiếm đại đa số với 12 bộ (57,14%), 37 họ (77,08%), 104 chi (85,95%) và 276 loài
(92%), bộ Polyporales chiếm đại đa số với 4 họ (8,33%), 40 chi (33,06%), 131 loài
(45,67%), họ Polyporaceae chiếm đại đa số với 24 chi (19,83%), 65 loài (21,67%),
chi Ganoderma chiếm đại đa số với 34 loài (11,33%), các loài Ganoderma australe,
Amauroderma scopulosum, Trametes hirsuta, Lentinus tigrinus là những loài
thường gặp nhiều nhất trong khu hệ. Xác định đến tên 284 loài, chỉ xác định được
đến tên chi 16 loài: Haddowia sp., Amauroderma sp., Ischnoderma sp., Pereniphora
sp., Lentinus sp., Bovista sp.,… và Disciseda sp.
3. Ghi nhận mới 3 chi cho khu hệ nấm lớn Việt Nam: Chi Sowerbyella thuộc
họ Pyronemataceae; chi Pithya thuộc họ Sarcoscyphaceae; chi Disciseda Czern
thuộc họ Agaricaceae. Ghi nhận mới 12 loài cho khu hệ nấm lớn Việt Nam:
Daldinia fissa, Sowerbyella rhenana, Pithya cupressina, Cymatoderma caperatum,
Hymenopellis megalospora, Chlorophyllum hortense, Bovista pila, Stropharia
albivelata, Heterobasidion insulare, Russula cystidiosa, Serpula lacrymans,
Geastrum floriforme.
4. Xác định được tính đa dạng về thành phần loài, nơi sống, phương thức
sống và yếu tố vị trí địa lý cấu thành khu hệ nấm ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.
Ngành Basidiomycota đa dạng nhất với 3 lớp, 14 bộ, 39 họ, 108 chi, 282 loài,
ngành Myxomycota có số taxon bậc lớp, bộ, họ, chi, loài thấp nhất với 2 lớp, 4 bộ,
4 họ, 5 chi, 7 loài; Đa dạng về phương thức sống của nấm ở núi Ngọc Linh, Tỉnh
Quảng Nam, có 3 phương thức sống chính: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh, trong đó
140

nấm sống hoại sinh chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 204 loài (68%), nấm sống cộng sinh
có tỷ lệ thấp nhất gồm 27 loài (9%); Đa dạng về yếu tố địa lý cấu thành khu hệ nấm
ở Ngọc Linh Quảng Nam gồm: yếu tố nhiệt đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới, cận
nhiệt đới, ôn đới, Bắc mỹ và bắc bán cầu, toàn cầu, và một số chưa xác định rõ yếu
tố địa lý, trong đó yếu tố nhiệt đới đa dạng nhất gồm 101 loài (33,67%), cận nhiệt
đới và nhiệt đới có độ đa dạng thấp nhất gồm 2 loài (0,67%).
5. Nấm lớn ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam rất đa dạng về giá trị tài
nguyên: đã xác định cụ thể giá trị tài nguyên 151 loài (50,33%) loài: nấm ăn 58 loài
(19,33%), Nấm dược liệu 59 loài (19,67%), nấm độc 31 loài (10,33%), nấm trang trí 3
loài (1%), nấm dùng nghiên cứu trong sinh lý, sinh hóa 3 loài (1%), nấm quý hiếm
ghi trong sách đỏ Việt Nam 2 loài (0,67%). Có 149 loài (49,67%) có giá trị phân
hủy xác thực vật tạo chất mùn cho đất.
6. Xây dựng được các khóa định loại với 3 ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota của nấm lớn ở núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam. Ngành
Myxomycota xây dựng được (Khóa định loại tới lớp, khóa định loại tới bộ của lớp
Myxomycetes, khóa định loại tới các bậc taxon của các bộ: Physarales,
Trichiarales). Ngành Ascomycota xây dựng được (Khóa định loại tới lớp, khóa định
loại tới bộ của lớp Sordariomycetes, khóa định loại tới các bậc taxon thuộc các bộ:
Hypocreales, Xylariales, Pezizales). Ngành Basidiomycota xây dựng được (Khóa
định loại tới lớp, khóa định loại tới bộ của lớp Agaricomycetes, khóa định loại tới
các bậc taxon thuộc các bộ: Dacrymycetales, Auriculariales, Hymenochaetales
Polyporales, Agaricales, Cortinariales, Russurales, Boletales, Geastrales, Phallales)
7. Mô tả đặc điểm sinh học 55 loài: 12 loài nấm mới ghi nhận cho khu hệ
nấm lớn Việt Nam, 12 loài nấm dược liệu, 13 loài nấm ăn, 2 loài nấm quý hiếm (R)
trong sách đỏ Việt Nam, 16 loài nấm độc.
KIẾN NGHỊ
1. Cần tiếp tục nghiên cứu về thành phần loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh
Quảng Nam và các vùng khác trong khu vực Quảng Nam để hoàn chỉnh danh lục
nấm lớn tỉnh Quảng Nam, bổ sung cho danh lục nấm lớn miền Trung, Tây Nguyên
và danh lục nấm lớn Việt Nam. Nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh lý, sinh hóa các
loài nấm được dùng làm dược liệu, thực phẩm và loài quý hiếm để ứng dụng trong
công nghệ sản xuất và đáp ứng nhu cầu đời sống của con người.
141

2. Cần đưa ra đặc điểm hình thái những loài nấm độc bằng những hình ảnh
cụ thể dưới hình thức “Cảnh báo”, phổ biến và tuyên truyền đến từng người dân,
từng hộ gia đình
3. Cần lưu trữ nguồn gen của các loài quý hiếm để bảo vệ sự đa dạng thành
phần loài của khu hệ nấm lớn Việt Nam. Cần phân lập và nghiên cứu những loài
nấm hoại sinh ở đất tạo chất mùn cho sâm Ngọc Linh phát triển, góp phần tăng giá
trị kinh tế cho người dân địa phương.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Thị Phú, Trịnh Tam Kiệt, Một số loài nấm mới thu thập ở núi Ngọc Linh,
tỉnh Quảng Nam, Tạp chí di truyền học và ứng dụng, chuyên san Công nghệ sinh học, năm
2012, số 8-2012, trang 124-129.
2. Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Anh, Trần Thị Phú, Nghiên cứu thành phần nấm
thuộc bộ Geastrales ở Việt Nam, Tạp chí di truyền học và ứng dụng, chuyên san Công
nghệ sinh học, năm 2015, số 10-2015, trang 58-65.
3. Trần Thị Phú, Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Anh, Nghiên Một số loài nấm độc ở
xã Trà Linh trên vùng núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam, Hội nghị Khoa học toàn quốc về
sinh thái và tài nguyên Sinh vật lần thứ 6, năm 2015, trang 773-778.
4. Trần Thị Phú, Trịnh Tam Kiệt, Các loài “nấm trứng” ở Núi Ngọc Linh, tỉnh
Quảng Nam, Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên Sinh vật lần thứ 7,
năm 2017, trang 1376-1382.
5. Trần Thị Phú, Trịnh Tam Kiệt, Một số loài nấm thuộc họ Ganodermataceae mới
thu thập ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và
tài nguyên Sinh vật lần thứ 7, năm 2017, trang 1383-1891.
6. Trần Thị Phú, Trịnh Tam Kiệt, Trần Thị Thúy, Đa dạng thành phần loài nấm ăn
ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam, Tạp chí khoa học trường Đại học Quảng Nam, Số 11,
tháng 1/2018, trang 49-60.
7. Trần Thị Phú, Triệu Thy Hòa, Võ Phước Khánh, Dương Thị Thu Trang, Đa
dạng thành phần loài nấm dược liệu ở huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam, Hội nghị
khoa học toàn quốc lần thứ 3 về Nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, tháng
1/2018, trang 83-90.
142

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. D.L. Hawksworth, The magnitude of fungal diversity: The 1.5 milion species
estimate revisited. Mycol. Res 105, 2001, 1422-1432
2. E.A. Gäumann, Die Pilze, Birkhäuser, Basel, 1964, 1-541.
3. H. Kreisel, Gasteromyceten aus Nepal, Khumbu Himal, 1969, 6(1), 25-35.
4. G.C.Ainsworth, G.R.Bisby, Dictionary of the fungi, Commonwealth
Mycological, 1971, Institute.
5. P.M. Kirk, P.F. Cannon, W.M. David, A.S.Joost Dictinary of the fungi, 2008,
CABI Europe-UK.
6. Trịnh Tam Kiệt, Danh lục Nấm lớn ở Việt Nam, ĐH Quốc Gia, 2014, Hà Nội.
7. A.D.Bary, Comparative morphology and biology of the fungi, Mycetozoa and
bacteria, Clarendon Press, 1887, London.
8. L.Čelakovský, Ueber die Aufnahme lebender und todter verdaulicher Körper in
die Plasmodien der Myxomyceten, Flora Botanische Zeitung, 1893, 76, 182-244.
9. E.Strasburger, Zur Entwickelungs-geschichte der Sporangien von Trichia fallax,
Zeitung, 1884, 42, 305–326.
10. JC.Constantineanu, Uber die Entwicklungsbedigungen der Myxomyceten,
Scientiae Mycologicae Universalis Berlin 1907, 4, 495–540.
11. P.Kamby, The color of myxomycete plasmodia, American Journal of Botany
1930, 26, 386–390.
12. Rea C., British Basidiomysetes, 1922, Germany.
13. L.O.Overholts, The Polyporaceae of the United States, Alaska, and Canavada,
1953, New york.
14. C.Wollman, CJ.Alexopoulos, Spore to spore cultivation in agar culture of three
Myxomycetes: Comatricha laxa, Perichaena depressa and Licea biforis,
Southwestern Naturalist, 1964, 9, 160–165.
15. G.H.Cunningham, The Polyporaceae of Australia and New Zealand,
Department of Industrial Research, 1965, 164, 1-304.
16. E.J.H.Corner, Ad Polyporaceae II & III, and IV, 1985, Nova Hedwigia.
17. Hanns Kreisel, Taxonmisch-Pflanzegeographische Monographie Der Gattung
Bovista, 1967, Verlag Von J.Cramer.
143

18. M.A.Donk, Notes on European polypores-II. Notes on Poria Persoonia -


Molecular Phylogeny and Evolution of Fungi, 1967, 5 (1), 47-130.
19. S.C.Teng, Fungi of China, 1970, Ithaca New York.
20. L.S. Olive, The Mycetozoans, Academic Press, 1975, New York/San
Francisco/London.
21. D.L.Hawksworth, A key to the lichen-forming, parasitic, parasymbiotic and
saprophytic fungi occurring on lichens in the British Isles, 1983, 15(1), 1-44.
22. R.Singer, The Agaricales in modern taxonomy, Koeltz Scientific books D6240
koenigstein Federal Republic, 1986, Germany.
23. Z.J.Ding, The Ganodermataceae in China, 1989, Berllin.
24. D.N.Pegler, B.Spooner, The mushroom identifier, Apple Press, 1994, London.
25. C.J.Chen, Morphological and molecular phylogenies in the genus Tremella,
1998, Germany J. Cramer.
26. M.G.Alexadra, E.W.Jorge, Taxanomy of Ganoderma from southern south
america: Subgenus Elfvingia, Mycol, 1999, 103(10), 1289-1298.
27. J.Breitenbach, F.Kraenzlin, Pilze der schweiz, band 1: Ascomycetes, Gebunden,
1981, In Deutsch.
28. J.Breitenbach., F.Kraenzlin, Pilze der schweiz, Band 2: Heterobasi-
Basidiomycetes, Aphyllopharales, Gateromycetes, 1986, Kartoniert.
29. J.Breitenbach, F.Kraenzlin, Pilze der schweiz, band 3: Boletales und Agaricales,
Teil (1),1991, Farb photographien.
30. J.Breitenbach, F.Kraenzlin, Pilze der Schweiz, band 4: Entomanaceae,
Pleuteaceae, Amanitaceae, Agaricaceae, Coprinaceae, Bolbitiaceae,
Strophariaceae, Farbphotogr, 1995, Kartoniert.
31. Breitenbach. J., F.Kraenzlin, Pilze der Schweiz, Band 5: Blätterpilze Teil 3:
Cortinariaceae, Farbphotographien, 2000, Viele Sporen- zeichnungen.
32. J.Breitenbach, F.Kraenzlin, Pilze der Schweiz Band 6: Russulaceae, Milchlinge
und Täublinge, 2006, Farbphotographien.
33. T.Abe, H.Takano, N.Sasaki, K.Mori, S.Kawano, In vitro DNA Fragmentation of
mitochondria DNA caused by single-stranded breakage related to macroplasmodial
senescence of the true slime mold Physarum polycephalum, 2000, 37, 125–135.
144

34. H.Johannesson, Ecology of Daldinia ssp., with special emphasis on Daldinia


loculata, 2000, Doctor’s dissertation.
35. J.Clark, EF.Haskins, SL.Stephenson, Culture and reproductive systems of 11
species of Mycetozoa, Mycologia, 2004, 96, 36–40.
36. M.Xiaolan, The Macro fungi in China, Henan Science and Technology
Publishing House, Hefei, 2000, China.
37. L.N.Lorelei, A.R.Scott, Stropharia albivelata and its basionym Pholiota
albivelata, Mycotaxon, 2000, I, XXVI, 315-320.
38. S.E.Everhart, H.W.Keller, Life history strategies of corticolor myxomycetes: the
life cycle, plasmodial types, fruiting bodies, and taxonomic orders, Fungal Diversity
2008, 29, 1-16.
39. H.W.Sheng, Z.Xiaoqing, The Finding of three Ganodermataceae species in
Taiwan, Institute of Microbiologie Chia, 2003, 61-66.
40. EC. Vellinga, Chlorophyllum and Macrolepiota (Agaricaceae) in Autralia,
Univesity of California at Bekeley, 2003, 361-370
41. K.Heikki, A.M.Victor, U.Nadya, Y.C.Dai, Polypore (Aphyllophorales,
Basidiomycetes) studies in Russia. 1. South Ural, Ann. Fennici, 2005, 42, 427-451.
42. Y.S.Tan, D.E.Desjardin, S.Vikineswary, N.Abdullah, New species and mating
studies of Marasmius from Malaysia, Fungal Diversity, 2007, 25, 187-217.
43. H.Takami, W.K. Harold, Spore Ornamentations of Selected Badhamia Species
using a Scanning Electron Microscopy, Bull. Shitennoji, 2008, 47, 113-122.
44. R.Sanmee, R.E.Tulloss, P.Lumyong, B.Dell, S.Lumyong, Studies on Amanita
(Amanitaceae) in Northern Thailand, Fungal Diversity, 2008, 32, 97-123.
45.N.Wannathes, D.E.Desjardin, K.D.Hyde, B.A.Perry, S.Lumyong, A monograph
of Marasmius (Basidiomycota) from Northern Thailand based on morphological
and molecular (ITS sequences) data, Fungal Diversity, 2009, 37, 209-306
46. Y.S.Tan, D.E.Desjardin, B.A.Perry, S. Vikineswary, A.Noorlidah, , Marasmius
sensu stricto in Peninsular Malaysia, Fungal Diversity, 2009, 37, 9-100.
47. J.Clark, EF.Haskins, Reproductive systems in the myxomycetes: a review,
Mycosphere, 2010, 1, 337–367.
145

48. S.Bhosle, K.Ranadive, G.Bapat, S.Garad, G.Deshpande, J.Vaidya, Taxonmy and


Diversity of Ganoderma from the Western parts of Maharashtra (India),
Mycosphere, 2010, 1(3), 249-262.
49. V.Z.Ivan, N.E.Oleg, P.W.Solomon, A Survey of species of genus Trametes Fr.
(Higher Basidiomycetes) with Estimation oF their medicinal source potential,
International Journal of Medicinal Mushrooms, 2012, 14(3), 307-319.
50. T.Y.Kamila,, P.Jadergudson, S.M.Cristina, K.I.Noemia, Daldinia eschscholtii
(Ascomycota, Xylariaceae) isolated from the Brazilian Amazon: taxonomic features
and mycelia growth conditions, Acta Amazonica, 2013, 43(1), 1-8.
51. C.S.Marisa, L.L.Clarice, Species of Amauroderma (Ganodermataceae) in Santa
Catarina State Southern Brazil, 2013, Biotemas.
52. D.Heinrich & R.Erika, Morphologie der Großpilze, mit 112 Farbbildtafeln,
Glossar und Namensregister, 2014, Verlag Springer Spektrum.
53. AM. Fiore-Donno, et al. Nivicolous myxomycetes in agar culture: some results
and open problems, Protistology, 2014, 8, 53–61.
54. E.T.Rodham, E.L.Janet, A.David, E.W.Benjamin, R.C.Cristina, Amanita
pruittii-a new, apparently saprotrophic species from US Pacific coastal states,
Research Associate (hons.), New York Botanical Garden (NY), 2014, Bronx.
55. E.M.Peter, X.Jianchu, C.K.Samatha, D.H.Kevin, Mushrooms for trees and
People, Jiankun Yang, 2014, February.
56. C.G.S Allyne, C.D.L.Júnior, M.Elaine, R.Leif, B.G. Tatiana, Delimitation of
taxa in Amauroderma (Ganodermataceae, Polyporales) based in morphology and
molecular phylogeny of Brazilian specimens, Article, Phytotaxa, 2015, 000.0.0
57. E.T Rodham, R.C.Cristina, W.H. Karen, G.József, V.K.Linas, E.W.Benjamin,
A.David , Nomenclatural changes in Amanita. II , Research Associate (hons.), the
New York Botanical Garden, Bronx, New York, 2015, 1-6
58. G.M.Liew, H.Y.Khong, C.S.Kutoi, A.K.Sayok, Phytochemical screening,
antimicrobial and antioxidant activities of selected fungi from Singai, Sarawak
Malaysia, International Journal in Biosciences, 2015, (3), 191-197.
59. BO.Onyango, CM.Mbaluto, CS.Mutuku, DO.Otieno, Molecular
characterization of wood ear mushrooms [Auricularia sp.] from Kakamega Forest
in Western Kenya, Environmental & Applied Mycology, 2016, 6 (1), 51-60.
146

60. T.Benjarong, ET.Rodham, LM.Steven, DH.Kevin, Jie Chen, Ruilin Zhao,


Olivier Raspé, A new species and four new records of Amanita (Amanitaceae;
Basidiomycota) from Northern Thailand, Phytotaxa, 2016, 286 (4), 211–231
61. J.Ginns, Polypores of British Columbia, Prov B.C., Victoria, B.C.Tech, 2017,
Rep. 104.
62. N.Patouillard, Contributions à la flore mycologique du Tonkin. J.Bull. Mus.
Hist. Nat., 1890, Paris. (5), 313-321.
63. N.Patouillard, Champignons nouveaux du Tonkin. Bull. Soc. Myc. France.,
1907, (23) 69-79.
64. N.Patouillard, Quelques champignons du Tonkin. Bull. Soc. Myc. France., 1915,
(31), 73-78.
65. N.Patouillard, Quelques champignons de l’Annam. Bull. Soc. Myc. France.,
1909, (25), 1-11.
66. N.Patouillard, Contributions a letude des champignons de l’Annam. Bull. Mus.
Hist. Nat. Paris., 1923, (29), 332-339.
67. N.Patouillard, Nouvelle contribution a la flore mycologique de l’Annam et du
Laos, Ann. Cryp, 1928, (1), 2-24.
68. P.Joly, Elments de la flore mycologique du vietnam IV: la flore des pinedes du
plateau du Lang-Bian, Bull. Soc. Mycol. France, 1968, 84(4), 529-565.
69. E.Parmasto, Danh mục bước đầu về các loài nấm Aphyllophorales và
Polyporaeae s.str. Việt Nam, Valgus-Tanlin, 1986, Estonia.
70. Trịnh Tam Kiệt, Những dẫn liệu về hệ nấm sống trên gỗ vùng Nghệ An, Hội
thảo khoa học Khoa Sinh học, ĐH Tổng hợp, 1978, Hà Nội.
71. Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam, Khoa học và Kỹ Thuật, 1981, 1, Hà Nội.
72. Trần Văn Mão, Góp phần nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của
một số nấm lớn phá hoại gỗ ở vùng Thanh – Nghệ - Tỉnh, Luận án phó tiến sĩ Sinh
học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc Gia, 1984, Hà nội.
73. Trịnh Tam Kiệt, Phan Huy Dục, Góp phần nghiên cứu họ nấm mực Coprinaeae
Rose vùng Hà Nội, Sinh học, 1984, VI (2), 31-32.
74. Ngô Anh, Nghiên cứu nấm lớn ở thành phố Huế, Khoa học ĐH Tổng hợp Huế,
1991, (7), 100-103.
147

75. Phan Huy Dục, Kết quả bước đầu điều tra bộ Agaricales Clements trên một số
địa điểm thuộc đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Sinh học, 1991, 13 (1) 23-29.
76. Phan Huy Dục, Nấm Linh Chi – nguồn dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ và
nuôi trồng, Dược học, 1992, (2), 4-5.
77. Phan Huy Dục, Nấm phá hoại gỗ thường gặp trong rừng nhiệt đới miền Bắc
Việt Nam, Lâm nghiệp, 1993, (10), 22-24.
78. Ngô Anh, Một số kết quả nghiên cứu về trồng nấm ăn, Khoa học và công nghệ-
ban Khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 1993, (1), 42-44.
79. Phan Huy Dục, Một số loài nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt
Nam, Sinh học, 1994, 16 (3), 1-5.
80. Phan Huy Duc, Research and culture of the mushroom Ganoderma lucidum
(Leyss.: Fr.) Karst. In Vietnam, Program and Abstracts 94 International Symposium
on Ganoderma research Beijing, 1994, 7-8.
81. Trịnh Tam Kiệt, Lê Xuân Thám Những nghiên cứu về họ nấm Linh Chi
Ganodermataceae Donk ở Việt Nam, Proc, 100 năm của Pasteus, 1995, 533-539.
82. Lê Xuân Thám, Trịnh Tam Kiệt, Chuyên san nấm Linh Chi Ganodermataceae,
Dược học, 1995, (235), 5-103.
83. Phan Huy Dục, Nghiên cứu phân loại bộ Agaricales vùng đồng bằng Bắc bộ
Việt Nam, luận án phó tiến sĩ, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc Gia,1996, Hà Nội.
84. Ngo Anh, Trinh Tam Kiet, Studying on the family Ganodermataceae Donk in
the central region of Vietnam, Proceedings Asian International Mycological
Congress 96 Chiba-Japan, 1996, 100.
85. Ngô Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Nghiên cứu họ nấm Linh Chi – nguồn dược
liệu quý hiếm ở Thừa Thiên Huế, Khoa học công nghệ- Sở khoa học Công nghệ và
môi trường Thừa Thiên Huế,1997, (2), 29-34.
86. Ngô Anh, Lê Thức, Dẫn liệu bước đầu về họ Hymenochaetaceae Donk ở Thừa
Thiên Huế, Sinh học, 1998, 20 (2), 15-18.
87. Trinh Tam Kiet, Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam, Feddes
Repertorium, 1998, 109 (3-4), 257-277.
88. Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe, J. Dӧrfelt, Những dẫn liệu bổ sung về
thành phần loài và hóa các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm lớn Việt Nam, Những
vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, 2000, 247-250.
148

89. Phan Huy Dục, Nấm lớn (Macromycetes) ở vườn quốc gia Tam Đảo-Vĩnh Phú,
Hội thảo quốc tế Sinh học, Hà Nội, 2001, tập 1, trang 86-93.
90. Trịnh Tam Kiệt, D. Herich, Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam
và ý nghĩa của hệ thống sinh thái của chúng, Sinh học, 2001, 1, 132-135
91. Trinh Tam Kiet, Ngo Anh, Study on the genus Macrocybe Pegler & Loodge – a
new genus was firstly found to the macro – fungi flora of Viet Nam, Genetics and
Applications- Biotechnology, 2001, 56-60
92. Lê Thị Hoàng Yến, Yoko Kurihara, Nguyễn Thị Liên Hoa, Dương Văn Hợp,
Kashushiko Ando, Nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ nấm đất rừng quốc gia
Cúc Phương, Di truyền và ứng dụng, 2008, 4, 22-28.
93. Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo, Thành phần loài nấm dược liệu của Việt Nam,
Di truyền và ứng dụng, 2008, 4, 39-42.
94. Đoàn Văn Vệ, Trịnh Tam Kiệt, Nghiên cứu thành phần nấm mộc nhĩ
Auricularia của Việt Nam, Di truyền và ứng dụng, 2008, 4, 47-51.
95. Trinh Tam Kiet, Poisonous mushrooms of Viet Nam, Genetics and Applications,
2008, 4, 70-73.
96. Trịnh Tam Kiệt, Phan Văn Hợp, Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh
học của chi nấm Ly Cookeina Kuntze của Việt Nam, Di truyền và ứng dụng, 2008,
4, 29-31.
97. Dương Minh Lam, Đỗ Đức Quế và Trần Huyền Trang, Thành phần loài Xylaria
ở vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ
4, 2011, 166-174
98. Ngô Anh, Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế,
Sinh học, 2001, (1), 14-18.
99. Ngô Anh, Nghiên cứu thành phần nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, luận án tiến sĩ
Sinh học, Đại học Quốc Gia, 2003, Hà Nội.
100. Phan Văn Hợp, Trịnh Tam Kiệt, Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn sống
trên gỗ vườn quốc gia Pù Mát Nghệ An, Di truyền và ứng dụng, 2008, 4, 32-38.
101. Ngô Anh, Nguyễn Thị Kim Cúc, Sự đa dạng nấm lớn ở khu bảo tồn thiên
nhiên Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ
5, 2013, 364-370.
149

102. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Ngô Anh, Một số dẫn liệu bước đầu về họ nấm
Xylariaceae Tul. & C.Tul. ở Rú Lịnh, huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị, Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5, 2013, 481-487
103. Ngô Thị Thùy Trang, Ngô Anh, Một số dẫn liệu bước đầu về thành phần loài
của họ Coriolaceae (Imazeki) Singer tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế,
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5, 2013, 779-785.
104. Ngô Anh, Nguyễn Thị Chi Lê, Đa dạng nấm lớn huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng
Trị, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6, 2015, 447-453.
105. Ngô Anh, Nguyễn Thị Phượng, Đa dạng nấm lớn huyện Phong Điền, Tỉnh
Thừa Thiên Huế, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6, 2015, 454-460.
106. Ngô Anh, Phan Thị Ái Linh, Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở thành phố
Huế, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7, 2017, 535-540.
107. Ngô Anh, Trần Hữu Khôi, Nghiên cứu khu hệ nấm lớn ở Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7, 2017, 541-547.
108. Lê Bá Dũng, Khu hệ nấm lớn Tây Nguyên, KHKT, 2001, Hà nội.
109. Lê Bá Dũng, Thành phần loài của chi Hexagonia Fr. ở vùng Tây Nguyên, Sinh
học, 2001, 23(3), 19-21.
110. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Bá Dũng, Đỗ Hữu Thư, Ghi nhận 3 loài mới
thuộc họ Ganodermataceae Donk. Bổ sung vào danh lục nấm lớn Việt Nam, Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5, 2013, 194-197.
111. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Bá Dũng, Đỗ Hữu Thư, Đa dạng thành phần
loài họ Ganodermataceae Donk. ở vườn quốc gia Yok Đôn tại khu vực Tây Nguyên,
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5, 2013, 182-186.
112. Phạm Thị Hà Giang, A.V.Alexandrova, Kết quả nghiên cứu khu hệ nấm lớn
vườn quốc gia Chư Yang Sing, Đắk Lắk, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 5,
2013, 58-62.
113. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Kết quả điều tra họ nấm Claviccipitaceae kí sinh
côn trùng ở vườn quốc gia Yang Sing tỉnh Đắk Lắk, Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật lần thứ 6, 2015, 255-258.
114. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Đa dạng thành phần loài của chi Ganoderma ở
vườn quốc gia Kon Ka tỉnh Gia Lai, Việt Nam, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần
thứ 6, 2015, 738-742.
150

115. Trần Thị Tú Hiền và đồng nghiệp, Kết quả nghiên cứu thành phần loài nấm
độc ở khu bảo tồn thiên nhiên nam Kar tỉnh Đắk Lắk, Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật lần 5, 2015, 1120-1124.
116. Đỗ Thị Thiên Lý và đồng nghiệp, Bước đầu nghiên cứu chi nấm Isaria tại núi
Langbian thuộc cao nguyên Lâm Viên, Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 6,
2015, 228-236.
117. Lê Bá Dũng, Lê Khắc Duẩn, Bước đầu nghiên cứu khu hệ nấm chi Coprinus
Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên, khoa học ĐH Đà Lạt, 2016, 4(6), 405-418
118. Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Thành phần loài nấm có giá trị
thực phẩm thuộc chi Boletus ở vườn Quốc Gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7, 2017, 1489-1495.
119. Le Xuan Tham, Le Thi Hoang Yen, Duong Van Hop, Two forms of newly-
recorded red Lingzhi Ganoderma tropicum in south Viet Nam a precious material
medica, Nong Lam University Ho Chi Minh City, 2006, 151-153.
120. Lê Xuân Thám, Phạm Ngọc Dương, Atlas Nấm Cát Tiên, 2013, Đồng Nai.
121. Lê Xuân Thám, Nguyễn Lê Quốc Hùng, Đặng Ngọc Quang, Bùi Thị Lương,
Phân tích loài nấm chi đen mới phát hiện được ở vườn quốc gia Cát tiên, Đồng
Nai-Lâm Đồng, Sinh học, 2009, 31(4), 55-64.
122. Lê Xuân Thám, cùng cộng sự, Phát hiện đại diện đầu tiên của chi Humphreya
Stey. Mới được phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai-Lâm Đồng)-loài
nấm linh chi endert: Humphreya endertii, Sinh học, 2009, 31(1), 39-45
123. Lê Xuân Thám, Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường, Khoa học và
Kỹ thuật, 2010, Hà Nội.
124. Hanh T.M.Tran, Steven L.Stephenson, Yuri K.Novozhilov, Nấm nhầy Việt
Nam (Myxomycetes of Vietnam), ĐH Quốc Gia, 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.
125. Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 1, Khoa học tự nhiên & Công nghệ
(KHCN), 2011, Hà Nội.
126. Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 2, KHCN, 2012, Hà Nội.
127. Trịnh Tam Kiệt, Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 3, KHCN, 2013, Hà Nội.
128. H. Kreisel, 1975, Hamdbuch fÜr pilzefreunde, Ban VI, 2, Aufl, Jena, Stuttgart
129. R.L.Gilbertson & L.Ryvarden (1993), European Polypores Part 1, Groland
Grafiske A/s Olso, Norway
151

130. D.Pegler & B. Spooner (1994), The mushroom Identifier, The apple Press,
London.
131. Ewald Gerhardt (1997), Der große BLV Pilzführer für unterwegs, Medimops
132. http://www.namtramy.gov.vn
133. http://www.mycobank.org
134. http://www.speciesfungorum.org
1

PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU NẤM
TT Tóm tắt nội dung Diễn giải nội dung cần làm
THÔNG TIN CHUNG
1 Ngày thu mẫu
2 Địa điểm thu mẫu
3 Người thu mẫu
4 Người mô tả sơ bộ mẫu
5 Người định loại mẫu
THÔNG TIN VỀ LOÀI
6 Loài
7 Số hiệu
8 Tên địa phương
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
9 Giá thể Gỗ lá rộng □ Gỗ lá kim □ Đất □

Lá rụng □ Rêu □ Cỏ □

10 Phương thức sống Hoại sinh □ Kí sinh □ Cộng sinh □

11 Thời gian sống Một năm □ Nhiều năm □

Một năm đến nhiều năm □

12 Kiểu mọc Đơn độc □ Cụm vài quả thể □

Cụm nhiều quả thể □

13 Độ cao nơi thu mẫu Dưới 1200m □ Từ 1200-1500m □

Từ 1500-2000m □ Trên 2000m □

14 Mùa sinh trưởng Xuân □ Hạ □ Thu □ Đông□

Mưa □ khô□

15 Khí hậu Nhiệt độ Độ ẩm


2

16 Thực vật xung quanh


YẾU TỐ ĐỊA LÝ
17 Vùng nhiệt đới Cổ nhiệt đới □ Liên nhiệt đới □

Nhiệt đới châu Á □ Nhiệt đới châu Á và châu Phi □

Việt Nam Đông Nam á và Nam Trung Quốc □

18 Vùng Á nhiệt đới Đông Á □ Á nhiệt đới □

19 Vùng ôn đới Châu Âu □ Châu Á □

Châu Âu và Bắc Mỹ □ Châu Âu và Châu Á□

Bắc Mỹ và bắc bán cầu □

20 Toàn cầu □
21 Chưa rõ □
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
22 Hình dạng quả thể Dạng trải □ Dạng quạt □

Dang sò hến □ Dạng vành □

Dạng móng □ Dạng guốc □ Dạng gối □

Dạng u lồi □ Dạng củ □ Dạng cầu □

Dạng tán □ Dạng ô dù □ Dạng lưới □

Dạng phểu □ Dạng rốn □

Dạng trứng □

Thay đổi (non-trưởng thành): Không □ có □

23 Màu sắc quả thể Một màu □ là màu gì


(mũ đánh số 1, mô đánh
Hai màu □ là màu gì
số 2, bào thể đánh số 3)
Nhiều màu □ chưa xác định rõ màu □
3

Nhiều màu có vân □

24 Kích thước mũ

Mặt mũ: nhẵn □ nhẵn bóng □ có nứt chân chim □



Có lông thô □ lông gai □ lông vảy □ lông sừng □

Mép trơn □ mép xẻ thùy □ gợn sóng □


25 Chất: chất thịt □ chất keo □ chất sáp □

chất sụn □ chất thịt bì □ chất bì □



chất lie mềm □ chất gỗ cứng □ chất sừng □

Cấu trúc: sợi đồng đều □ sợi không đồng đều □

Sợi rẽ đôi □ sợi rẽ đôi giả □ sợi chụm vào giữa □

Phản ứng với KOH: không chuyển màu □

chuyển màu tối □

Chiều dày:
Mùi vị:
26 Kích thước
Bào thể (phiến, ống,…) Dạng: Dạng nếp gấp □ Dạng gân □

Dạng ống □ Dạng phiến□

Kiểu lỗ: tròn □ tổ ong □ rách răng cưa □ khác □

Kiểu đính: đính tự do □ dính □ đính□

Mép (miệng)
27 Cuống thật □ Cuống phôi thai□

Kích thước
Cuống
Dạng

Màu sắc giống màu mũ □ khác màu mũ □


4

Mặt cuống: giống mặt mũ □ khác mặt mũ □

ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI


28 Bụi bào tử Màu sắc
29 Dạng: trứng □ trụ □ elip □ trứng cụt đầu □

thoi □ cầu□ khác□


Bào tử
Kích thước
Màu sắc

Cấu trúc vỏ: một lớp màng □ hai lớp màng □

Phản ứng
30 Đảm (nang) Dạng
Kích thước
Phản ứng
31 Liệt bào Dạng
Kích thước
32 Lông cứng Dạng
Kích thước
33 Sợi nấm Sợi nguyên thủy □ sợi bện □ sợi cứng□

34 ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI SEM


QUÉT VÀ PHÂN TỬ DNA
GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU
35 Có các chất dược liệu Saponin □: không có □ ít □ nhiều□

Alcoloid □: không có □ ít □ nhiều□

beta glucan □: không có □ ít □ nhiều□


36 Phương pháp khai thác và
bảo quản
37 Phương pháp sử dụng
5
1

PHỤ LỤC 2
TÀI LIỆU DẪN THÀNH PHẦN LOÀI NẤM LỚN THUỘC NGÀNH
MYXOMYCOTA, ASCOMYCOTA, BASIDIOMYCOTA Ở NÚI NGỌC LINH,
TỈNH QUẢNG NAM.
1. Fuligo septica (L.) F.H. Wigg., Prim. fl. holsat. (Kiliae): 112 (1780). Số mẫu
IMG 6075 (6118); Syn. Fuligo septica var. septica (L.) F.H. Wigg. 1780; Mucor
septicus L. 1763
2. Physarum pezizoideum (Jungh.) Pavill. & Lagarde, Bull. Soc. mycol.
Fr. 19(2): 87 (1903) Số mẫu IMG 5764 (5792/93) Syn.
Trichamphora pezizoidea Jungh., Verh. Batav. Genootsch. Kunst. Wet. 17(2): 12
(1838); Chondrioderma pezizoideum (Jungh.) Rostaf., Ślu. mon. (Paryz): 424 (1875)
3. Physarum viride (Bull.) Pers., Observ. mycol. (Lipsiae) 1: 6 (1796) Số mẫu
IMG 5756, Syn. Physarum viride var. viride (Bull.) Pers. 1795; Sphaerocarpus
viridis Bull. 1791
4. Stemonitis longa (Peck) Massee, Monogr. Myxogastr. (London): 83 (1892);
Số mẫu IMG 1552/53; Syn. Comatricha longa Peck 1890; Symphytocarpus
longus (Peck) Nann.-Bremek. 1975
5. Arcyria denudata (L.) Wettst. Verh. zool.-bot. Ges. Wien 35: 353 (1886); Số
mẫu IMG 4397(4799/01); Syn. Clathrus denudatus L., Sp. pl. 2: 1179 (1753)
Trichia denudata (L.) Vill., Hist. pl. Dauphiné 3(2): 1060 (1789)
6. Arcyria incarnata (Pers.) Pers. Observationes mycologicae 1: 58 (1796). Số
mẫu IMG 5939/40 (5980). Syn. Stemonitis incarnata Pers. ex J.F. Gmel., Systema
Naturae 2 (2): 1467 (1792); Arcyrella incarnata (Pers. ex J.F. Gmel.) Racib.,
Hedwigia 24: 170 (1885)
7. Ceratiomyxa fruticulosa (O.F.Mull.) T.Macbr var. fruticulosa The North
American slime-moulds: 18 (1899). Số mẫu IMG 1420/22. Syn. Byssus fruticulosa
Scop., Flora carniolica 2: 91, t. 3 (1772)
8. Hypocrea peltata Berk. Hooker's Journal of Botany and Kew Garden
Miscellany 3: 205 (1851). Số mẫu IMG 6320. Syn. Sphaeria peltata Jungh., Praemissa
2

in floram cryptogamicam Javae insulae: 20 (1838); Trichoderma peltatum (Berk.)


Samuels, Jaklitsch & Voglmayr, Mycotaxon 126: 151 (2014).
9. Hypocrea rufa (Pers.) Summa vegetabilium Scandinaviae 2: 383 (1849) Số
mẫu IMG 3564. Syn. Sphaeria rufa Pers., Annalen der Botanik (Usteri) 15: 20 (1794).
10. Nectria peziza (Tode) Fr., Summa veg. Scand., Sectio Post. (Stockholm):
388 (1849). Số mẫu IMG 7676 (7692) Syn. Sphaeria peziza Tode, Fung. mecklenb.
sel. (Lüneburg) 2: 46 (1791)
11. Annulohypoxylon annulatum (Schwein.) Y.M. Ju, J.D. Rogers & H.M.
Hsieh Mycologia 97 (4): 857 (2005). Số mẫu IMG 4427, (4652/57). Syn. Hypoxylon
annulatum (Schwein.) Mont., Historia Física de Chile. Bot. Flo Chi 7: 445 (1850).
12. Daldinia concentrica (Bolt.:Fr.) Ces. & De Not. Commentario della Società
Crittogamologica Italiana 1 (4): 197 (1863). Số mẫu IMG 5598, 6230, 7693/94, 8049,
(6427, 5876/77). Syn. Sphaeria concentrica Bolton, An History of Fungusses,
Growing about Halifax App.: 180, t. 180 (1792); Peripherostoma concentricum
(Bolton) Gray, A natural arrangement of British plants 1: 513 (1821).
13. Daldinia fissa Lloyd. Mycological Writings 7 (73): 1313, t. 306:2986
(1922). Số mẫu IMG 5899, (5221/22, 8065, 0450). Syn. Daldinia concentrica var.
obovata Nees, (1817); Sphaeria concentrica var. obovata Fr., Syst.
mycol. (Lundae) 2(2): 331 (1823)
14. Xylaria longipes Nitschke. Pyrenomycetes Germanici 1: 14 (1867). Số mẫu
JPG 4111821, 4118562, 4129940, 4149276, Số mẫu IMG 1539/40, 5597, (2436/41).
Syn. Xylosphaera longipes (Nitschke) Dennis, Kew Bulletin 13 (1): 104 (1958).
15. Sowerbyella rhenana (Fuckel) J. Moravec Mycol. helv. 2(1): 96 (1986). Số
mẫu IMG 4628/29, 4638, (4639/40). Syn. Aleuria rhenana Fuckel, Jb. nassau. Ver.
Naturk. 23-24: 325, tab. 5, fig. 1 (1870); Sarcoscypha rhenana (Fuckel) Sacc., Syll.
fung. (Abellini) 8: 157 (1889)
16. Pithya cupressina (Batsch) Fuckel, Jahrbücher des Nassauischen Vereins
für Naturkunde 23-24: 317 (1870) Số mẫu IMG 7656, 7733 (7661/62). Syn. Peziza
3

cupressi Batsch, Elenchus fungorum: 119 (1783); Pithya cupressi (Batsch) Fuckel,
Jahrbücher des Nassauischen Vereins für Naturkunde 23-24: 317 (1870)
17. Cookeina sulcipes (Berk.) Kuntze, Revis. gen. pl. (Leipzig) 2: 849 (1891).
Số mẫu IMG 1488/93, 1501, 3775, 5961/63, 6651, (3944/46, 5964/65, 5996, 6671).
Syn. Peziza sulcipes Berk., London J. Bot. 1(3): 141 (1842)
Trichoscypha sulcipes (Berk.) Cooke, in Saccardo, Syll. fung. (Abellini) 8: 161 (1889)
18. Cookeina tricholoma (Mont.) Kuntze, Revis. gen. pl. (Leipzig) 2: 849
(1891) Số mẫu IMG 1507, 1627/1628, 1646, 5767/69, (5779/84). Syn.
Peziza tricholoma Mont., Annls Sci. Nat., Bot., sér. 2 2: 77 (1834);
Lachnea tricholoma (Mont.) Pat., in Pat. & Gai., Bull. Soc. mycol. Fr. 4(2): 98 (1888).
19. Tremella fuciformis Berk. Hooker's Journal of Botany and Kew Garden
Miscellany 8: 277 (1856). Số mẫu IMG 6939, 7606, 7766, (7777/78). Syn. Tremella
fuciformis Berk., Hooker's J. Bot. Kew Gard. Misc. 8: 277 (1856) f. fuciformis;
Tremella fuciformis f. corniculata Kobayasi, Sci. Rep. Tokyo Bu Daig., B 4: 25 (1939)
20. Tremella mesenterica Retz., K. svenska Vetensk-Akad. Handl., ser. 1 30:
249 (1769). Số mẫu IMG 1306 Syn. Tremella lutescens f. albida Fr.
21. Dacrymyces chrysospermus Berk. & M.A. Curtis. Grevillea 2 (14): 20
(1873) Số mẫu IMG 4385. Syn. Tremella palmata Schwein., Trans. Am. phil. Soc.,
New Series 4(2): 186 (1832); Dacrymyces palmatus Bres., Öst. bot. Z. 54: 425 (1904)
22. Dacryopinax spathularia (Schwein.) G.W. Martin Lloydia 11 (2): 116
(1948). Số mẫu IMG 4385, 4451/53, 4462, 6236/37, (4911/12, 6432). Syn. Guepinia
spathularia (Schwein.) Fr., Elenchus Fungorum 2: 32 (1828).
23. Calocera cornea (Batsch) Fr. Stirpes Agri Femsionensis: 67 (1827). Số mẫu
IMG 4402, (4789/90); Syn. Corynoides cornea (Batsch) Gray, A natural arrangement
of British plants 1: 654 (1821).
24. Auricularia auricula-judae (Bull.) Quél. J. Schröt., Kryptogamen-Flora
von Schlesien 3-1(4): 386 (1888). Số mẫu IMG DSCF6455/58,. Syn. Tremella
auricula-judae Bull., Herbier de la France 9: t. 427:2 (1789).
4

25. Auricularia cornea Ehrenb. Horae Physicae Berolinenses: 91, t. 19:9


(1820). Số mẫu IMG 6079, (0452). Syn. Exidia cornea (Ehrenb.) Fr., Systema
Mycologicum 2: 222 (1822).
26. Auricularia delicata (Mont.) Henn. Botanische Jahrbücher für Systematik
Pflanzengeschichte und Pflanzengeographie 17: 492 (1893). Số mẫu IMG 3739/40,
5721/22, (5725/26), 5763, (5794/95, 5840). Syn. Laschia delicata Fr., Linnaea 5: 533
(1830).
27. Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow. Botanische Jahrbücher für
Systematik Pflanzengeschichte und Pflanzengeographie 17: 19 (1893). Số mẫu IMG
5766. Syn. Exidia fuscosuccinea Mont., Annales des Sciences Naturelles Botanique
17: 125 (1842); Auricularia fusco-succinea (Mont.) Henn. (1893).
28. Auricularia mesenterica (Dicks.) Pers. Mycologia Europaea 1: 97 (1822)Số
mẫu IMG 5616, 5617 (5838/39). Syn. Helvella mesenterica Dicks., Fasciculus
plantarum cryptogamicarum Britanniae 1: 20 (1785).
29. Auricularia nigricans (Sw.) Birkebak, Looney & Sánchez-García North
American Fungi 8 (6): 12 (2013) Số mẫu IMG 5736/37, (0453/54). Syn. Peziza
nigricans Sw., Flora Indiae Occidentalis: 1938 (1806); Peziza nigra Fr., Systema
Mycologicum 2: 81 (1822).
30. Auricularia peltata Lloyd, Mycol. Writ. 7(Letter 66): 1117 (1922) Số mẫu
IMG 1314
31. Thelephora atrocitrina (Bull.) Fr. Mémoires de la Société d'Émulation de
Montbéliard 5: 443 (1875). Số mẫu IMG 5966/67, (5989/90). Syn. Thelephora
atrocitrina Quél., Mémoires de la Société d'Émulation de Montbéliard 5: 443 (1875);
Phylacteria atrocitrina (Quél.) Pat., Les Hyménomycètes d'Europe: 154 (1887).
32. Cantharellus sp Số mẫu IMG 9270, (9439/40)
33. Cantharellus wellingtonensis McNabb, N.Z. Jl Bot. 9(2): 361 (1971) Số
mẫu IMG 6335 (6426)
34. Trichaptum biforme (Fr.) Ryvarden Norwegian Journal of Botany 19: 237
(1972). Số mẫu IMG 1645, 5955/56, (6829, 0435). Syn. Polyporus biformis Fr.,
5

Linnaea 8: 486 (1833); Polystictus biformis (Fr.) Fr., Nova Acta Regiae Societatis
Scientiarum Upsaliensis 1: 84 (1851).
35. Inonotus hispidus (Bull.) P. Karst., Meddn Soc. Fauna Flora fenn. 5: 39
(1879) Số mẫu IMG 4242/43 (0459/60). Syn. Boletus hispidus Bull., Herb.
Fr. (Paris) 4: tab. 210 (1784); Polyporus hispidus (Bull.) Fr., Observ.
mycol. (Havniae) 2: 260 (1818)
36. Inonotus sp Số mẫu IMG 8050/51, 9269.
37. Inonotus tabacinus (Mont.) G. Cunn. Số mẫu IMG 8756/57 (8882/84).
Syn. Polyporus tabacinus Mont., Annales des Sciences Nat. Botanique 3: 349 (1835).
38. Inonotus rickii (Pat.) D.A. Reid, Kew Bull. [12](2): 141 (1957) Số mẫu
IMG 4339.Syn. Xanthochrous rickii Pat., Bull. Soc. mycol. Fr. 24(1): 6 (1908);
Polyporus rickii (Pat.) Sacc. & Trotter, Syll. fung. (Abellini) 21: 270 (1912)
39. Phellinus allardii (Bres.) Ryvarden. Norwegian Journal of Botany 19: 234
(1972). Số mẫu IMG 5652 (5845/50). Syn. Fomes allardii Bres., Bulletin du Jardin
Botanique de l'État à Bruxelles 4 (1): 19 (1914); Phellinus allardii (Bres.) S. Ahmad,
Basidiomycetes of West Pakistan: 57 (1972).
40. Phellinus adamantinus (Berk.) Ryvarden, Norwegian Journal of Botany
19: 234 (1972). Số mẫu IMG 7862/65, 9333, (7948/49, 9392). Syn. Polyporus
adamantinus Berk., Hooker's Journal of Botany and Kew Garden Miscellany 6: 141
(1854); Fomes adamantinus (Berk.) Cooke, Grevillea 14 (69): 21 (1885).
41. Phellinus chrysoloma (Fr.) Donk Proceedings van de Koninklijke
Nederlandse Akademie van Wetenschappen Section C 74 (1): 39 (1971) Số mẫu IMG
9299/9300. Syn. Polyporus chrysoloma Fr., Öfvers. K. VetenskAkad. Förh. 18 (1): 30
(1861); Daedalea chrysoloma (Fr.) Cooke & Quél., Clavis synoptica
Hymenomycetum Europaeorum: 191 (1878).
42. Phellinus gilvus (Schwein.) Pat. Essai taxonomique sur les familles et les
genres des Hyménomycètes: 97 (1900). Số mẫu IMG 6088, 9326/27A, (9373/74); Syn.
Boletus gilvus Schwein., Schriften der Naturforschenden Gesellschaft zu Leipzig 1: 96
(1822); Polyporus gilvus (Schwein.) Fr., Elenchus Fungorum 1: 104 (1828).
6

43. Phellinus hartigii (Allesch. & Schnabl) Pat. Bulletin de la Société


Mycologique de France 19: 248 (1903). Số mẫu IMG 6173/74, (6415). Syn. Polyporus
hartigii Allesch. & Schnabl, Fungi Bavarici Exsiccati Cent. I: no. 48 (1890); Fomes
hartigii (Allesch. & Schnabl) Bres., Atti dell´Istituto Reale dell´Accademia di
Rovereto di Scienze 3: 74 (1897).
44. Phellinus aff igniarius (L.) Quél., Enchir. fung. (Paris): 177 (1886). Số
mẫu IMG 6171/72. Syn. Boletus igniarius L., Sp. pl. 2: 1176 (1753); Polyporus
igniarius (L.) Fr., Syst. mycol. (Lundae) 1: 375 (1821)
45. Phellinus pomaceus (Pers.) Maire (1933) Số mẫu IMG 3991/94. Syn.
Boletus pomaceus Pers., Observationes mycologicae 2: 5 (1799); Polyporus pomaceus
(Pers.) Pers., Mycologia Europaea 2: 84 (1825).
46. Phellinus robiniae (Murrill) A. Ames Annales Mycologici 11 (3): 246
(1913). Số mẫu IMG 9067, (9267/69). Syn. Pyropolyporus robiniae Murrill, Bulletin
of the Torrey Botanical Club 30 (2): 114 (1903); Fomes robiniae (Murrill) Sacc. & D.
Sacc., Sylloge Fungorum 17: 117 (1905).
47. Phellinopsis conchata (Pers.) Y.C. Dai. Fungal Diversity 45: 309 (2010).
Số mẫu IMG 8782/85, 8821/23. Syn. Polyporus conchatus (Pers.) Fr., Systema
Mycologicum 1: 376 (1821); Trametes conchata (Pers.) Fr., Summa vegetabilium
Scandinaviae 2: 323 (1849).
48. Fomitiporia hippophaëicola (H.Jahn) Fiasson & Niemelä Karstenia 24: 25
(1984). Số mẫu IMG 4001/02, 9064/65, (4106/09, 4162/67, 4176/85, 9266). Syn.
Phellinus hippophaëicola H. Jahn, Memoirs of the N.York Bot. 28 (1): 105 (1976).
49. Fomitiporia punctata (P. Karst.) Murrill Lloydia 10: 254 (1947). Số mẫu
IMG 6278, 8795/96, 8812/13. Syn. Polyporus punctatus Fr., Hymenomycetes
europaei: 572 (1874); Phellinus punctatus (P. Karst.) Pilát, Atlas des Champignons de
l'Europe III: Polyporaceae: 530 (1942).
50. Phellinidium ferrugineofuscum (P. Karst.) Fiasson & Niemelä Karstenia
24: 26 (1984). Số mẫu IMG 5848. Syn. Polyporus ferrugineofuscus (P. Karst.) Romell,
7

Svenska Flora (Krypt.) ed. II: 220 (1898); Phellinus ferrugineofuscus (P. Karst.)
Bourdot, Bulletin de la Société Mycologique de France 48: 228 (1932)
51. Phellinidium lamaoense (Murrill) Y.C. Dai [as 'lamaënse'], Ann. bot.
fenn. 32(1): 69 (1995) Số mẫu IMG 6169/70. Syn. Polyporus lamaoensis (Murrill)
Bres. [as 'lamaensis'], Annls mycol. 18(1/3): 69 (1920); Phellinus lamaoensis (Murrill)
Pat., Bull. Mus. natn. Hist. nat., Paris 29: 336 (1923)
52. Fuscoporia torulosa (Pers.) T. Wagner & M. Fisch. Mycological Research
105 (7): 780 (2001). Số mẫu IMG 010/11. Syn. Polyporus torulosus (Pers.) Pers.,
Mycologia Europaea 2: 79 (1825); Phellinus torulosus (Pers.) Bourdot & Galzin,
Bulletin de la Société Mycologique de France 41: 191 (1925).
53. Cymatoderma caperatum (Berk. & Mont.) D.A. Reid Kew Bull. 10 (4): 635
(1956) Số mẫu IMG 3780/82, 3838/39, (3932/33, 3908/10). Syn. Stereum caperatum
(Berk. & Mont.) Berk., Botanical Journal of the Linnean Society 18: 385 (1881).
54. Cymatoderma dendriticum (Pers.) D.A.Reid. Kew Bulletin 13 (3): 523
(1959). Số mẫu IMG 6126/27, (6128). Syn. Thelephora dendritica Pers., Botanique
(Nagpur) 5: 176 (1827).
55. Cymatoderma elegans Jungh. Tijdschrift voor Natuurlijke Geschiedenis en
Physiologie 7: 290 (1840). Số mẫu IMG 9271. Syn. Cladoderris elegans (Jungh.) Fr.,
Kongliga Svenska Vetenskapsakademiens Handlinger 1848: 142 (1849);
56. Rigidoporus microporus (Sw.) Overeem (1924) Số mẫu IMG 6352/53. Syn.
Polyporus microporus (Sw.) Fr., Systema Mycologicum 1: 376 (1821); Fomes
microporus (Sw.) Cooke, Grevillea 14 (69): 20 (1885).
57. Phlebia tremellosa (Schrad.) Nakasone & Burds. Số mẫu IMG 4472/73.
Syn. Agaricus betulinus O.F. Müll., Fl. danica 5: f. 776:1 (1777); Merulius tremellosus
Schrad., Spicilegium Florae Germanicae: 139 (1794);
58. Flavodon flavus (Klotzsch) Ryvarden. Norwegian Journal of Botany 20 (1):
3 (1973). Số mẫu IMG 7759. Syn. Irpex flavus Klotzsch, Linnaea 8: 488 (1833);
Xylodon flavus (Klotzsch) Kuntze, Revisio generum plantarum 3 (2): 541 (1898)
8

59. Ganoderma adspersum (Schulzer) Donk Proceedings van de Koninklijke


Nederlandse Akademie van Wetenschappen Section C 72: 273 (1969). Số mẫu IMG
4041/42, 9659/60, (9661/67). Syn. Polyporus adspersus Schulzer, Flora: 11 (1878).
60. Ganoderma ahmadii Steyaert, Persoonia 7(1): 91 (1972) Số mẫu IMG
9341/42 (9588/89)
61.Ganoderma amboinense (Lam.: Fr.) Pat. Bulletin de la Société
Mycologique de France 3: 171 (1887). Số mẫu IMG 4145/46, 4151/52, 6919/20,
7967JPG, 9029 (7084/85, 7471/74, 9846/47, 9980/81). Syn. Polyporus amboinensis
(Lam.) Fr., Systema Mycologicum 1: 354 (1821).
62. Ganoderma annulare (Lam.: Fr.) Pat. Số mẫu IMG 6877/78, 6883/84,
7013, 9322/23A, (6947, 7084/85, 9354/55, 9378/80, 9518/19, 9562/64, 9116/17,
9567/73, 9847/48). Syn. Fomes annularis Lloyd, Mycol. Writ. 4 (Letter 40): 6 (1912);
Polyporus tornatus Pers., Botanique (Nagpur) 5: 173 (1827).
63. Ganoderma applanatum (Pers.) Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr. 5:67, 1889; Số
mẫu IMG 4254/55, 6261, 9298. 9296/98, Syn. Boletus applanatus Pers.,
Observationes mycologicae 2: 2 (1799); Polyporus applanatus (Pers.) Wallr., Flora
Cryptogamica Germaniae 2: 591 (1833).
64. Ganoderma australe (Fr.) Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr. 5:67, 1889; Số mẫu
IMG 2601, 2548, 2989, 3058/59, 4041/42, 4043/44, 4051/52, 4055/56, 6276/77,
6281/82, 6358/59, 6366/67, 6872/74, 7011/12, 7986/87, 7993. Syn. Polyporus
australis Fr., Elenchus Fungorum 1: 108 (1828); Fomes australis (Fr.) Cooke,
Grevillea 14 (69): 18 (1885).
65. Ganoderma brownii (Murrill) Gilbertson. Mycologia 53: 505 (1962). Số
mẫu IMG 9045/46, (9118/20, 9515/17). Syn. Fomes brownii (Murrill) Murrill,
Mycologia 7 (4): 215 (1915).
66. Ganoderma capence (Lloyd) Teng, Chinese Fungi, p.448, 1963; Zhao J. D.,
Ganodermataceae in china, Biblio. Mycol. Band 132: 26, 1989; Wu Xingliang, Dai
Yucheng, 75:2005. Số mẫu IMG 1315, 6023/24, 8939/40. Syn. Polyporus capensis
Lloyd, Mycol. Writ. 5 (Letter 63): 10 (1916).
9

67. Ganoderma cochlear (Bl.& Ness.) Bres. Hedwigia 51 (4): 313 (1912). Số
mẫu IMG 6011/12. (SEM 15). Syn. Polyporus cochlear Blume & T. Nees, Nova Acta
Academiae Caesareae Leopoldino-Carolinae Germani Nat. Curiosorum 13: 20 (1826).
68. Ganoderma dahlii (Henn.) Aoshima Bull. Tokyo Sci. Mus., n.s.: 429
(1971). Số mẫu IMG 6570. Syn. Fomes dahlii Henn., Botanische Jahrbücher für
Systematik Pflanzengeschichte und Pflanzengeographie 25: 499 (1898).
69. Ganoderma fulvellum Bres. Bulletin de la Société Mycologique de France
5: 69 (1889). Số mẫu IMG 4047/48, (4280/81, 9906/09). Syn. Fomes fulvellus (Bres.)
Sacc., Sylloge Fungorum 9: 178 (1891).
70. Ganoderma gibbosum (Blume & T. Nees) Pat. Annales du Jardin
Botanique de Buitenzorg Suppl. 1: 114 (1897) Số mẫu IMG 4135/36, 3590, 8828/30,
3590, (3645, 4289/91, 5385, 9724/26, 9729). Syn. Polyporus gibbosus Blume & T.
Nees, Nova Acta Academiae Caesareae Leopoldino-Carolinae Germanicae Naturae
Curiosorum 13: 19, t. 4:1-4 (1826).
71. Ganoderma hainanense J.D. Zhao. L.W. Hsu & X.Q. Zhang, Acta
microbiol. sin.: 269 (1979). Số mẫu IMG 6013/14, (6141)
72. Ganoderma lobatum (Schwein.) G.F. Atk. Annales Mycologici 6: 190
(1908). Số mẫu IMG 7984/85, (8012/13, 8098/99, 9734/35). Syn. Polyporus lobatus
Schwein., Transactions of the American Philosophical Society 4 (2): 157 (1832);
Fomes lobatus (Schwein.) Cooke, Grevillea 14 (69): 18 (1885);
73. Ganoderma lucidum (W. Curtis.:Fr.) P. Karst. 1881, Rev. Mycol. 3(9):17,
1881; số mẫu IMG 4157/58, 4159/61. Syn. Polyporus lucidus (Curtis) Fr., Systema
Mycologicum 1: 353 (1821);
74. Ganoderma luteomarginatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang Zhang,
Acta microbiol. sin.: 274 (1979). Số mẫu IMG 2434/35, (9900/02)
75. Ganoderma mirivelutinum Zhao Acta Microbiol.Sin. 7(4):206 (1988). Số
mẫu IMG 6044/45 (6147)
76. Ganoderma multipileum D. Hou, Quart.J. the Taiwan Museum 3: 101
(1950). Số mẫu IMG 6223/24
10

77. Ganoderma orbiforme (Fr.) Ryvarden, Mycologia 92 (1): 187 (2000). Số


mẫu IMG 4117/18, 4258/61, (4991/92). Syn. Polyporus orbiformis Fr., Epicrisis Sys.
Myc.: 463 (1838); Fomes orbiformis (Fr.) Cooke, Grevillea 14 (69): 18 (1885).
78. Ganoderma oroflavum (Schlzer.) Donk. Số mẫu IMG 2506/07 9339/40,
(9389/91). Syn. Fomes oroflavus Lloyd, Synopsis of the genus Fomes (7): 265 (1915).
79. Ganoderma philippii (Bres. & Henn. ex Sacc.) Bres. Iconographia
mycologica 21: 1014, t. 1014 (1932). Số mẫu IMG 3002/04, 3033/34, 6354/55, 7718.
Syn. Fomes philippii Bres. & Henn. ex Sacc., Sylloge Fung. 9: 180 (1891).
80. Ganoderma resinaceum Boud., Bulletin de la Société Mycologique de
France 5: 72 (1889)Số mẫu IMG 3592/94, 3593/95. Syn. Fomes resinaceus (Boud.)
Sacc., Sylloge Fungorum 9: 179 (1891); Scindalma resinaceum (Boud.) Kuntze,
Revisio generum plantarum 3 (2): 519 (1898).
81. Ganoderma rotundatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang. Acta
microbiol. sin.: 267 (1979). Số mẫu IMG 4013/14, 4061/64 (4198-4201)
82. Ganoderma sessile Murr., Bulletin of the Torrey Botanical Club 29: 604
(1902). Số mẫu IMG 6015/16. Syn. Fomes sessilis (Murrill) Sacc. & D. Sacc., Sylloge
Fungorum 17: 122 (1905); Polyporus sessilis (Murrill) Lloyd, Synopsis of the section
Apus of the genus Polyporus (7): 371 (1915).
83. Ganoderma simaoense J.D. Zhao Acta Mycologica Sinica 7 (4): 209
(1988). Số mẫu IMG 7721/22, 7728/29, 9584/85, (9586/87, 8052/53, 9714/16,
7730/32, 8108/11, 9825/28)
84. Ganoderma sinense J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang, Acta microbiol.
sin.: 272 (1979). Số mẫu IMG 7001/02, (7072, 7077, 7079, 9749/51)
85. Ganoderma steyaertianum B.J. Smith & Sivasith. 495 (2003). Số mẫu IMG
3588/89.
86. Ganoderma subtornatum Murrill. Bulletin of the Torrey Botanical Club 34:
477 (1907). Số mẫu IMG 8043, 8036, 8037/38, 8708/09 (8056/57, 8143/45, 8054/55,
8132/35, 8061, 8139/40, 9953/54). Syn. Fomes subtornatus (Murrill) Lloyd, Synopsis
of the genus Fomes (7): 269 (1915).
11

87. Ganoderma testaceum (Lev.) Pat. Bulletin de la Société Mycologique de


France 5: 67 (1889). Số mẫu IMG 3820/22. Syn. Polyporus testaceus Lév., Annales
des Sciences Naturelles Botanique 5: 126 (1846); Fomes testaceus (Lév.) Cooke,
Grevillea 13 (68): 118 (1885).
88. Ganoderma tornatum (Pers.) Bres. Annales Mycologici 10 (5): 502 (1912).
Số mẫu IMG 014, 1502/03, 7986/87, (8011, 8096/97, 9695/98). Syn. Polyporus
tornatus Pers., Botanique (Nagpur) 5: 173 (1827).
89. Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres. Annales Mycologici 8 (6): 586 (1910).
Số mẫu IMG 3562/63, 8836/37, 8913/14,9253/55,. Syn. Polyporus tropicus Jungh.,
Praemissa in floram cryptogamicam Javae insulae: 63 (1838); Fomes tropicus (Jungh.)
Cooke, Grevillea 14 (69): 19 (1885).
90. Ganoderma triangulum Zhao et L.W. Hsu, Acta mycol. sin.: 18 (1984). Số
mẫu IMG 3985/90, 3995/98
91. Ganoderma tsugae Murrill. Bulletin of the Torrey Botanical Club 29: 601
(1902). Số mẫu JPG 110903, 110907, 110953, 1111001, 111022, 111033, IMG
3967/68. Syn. Fomes tsugae (Murrill) Sacc. & D. Sacc., Sylloge Fungorum 17: 123
(1905); Polyporus tsugae (Murrill) Overh.: 714 (1915).
92. Ganoderma ungulatum J.D. Zhao & X.Q. Zhang. Acta mycol. sin.: 19
(1984). Số mẫu IMG 6019/20, (6154/55, 9890/93)
93. Amauroderma auriscalpium (Pers.) Torrend. Brotéria Série Botânica 18:
131 (1920). Số mẫu IMG 9019, (8089/90, 9476/78). Syn. Polyporus auriscalpium
Pers., Botanique (Nagpur) 5: 169 (1827); Ganoderma auriscalpium (Pers.) Pat.,
Bulletin de la Société Mycologique de France 5: 78 (1889);
94. Amauroderma exile (Berk.) Torrend, Brotéria Série Botânica 18: 142
(1920). Số mẫu IMG 8970/71, 9013/14, (9107/08, 9627/28, 9068). Syn. Polyporus
exilis Berk., Hooker's Journal of Botany and Kew Garden Miscellany 8: 173 (1856);
Số mẫu IMG 9443/44; Syn. Fomes exilis (Berk.) Cooke, Grevillea 13 (68): 117
(1885); Ganoderma exile (Berk.) Pat., Bul. de la Société Myc. de France 5: 77 (1889).
12

95. Amauroderma guangxiense D. Zhao & X.Q. Zhang, Acta mycol. sin.: 221
(1986). Số mẫu IMG 0507/09.
96. Amauroderma infundibuliforme Wakef. Số mẫu IMG 8992/93, (9452/54).
Syn. Polyporus infundibuliformis (Wakef.) Lloyd, Mycological Writings 7 (71): 1261
(1924); Ganoderma infundibuliforme (Wakef.) Sacc. & Trotter, Syl. F. 23: 406 (1925).
97. Amauroderma nigrum Lloyd. Số mẫu IMG 9004/06, 8982/83, (9472,
9429/32, 9618/21)
98. Amauroderma praetervisum (Pat.) Torrend, Brotéria Série Botânica 18:
131 (1920). Số mẫu IMG 6033, (6159/61, 6521/24, 6799, 6801, 6813/14, 9780/83).
Syn. Ganoderma praetervisum Pat., Bulletin de la Société Mycologique de France 5:
78 (1889); Fomes praetervisus (Pat.) Sacc., Sylloge Fungorum 9: 178 (1891);
99. Amauroderma preussii (Henn.) Steyacrt. Persoonia 7 (1): 107 (1972). Số
mẫu IMG 6889/90, 9345/46A, 8967, 8994/95, 8998/99, 8972/73. Syn. Ganoderma
preussii Henn., Botanische Jahrbücher für Syst.Pflan. und Pflanzengeographie 14: 342
(1891); Fomes preussii (Henn.) Sacc., Sylloge Fungorum 11: 89 (1895).
100. Amauroderma rude (Berk.) Torrend Brotéria Série Botânica 18: 127
(1920). Số mẫu IMG 3817/19, 6881/82, 6889/90, 9017/18. Syn. Polyporus rudis
Berk., Annals and Magazine of Natural History 3: 323 (1839); Fomes rudis (Berk.)
Cooke, Grevillea 13 (68): 117 (1885); Ganoderma rude (Berk.) Pat., Bulletin de la
Société Mycologique de France 5: 76 (1889).
101. Amauroderma rugosum (Blume & Ness: Fr.) Torrend. Brotéria Série
Botânica 18: 127 (1920). Số mẫu IMG 3817/19, 6881/82, 8968/69, 8974/77, 8988/89,
8984/85, 8980/81, 9000/01, 9606/07. Syn. Polyporus rugosus Blume & T. Nees, Nova
Acta Academiae Germanicae Naturae Curiosorum 13: 21, t. 7:1-4 (1826); Fomes
rugosus (Blume & T. Nees) Cooke, Grevillea 13 (68): 117 (1885).
102. Amauroderma scopulosum (Berk.). Imazeki, Bulletin of the Government
Forest Experimental Station Meguro 57: 99 (1952). Số mẫu IMG 2591/97, 2605
2611/12, 2614, 2618, 2620, 2814, 2838, 3296. Syn. Polyporus scopulosus Berk.,
13

Hooker's Journal of Botany and Kew Garden Miscellany 6: 143 (1854); Trametes
scopulosa (Berk.) Bres., Hedwigia 51 (4): 317 (1912).
103. Amauroderma subresinosum (Murr.) Corner. Beihefte zur Nova
Hedwigia 75: 93 (1983). Số mẫu IMG 2790/92, 6046/47, 9343/44, (9759/60, 9394/95,
6836/38). Syn. Fomes subresinosus Murrill, Bulletin of the Torrey Bot.Club 35: 410
(1908); Ganoderma subresinosum (Murrill) C.J. Humphrey, Myc. 30 (3): 332 (1938).
104. Amauroderma subrugosum (Bres. & Pat.) Torrend. Brotéria Série
Botânica 18: 128 (1920). Số mẫu IMG 8968/69, (9109, 9622/26). Syn. Ganoderma
subrugosum Bres. & Pat., Bulletin de la Société Mycologique de France 5: 77 (1889);
Fomes subrugosus (Bres. & Pat.) Sacc., Sylloge Fungorum 9: 177 (1891).
105. Amauroderma sp. Số mẫu MG 6993/94.
106. Haddowia longipes (Lév.) Steyaert, Persoonia 7(1): 109 (1972) Số mẫu
IMG 6990/91, (7036/38 7493/96). Syn. Polyporus longipes Lév., Annls Sci. Nat., Bot.,
sér. 5: 124 (1846); Fomes longipes (Lév.) Cooke, Grevillea 13(no. 68): 118 (1885);
Ganoderma longipes (Lév.) Pat., Bull. Soc. mycol. Fr. 5(2,3): 75 (1889);
Amauroderma longipes (Lév.) Torrend, Bull. Misc. Inf., Kew: 243 (1934)
107. Haddowia sp Số mẫu IMG 6052/53, (6812, 6842/45) SEM 14
108. Humphreya coffeata (Berk.) Steyaert. Persoonia 7 (1): 102 (1972). Số
mẫu IMG 7003/04. Syn. Polyporus coffeatus Berk., Annals and Magazine of Natural
History 3: 385 (1839); Fomes coffeatus (Berk.) Sacc., Sylloge Fung. 6: 163 (1888).
109. Antrodia heteromorpha (Fr.) Donk (1966); Số mẫu IMG 9317, (9371/73).
Syn. Lenzites heteromorpha (Fr.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 407 (1838);
Trametes heteromorpha (Fr.) Lloyd, Mycol. Writ. 4 (Letter 60): 12 (1915).
110. Neoantrodia variiformis (Peck) Audet, Mushrooms nomenclatural
novelties 6: [2] (2017) Số mẫu IMG 3013/14. Syn. Antrodia variiformis (Peck) Donk,
Persoonia 4 (3): 340 (1966); Polyporus variiformis Peck, Annual Report on the New
York State Museum of Natural History 42: 122 (1889).
14

111. Fomitopsis castanea Imazeki, Bull. Gov. Forest Exp. Stn Tokyo 42: 1
(1949). Số mẫu IMG 6913, 8753/54, 8776/77, 8832/33, 9309/10 (7096/97, 9438). Syn.
Nigroporus castaneus (Imazeki) Ryvarden, Acta mycol. sin.: 228 (1986).
112. Fomitopsis pinicola (Sw.) P. Karst. Số mẫu IMG 8780/81, (8831,
0462/64). Syn. Fomes pinicola (Sw.) Fr., Summa vegetabilium Scandinaviae 2 (1849);
Trametes pinicola (Sw.) P. Karst., Bidrag till Kännedom av Finlands Natur och Folk
37: 46 (1882).
113. Fomitopsis scutellata (Schwein.) Bondartsev & Singer, Annls
mycol. 39(1): 55 (1941) Số mẫu IMG 9311/12 (9358/61); Syn. Datroniella
scutellata (Schwein.) B.K. Cui, Hai J. Li & Y.C. Dai, in Li, Cui & Dai 2014
114. Daedalea dochmia (Berk. & Broome) T. Hatt. Mycoscience 46 (5): 307
(2005). Số mẫu IMG 6130, 6227/28, (6143/44, 6434, 6840/41). Syn. Polyporus
dochmius Berk. & Broome, Botanical Journal of the Linnean Society 14: 50 (1875);
Fomes dochmius (Berk. & Broome) Cooke, Grevillea 14 (69): 17 (1885).
115. Ischnoderma sp. Số mẫu IMG 8952/60
116. Laetiporus gilbertsonii Burds. Harvard Papers in Botany 6: 48(2001) Số
mẫu IMG 3741. Syn. Laetiporus gilbertsonii var. pallidus Burds., in Burdsall &
Banik, Harvard Pap. Bot. 6(1): 50 (2001); Laetiporus gilbertsonii Burds., in Burdsall
& Banik, Harvard Pap. Bot. 6(1): 48 (2001) var. gilbertsonii
117. Niveoporofomes spraguei (Berk. & M.A. Curtis) B.K. Cui, M.L.Han &
Y.C. Dai Fungal Diversity 80: 360 (2016). Số mẫu IMG 2560/61, 2845/49, 6638,
9337/38A, (2714/15, 2713, 2717, 2920, 0461). Syn. Polyporus spraguei Berk. & M.A.
Curtis, Grevillea 1 (4): 50 (1872); Trametes spraguei (Berk. & M.A. Curtis) Ryvarden,
A preliminary polypore flora of East Africa: 586 (1980).
118. Rhodofomes cajanderi (P. Karst.) B.K. Cui, M.L. Han & Y.C. Dai. Số
mẫu IMG 3742, (0465/66). Syn. Fomitopsis cajanderi (P. Karst.) Kotl. & Pouzar,
Ceská Mykologie 11 (3): 157 (1957) & Y.C. Dai, Fungal Diversity 80: 364 (2016).
119. Rhodofomes roseus (Alb. & Schwein.) Vlasák Số mẫu IMG 6305/06. Syn.
Polyporus roseus (Alb. & Schwein.) Fr., Observationes mycologicae 2: 260 (1818).
15

120. Cerrena drummondii (Klotzsch.) Rmich. Zmitr., Mycena 1 (1): 91 (2001).


Số mẫu IMG 5459 (5481/82). Syn. Polyporus drummondii Klotzsch, Linn: 487 (1833).
121. Cerrena unicolor (Bull.:Fr.) Murr. Số mẫu IMG 1327, 2204/10, 2218/22,
2246/55, 4398/99, 8001, 6925, 5951/52, 4447/49. Syn. Boletus unicolor Bull., Herbier
de la France 9: t. 408 (1789); Daedalea unicolor (Bull.) Fr., Sys. Myc.1: 336 (1821).
122. Cerrena zonata (Berk.) H.S. Yuan Mycological Progress 13: 363 (2014).
Số mẫu IMG 2579/80. Syn. Irpex zonatus Berk., Hooker's Journal of Botany and Kew
Garden Miscellany 6: 168 (1854); Antrodiella zonata (Berk.) Ryvarden, Boletín de la
Sociedad Argentina de Botánica 28: 228 (1992).
123. Coriolopsis gallica (Fr.) Ryvarden. Norw Journal of Bot. 19: 230 (1972).
Số mẫu IMG 7998/99, 6319. Syn. Polyporus gallicus Fr., Sys. Myc. 1: 345 (1821).
124. Funalia caperata (Berk.) Zmitr. & Malysheva Mikologiya i
Fitopatologiya 47 (6): 375 (2013). Số mẫu IMG 7872/74. Syn. Polyporus caperatus
Berk., Annals and Magazine of Natural History 3: 391 (1839); Polystictus caperatus
(Berk.) Fr., Nova Acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis 1: 92 (1851).
125. Funalia sanguinaria (Klotzsch) Zmitr. & Malysheva Mikologiya
Fitopatologiya 47 (6): 375 (2013). Số mẫu IMG 5378/79, 6904, 6907/08, (5388,
7089/90, 7082/84). Syn. Polyporus sanguinarius Klotzsch, Linnaea 8: 484 (1833);
Fomes sanguinarius (Klotzsch) Cooke, Grevillea 14 (69): 21 (1885);
126. Daedaleopsis confragosa (Bolton) J. Schröt. Kryptogamen-Flora von
Schlesien 3-1(4): 493 (1888) Số mẫu IMG 6655, (6665). Syn. Boletus confragosus
Bolton, An History of Fungusses, Growing about Halifax App.: 160, t. 160 (1791);
Daedalea confragosa (Bolton) Pers., Synopsis methodica fungorum: 501 (1801);
127. Daedaleopsis tricolor (Bull.) Bondartsev & SingerAnnales Mycologici 39
(1): 64 (1941). Số mẫu IMG 3581, (3632/33). Syn. Agaricus tricolor Bull., Herbier de
la France 12: t. 541:2 (1792); Daedalea tricolor (Bull.) Fr., Mycol. eur.: 12 (1828)
128. Hexagonia papyracea Berk., Ann. Mag. nat. Hist., Ser. 1 10: 379 (1843)
[1842]; số mẫu IMG 4661/66. Syn. Trametes variegata (Berk.) Zmitr., Wasser &
Ezhov 2012
16

129. Hexagonia tenuis (Fr.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 498 (1838)
Số mẫu IMG 6292/93, (6436). Syn. Boletus tenuis Hook., Synopsis Plantarum 1: 10
(1822); Favolus tenuis (Hook.) Fr., Systema Orbis Vegetabilis 1: 76 (1825); Polyporus
tenuis (Hook.) Klotzsch: 482 (1833).
130. Hexagonia variegata Berk. Ann. Mag. nat. Hist., Ser. 2 9: 196 (1852), Số
mẫu IMG 6219/20 (6399). Syn. Trametes variegata (Berk.) Zmitr., Was. &
Ezhov 2012.
131. Cellulariella acuta (Berk.) Zmitr. & Malysheva Index Fungorum 180: 1
(2014). Số mẫu IMG 5928/32, 9279/80, 5640/43. Syn. Lenzites acuta Berk., London
Journal of Botany 1 (3): 146 (1842); Trametes acuta (Berk.) Imazeki, Bulletin of the
Tokyo Science Museum 6: 73 (1943)
132. Microporus affinis (Blume & T. Nees) Kuntze Revisio generum
plantarum 3 (2): 494 (1898). Số mẫu IMG 6898/6902 (6968/70, 7086/87, 7532). Syn.
Polyporus affinis Blume & T. Nees, Nova Acta Academiae Caesareae Leopoldino-
Carolinae Germanicae Nat. Curiosorum 13: 18, t. 4:1-6 (1826).
133. Microporus xanthopus (Fr.) Kuntze Revisio generum plantarum 3 (2):
494 (1898). Số mẫu IMG 1505, 1576/77, 1582/83, 5688/89, 8741 (5720, 0487/88).
Syn. Polyporus xanthopus Fr., Observationes mycologicae 2: 255 (1818); Trametes
xanthopus (Fr.) Corner, Beihefte zur Nova Hedwigia 97: 177 (1989)
134. Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murrill, Bulletin of the Torrey
Botanical Club 31 (8): 425 (1904). Số mẫu IMG 6652/53, 6269/70, 9336A, 9334/35A,
(9397, 9414). Syn. Polyporus melanoporus Mont., Annales des Sciences Naturelles
Bot. 17: 127 (1842); Fomes melanoporus (Mont.) Cooke, Grevillea 14 (69): 20 (1885).
135. Perenniporia fraxinea (Bull.) Ryvarden Nova Hedwigia 27: 158 (1976)
Số mẫu IMG 3948/50, 8786/87. Syn. Boletus fraxineus Bull., Herbier de la France 10:
t. 433:2 (1790); Polyporus fraxineus (Bull.) Fr., Systema Mycologicum 1: 374 (1821)
136. Perenniporia fraxinophila (Peck.) Ryvarden Norwegian Journal of
Botany 19: 143 (1972). Số mẫu IMG 9584/85. Syn. Polyporus fraxinophilus Peck,
17

Botanical Gazette Crawfordsville 7 (4): 43-44 (1882); Fomes fraxinophilus (Peck)


Sacc., Sylloge Fungorum 6: 172 (1888).
137. Perenniporia martia (Berk.) Ryvarden. Norwegian Journal of Botany 19:
143 (1972). Số mẫu IMG 5621/25, (5823/24, 0258/60). Syn. Polyporus martius Berk.,
Hooker's Journal of Botany and Kew Garden Miscellany 8: 198 (1856); Fomes
martius (Berk.) Cooke, Grevillea 14 (69): 19 (1885).
138. Perenniporia sp Số mẫu IMG 8739/40
139. Pycnoporus cinnabarinus (Jacq.) P. Karst. Revue Mycologique Toulouse
3 (9): 18 (1881). Số mẫu IMG 6148/49, 6231, 7017, 8000 (6428/29, 6150). Syn.
Boletus cinnabarinus Jacq., Flora Austriaca 4: 2, tab. 304 (1776); Trametes
cinnabarina (Jacq.) Fr., Summa vegetabilium Scandinaviae 2: 323 (1849).
140. Pycnoporus sanguineus (L.) Murrill Bulletin of the Torrey Botanical Club
31 (8): 421 (1904). Số mẫu IMG 4415/16, 8758. Syn. Boletus sanguineus L., Species
Plantarum: 1646 (1763); Boletus nitens Batsch, Elenchus fungorum: 109 (1783);
Polyporus sanguineus (L.) G. Mey., Primitiae Florae Essequeboensis: 304 (1818).
141. Earliella scabrosa (Pers.) Gilb. & Ryvarden Số mẫu IMG 1312, 2581,
6924, 9319, (2610). Syn. Earliella scabrosa (Pers.) Gilb. & Ryvarden, Myc. 22 (2):
364 (1985); Polyporus scabrosus Pers., Botanique (Nagpur) 5: 172 (1827).
142. Trametes cingulata Berk. Hooker's Journal of Botany and Kew Garden
Miscellany 6: 164 (1854). Số mẫu JPG 3532397, 3620466, 3632618. Syn. Coriolus
cingulatus (Berk.) Dhanda, Indian Phytopath.: 386 (1981).
143. Trametes cubensis (Mont.) Sacc. Sylloge Fungorum 9: 198 (1891). Số
mẫu IMG 4388/89. Syn. Polyporus cubensis Mont., Annales des Sciences Naturelles
Botanique 8: 364 (1837); Daedalea cubensis (Mont.) A. Roy, Canadian Journal of
Botany 60 (6): 1015 (1982).
144. Trametes elegans (Spreng.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 492
(1838) Số mẫu IMG 3764/65, 5465/68, 7711/12, 8004/05C (5490/91, 5493/94, 7713).
Syn. Daedalea elegans Spreng., Kongliga Svenska Vetenskapsakademiens Handlinger
18

Ser. 3, 8: 51 (1820); Lenzites elegans (Spreng.) Pat., Essai taxonomique sur les
familles et les genres des Hyménomycètes: 89 (1900).
145. Trametes gibbosa (Pers.) Fr. Số mẫu IMG 5530, 7990/91, (8025/26). Syn.
Pseudotrametes gibbosa (Pers.) Bondartsev & Singer ex Singer, Mycologia 36 (1): 68
(1944); Merulius gibbosus Pers., Annalen der Botanik (Usteri) 15: 21 (1795);
Trametes gibbosa (Pers.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 492 (1838).
146. Trametes hirsuta (Wulf.:Fr.) Pilat. Số mẫu IMG 051, 2270, 6630/31B,
7856, 7868, 7935/36, 6935/36 (6673/74, 3918, 3878/79, 3881/83). Syn. Polyporus
hirsutus (Wulfen) Fr., Systema Mycologicum 1: 367 (1821); Microporus hirsutus
(Wulfen) Kuntze, Revisio generum plantarum 3 (2): 496 (1898).
147. Trametes meyenii (Klotzsch) Lloyd. Số mẫu IMG 5536/37, 5538/39. Syn.
Polyporus meyenii Klotzsch, Nova Acta Acad. Caesar. Leop. Carol.: 239 (1843);
Microporus meyenii (Klotzsch) Kuntze, Revisio generum plantarum 3 (2): 496 (1898).
148. Trametes modesta (Fr.) Ryvarden Norwegian Journal of Botany 19: 236
(1972) Số mẫu IMG 4408/09. Syn. Polyporus modestus Kunze ex Fr., Linnaea 5: 519
(1830); Microporus modestus (Kunze ex Fr.) Kuntze, R. gene. Plan. 3 (2): 496 (1898).
149. Trametes ochracea (Pers.) Gilb. & Ryvarden. North American Polypores
2: 752 (1987) Số mẫu IMG 2549/50, 4348/49, 4382/84, 4421/22 (2947/48). Syn.
Boletus ochraceus Pers., Annalen der Botanik (Usteri) 11: 29 (1794); Polyporus
ochraceus (Pers.) Sommerf., Supplementum florae lapponicae: 276 (1826).
150. Trametes orientalis (Yasuda.) Imaz Bulletin of the Tokyo Science
Museum 6: 73 (1943) Số mẫu IMG 5505/06, 5514/20, 5521/29. Syn. Polystictus
orientalis Yasuda, Bot. Mag. Tokyo: 135 (1918).
151. Trametes palisotii (Fr.) Imazeki Bulletin of the Government Forest
Experimental Station Meguro 57: 120 (1952). Số mẫu IMG 9276/78, (0469/70). Syn.
Daedalea palisotii Fr., Systema Mycologicum 1: 335 (1821); Lenzites palisotii (Fr.)
Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 404 (1838).
152. Trametes pubescens (Schumach.) Pilat. , Atlas Champ. Eur., Polypor., B:
268 (1939) Số mẫu IMG 6630/31A, 077/79, 080/82, 1631, 2211, 2557/59, 3778,
19

(6672). Syn. Boletus pubescens Schumach., Enumeratio Plantarum, in Partibus


Sællandiae Septentrionalis et Orientalis Crescentium 2: 384 (1803); Polyporus
pubescens (Schumach.) Fr., Observationes mycologicae 1: 124 (1815).
153. Trametes robiniophila Murrill. North American Flora 9 (1): 42 (1907) Số
mẫu IMG 5535, 8759. Syn. Polyporus robiniophilus (Murrill) Lloyd, Mycol. Writ. 4
(Letter 42): 12 (1912); Perenniporia robiniophila (Murrill) Ryv., Myc 17: 517 (1983).
154. Trametes suaveolens (L.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 491 (1838)
Số mẫu IMG 4425. Syn. Boletus suaveolens L., Species Plantarum: 1177 (1753);
Polyporus suaveolens (L.) Fr., Systema Mycologicum 1: 366 (1821).
155. Trametes strumosa (Fr.) Zmitr., Wasser & Ezhov. International Journal of
Medicinal Mushrooms 14 (3): 318 (2012). Số mẫu IMG 6094/95, 6907/08, 6918,
(6129, 6972, 0325/26). Syn. Polyporus strumosus Fr., Epicrisis Systematis
Mycologici: 462 (1838); Polystictus strumosus (Fr.) Fr., Nova Acta Regiae Societatis
Scientiarum Upsaliensis 1: 80 (1851).
156. Trametes trogii Berk. Mitt. naturf. Ges. Bern: 52 (1850) Số mẫu IMG
3810/13, (3871/72). Syn. Funalia trogii (Berk.) Bondartsev & Singer, Annales
Mycologici 39 (1): 62 (1941); Coriolopsis trogii (Berk.) Domanski, Mala flora
grzybów. Tom I: Basidiomycetes (Podstawczaki)
157. Trametes versicolor (L.) Lloyd. Số mẫu IMG 1664/65, 7718, 6092/93,
5507/20, (5521/26). Syn. Agaricus versicolor (L.) Lam., Flore franç., ed. 1 (1783).
158. Trametes vernicipes (Berk.) Zmitr., Wasser & Ezhov International Journal
of Medicinal Mushrooms 14 (3): 312 (2012) Số mẫu IMG 1590/96. Syn. Polyporus
vernicipes Berk., Botanical Journal of the Linnean Society 16: 50 (1878); Microporus
vernicipes (Berk.) Imazeki, Bulletin of the Tokyo Science Museum 6: 95 (1943).
159. Trametes villosa (Sw.) Kreisel, Monografias, Ciencias, Univ. Habana, Ser.
4 16: 83 (1971), Số mẫu IMG 4423/24, 5833/34, 6925, 6927/28, 7704. Syn. Polyporus
villosus (Sw.) Fr., Systema Mycologicum 1: 344 (1821); Microporus villosus (Sw.)
Kuntze, Revisio generum plantarum 3 (2): 497 (1898).
20

160. Leiotrametes lactinea (Berk.) Welti & Courtec., in Welti, Moreau, Favel,
Courtecuisse, Haon, Navarro, Taussac & Lesage-Meessen, Fungal Diversity 55(1): 60
(2012) Số mẫu IMG 5536. Syn. Polyporus lactineus Berk., Ann. Mag. nat. Hist., Ser.
1 10: 373 (1843); Trametes lactinea (Berk.) Sacc., Syll. fung. (Abellini) 6: 343 (1888);
Trametes levis Berk., London J. Bot. 6: 507 (1847)
161. Trametopsis cervina (Schwein.) Tomšovský, Czech Mycology 60 (1): 8
(2008)Số mẫu IMG 4347, 6057. Syn. Boletus cervinus Schwein., Schriften der
Naturforschenden Gesellschaft zu Leipzig 1: 96 (1822); Polyporus cervinus
(Schwein.) Fr., Elenchus Fungorum 1: 92 (1828).
162. Tyromyces chioneus (Fr.) P. Karst. Revue Mycologique Toulouse 3 (9):
17 (1881). Số mẫu IMG 3790/91, (3883/86, 3888). Syn. Polyporus chioneus Fr.,
Observationes mycologicae 1: 125 (1815).
163. Aurantiporus fissilis (Berk. & M.A. Curtis) H. Jahn ex Ryvarden The
Polyporaceae of North Europe 2: 222 (1978). Số mẫu IMG 6348/49. Syn. Polyporus
fissilis Berk. & M.A. Curtis, Hooker's Jour. of Bot. and Kew Gar. Mis. 1: 234 (1849).
164. Polyporus arcularius (Batsch) Fr. Systema Mycologicum 1: 342 (1821).
Số mẫu IMG 3808, 6258/59, 6237/38, 6212/13, 6200, 5953/54, 6064/65, (3914/15).
Syn. Boletus arcularius Batsch, Elenchus fungorum: 97, t. 10:42a (1783); Favolus
arcularius (Batsch) Lév., Annales des Sciences Naturelles Botanique 2: 201 (1844).
165. Polyporus grammocephalus Berk. London Journal of Botany 1 (3): 148
(1842 )Số mẫu IMG 9283/84. Syn. Polyporellus grammocephalus (Berk.) P. Karst.,
Meddelanden af Societas pro Fauna et Flora Fennica 5: 38 (1879).
166. Neofavolus alveolaris (DC.) Sotome & T. Hatt Neofavolus alveolaris
(DC.) Sotome & T. Hatt., Fungal Diversity 58 (1): 250 (2012) Số mẫu IMG 5606.
Merulius alveolaris DC., Flore française 6: 43 (1815); Cantharellus alveolaris (DC.)
Fr., Systema Mycologicum 1: 322 (1821).
167. Cerioporus leptocephalus (Jacq.) Zmitr. & Kovalenko, International
Journal of Medicinal Mushrooms 18 (1): 33 (2016). Số mẫu IMG 5727/30. Syn.
Boletus leptocephalus Jacq., Miscellanea austriaca ad botanicum, chemiam et
21

historiam naturalem spectantia 1: 142, t. 12 (1778); Polyporus leptocephalus (Jacq.)


Fr., Systema Mycologicum 1: 349 (1821).
168. Cerioporus meridionalis (A. David) Zmitr. & Kovalenko, International
Journal of Medicinal Mushrooms 18 (1): 33 (2016) Số mẫu IMG 6241/42. Syn.
Leucoporus meridionalis A. David, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr.: 301 (1973).
Polyporus meridionalis (A. David) H. Jahn, Westfälische Pilzbriefe 10-11: 176 (1980)
169. Cerioporus squamosus (Huds.) Quél. Enchiridion Fungorum in Europa
media et praesertim in Gallia Vigentium: 167 (1886). Số mẫu IMG 6325/26. Syn.
Boletus squamosus Huds., Flora anglica: 626 (1778); Polyporus squamosus (Huds.)
Fr., Systema Mycologicum 1: 343 (1821).
170. Picipes melanopus (Pers.) Zmitr. & Kovalenko International Journal of
Medicinal Mushrooms 18 (1): 36 (2016). Số mẫu IMG 6323 (6398). Syn. Boletus
melanopus Pers., Neues Magazin für die Botanik 1: 70 (1794); Boletus menalopus
Pers., Tentamen dispositionis methodicae Fungorum: 70 (1797).
171. Nigroporus vinosus (Berk.) Murrill Bulletin of the Torrey Botanical Club
32 (7): 361 (1905) Số mẫu IMG 2057/58. Syn. Polyporus vinosus Berk., Annals and
Magazine of Natural History 9: 195 (1852); Microporus vinosus (Berk.) Kuntze,
Revisio generum plantarum 3 (2): 497 (1898).
172. Favolus tenuiculus P.Beauv. Flore Oware Benin: 74 (1806). Số mẫu IMG
5607/08. Syn. Polyporus tenuiculus (P. Beauv.) Fr., Systema Mycologicum 1: 344
(1821); Merulius daedaleus Link, Magazin der Gesellschaft Naturforschenden
Freunde Berlin 3 (1): 37 (1809).
173. Lentinus levis (Berk. & M.A. Curtis) Murrill North American Flora 9 (4):
293 (1915). Số mẫu IMG 5946/47, (5993). Syn. Panus levis Berk. & M.A. Curtis,
Annals and Magazine of Natural History 12: 427 (1853); Pleurotus levis (Berk. &
M.A. Curtis) Singer, Lilloa 22: 271 (1951).
174. Lentinus polychrous Lév. Annales des Sciences Naturelles Botanique 2:
175 (1844). Số mẫu IMG 5968/69, (5988/92). Syn. Pocillaria polychroa (Lév.)
22

Kuntze, Revisio generum plantarum 2: 866 (1891); Panus polychrous (Lév.) Singer,
Sydowia 15 (1-6): 46 (1962).
175. Lentinus sajor-caju (Fr.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 393 (1838)
Số mẫu IMG 6304. Syn. Agaricus sajor-caju Fr., Systema Mycologicum 1: 175 (1821)
176. Lentinus squarrosulus Mont. Annales des Sciences Naturelles Botanique
18: 21 (1842). Số mẫu IMG 1316. Syn. Pocillaria squarrosula (Mont.) Kuntze,
Revisio generum plantarum 2: 866 (1891); Pleurotus squarrosulus (Mont.) Singer,
Sydowia 15 (1-6): 45 (1962).
177. Lentinus tigrinus (Bull.) Fr., Systema Orbis Vegetabilis 1: 78 (1825) Số
mẫu IMG 039/40, 078, 086, 1546/47. Syn. Agaricus tigrinus Bull., Herbier de la
France 2: t. 70 (1782); Clitocybe tigrina (Buliard) P. Kumm., Der Führer in die
Pilzkunde: 121 (1871).
178. Lentinus velutinus Fr. Linnaea 5: 510 (1830) Số mẫu IMG 2782, 6937/38,
8747, (3482/84). Syn. Pocillaria velutina (Fr.) Kuntze, Revisio generum plan. 2: 866
(1891); Lentinus fulvus Berk., Annals and Mag. of Nat. History 10: 369, pl. 9/1 (1843).
179. Lentinus sp Số mẫu IMG 7020 (7517/18)
180. Panus conchatus (Bull.) Pilát Epicrisis Systematis Mycologici: 398
(1838) Số mẫu IMG 6256/57, 6332, 8807/08, (0495/98, 0500/01). Syn. Agaricus
conchatus Bull., Herbier de la France 7: t. 298 (1787); Lentinus conchatus (Bull.) J.
Schröt., Kryptogamen-Flora von Schlesien 3-1(1): 555 (1889)
181. Panus neostrigosus Drechsler-Santos & Wartchow. Journal of the Torrey
Bot. Soc. 139: 438 (2012) Số mẫu IMG 2264/65. Syn. Lentinus strigosus var. strigosus
182. Panus rudis Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 398 (1838). Số mẫu
IMG 6245/46, 8742, (8858). Syn. Lentinus rudis (Fr.) Henn., Die natürlichen
Pflanzenfamilien nebst ihren Gattungen und wichtigeren Arten insbesondere den
Nutzpflanzen : I. Tl., 1. Abt.: Fungi (Eumycetes): 224 (1900).
183. Panus similis (Berk. & Broome) T.W. May & A.E. Wood Mycotaxon
54: 148 (1995) Số mẫu IMG 8737. Syn. Lentinus similis Berk. & Broome, Botanical
Journal of the Linnean Society 14: 43 (1875).
23

184. Gloeophyllum sepiarium (Wulfen) P. Karst. Bidrag till Kännedom av


Finlands Natur och Folk 37: 79 (1882) Số mẫu IMG 6082, 6106, (6107). Agaricus
sepiarius Wulfen, chemiam, et historiam naturalem spectantia 1: 339 (1786); Merulius
sepiarius (Wulfen) Schrank, Bai. Flora 2: 575 (1789).
185. Schizophyllum commune Fr. Systema Mycologicum 1: 330 (1821) Số
mẫu IMG 1626, 6195/96, 6347/48, 8002/03, (8030/31). Syn. Daedalea commune (Fr.)
P. Kumm., Der Führer in die Pilzkunde: 53 (1871); Merulius communis (Fr.) Spirin &
Zmitr., Novosti Sistematiki Nizshikh Rastenii 37: 182 (2004).
186. Pleurotus ostreatus (Jacq.) P. Kumm. Der Führer in die Pilzkunde: 105
(1871) Số mẫu IMG 6983, 7685, 776. Syn. Agaricus ostreatus Jacq., Flora Austriaca
2: 3, t. 104 (1774); Crepidopus ostreatus (Jacq.) Gray, A natural arrangement of
British plants 1: 616 (1821).
187. Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél. Mémoires de la Société d'Émulation de
Montbéliard 5: 113 (1872). Số mẫu IMG 2569, 5937/38, 6976/78, 7979. Syn. Agaricus
pulmonarius Fr., Systema Mycologicum 1: 187 (1821)
188. Anthracophyllum archeri (Berk.) Pegler Australian Journal of Botany 13
(2): 324 (1965). Số mẫu IMG 5948/49. Syn. Xerotus archeri Berk., Botany of the
Antarctic Voyage. III Flora Tasmaniae. 2: 250 (1860).
189. Anthracophyllum discolor (Mont.) Singer Historia Física y Política de
Chile. Botánica. Flora Chilena 7: 353 (1850) Số mẫu IMG 8015/16, (8022/24). Syn.
Xerotus discolor Mont., Historia Física de Chile. Bot. Flora Chilena 7: 353 (1850).
190. Trogia infundibuliformis Berk. & Broome Botanical Journal of the
Linnean Society 14: 45 (1875) Số mẫu IMG 0243, (0246). Syn. Lentinus discopus Pat.,
Bulletin de la Société Mycologique de France 11: 86 (1895).
191. Trogia venenata Zhu L. Yang, Y.C. Li & L.P. Tang Mycological Progress
11 (4): 941 (2012). Số mẫu IMG 6288/89, (0263)
192. Marasmius siccus (Schwein.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 382
(1838). Số mẫu IMG 6574/76. Syn. Agaricus siccus Schwein., Schriften der
Naturforschenden Gesellschaft zu Leipzig 1: 84 (1822).
24

193. Marasmiellus candidus (Fr.) Singer Papers of the Michigan Academy of


Sciences 32: 129 (1948) Số mẫu IMG 5761/62, 6649/50, (5789/90). Syn. Marasmius
candidus Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 381 (1838).
194. Marasmiellus ramealis (Bull.) Singer Papers of the Michigan Academy of
Sciences 32: 130 (1948). Số mẫu IMG 4392/95, 4785/87. Syn. Gymnopus ramealis
(Bull.) Gray, A natural arrangement of British plants 1: 611 (1821); Marasmius
ramealis (Bull.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 381 (1838).
195. Lentinula edodes (Berk.) Pegler, Kavaka 3: 20 (1976). Số mẫu IMG
7607/08, 7609/10, 7775/76, 0477/78. Syn. Cortinellus edodes (Berk.) S. Ito & S. Imai;
Agaricus edodes Berk., Botanical Journal of the Linnean Society 16: 50 (1878)
196. Favolaschia cyatheae P.R. Johnst. in Johnston, Whitton, Buchanan, Park,
Pennycook, Johnson & Moncalvo, New Zealand Journal of Botany 44 (1): 76 (2006)
Số mẫu IMG 3798/99, 3800.
197. Mycena arcaneliana Bres. Contr. Bolus Herb.: 78 (1904). Số mẫu IMG
4730/34, (4761/66). Syn. Mycena olivascens Quél.; Mycena vitilis var.
olivascens (Quél. ex Bigeard & H. Guill.) Kühner, Encyclop. Mycol. 10: 305 (1938)
198. Mycena inclinata (Fr.) Quél. Mémoires de la Société d'Émulation de
Montbéliard 5: 105 (1872). Số mẫu IMG 4717/18, (4755/57). Syn. Agaricus inclinatus
Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 107 (1838).
199. Mycena olivaceomarginata (Massee) Massee British Fungus-Flora 3: 116
(1893). Số mẫu IMG 7690/91 (7701/03). Syn. Agaricus olivaceomarginatus Massee,
Handbook of British Fungi: 369 (1890).
200. Mycena parsonsiae G. Stev. [as 'parsonsii'], Kew Bull. 19(1): 56 (1964)
Syn. Galactopus parsonsiae (G. Stev.) E. Horak [as 'parsonsii'], N.Z. Jl Bot. 9(3): 444
(1971)
201. Mycena polyadelpha (Lasch) Kühner Encyclopédie Mycologique 10: 262
(1938). Số mẫu IMG 5975. Syn. Agaricus polyadelphus Lasch, Linnaea 3: 391 (1828);
Omphalia polyadelpha (Lasch) P. Kumm., Der Führer in die Pilzkunde: 106 (1871).
25

202. Mycena tenerrima (Berk.) Quél. Mémoires de la Société d'Émulation de


Montbéliard 5: 109 (1872). Số mẫu IMG 1309. Syn. Agaricus tenerrimus Berk., The
English Flora, Fungi 5-2 (2): 61 (1836).
203. Phloeomana alba (Bres.) Redhead. Index Fungorum 289: 1 (2016) Số
mẫu IMG 5971/72. Syn. Omphalia alba Bres., Flora Italica Cryptogamica: 295 (1915);
Mycena alba (Bres.) Kühner, Encyclopédie Mycologique 10: 594 (1938).
204. Hymenopellis megalospora (Clements) R.H. Petersen: 181 (2010). Số
mẫu IMG 5682/83, 5695, (5690/94). Syn. Clitocybe megalospora Clem., Botanical
Survey of Nebraska 4: 18 (1896); Xerula megalospora (Clem.) Redhead, Ginns &
Shoemaker, Mycotaxon 30: 374 (1987).
205. Laccaria laccata (Scop.) Cooke Grevillea 12 (63): 70 (1884) Số mẫu IMG
6290/91, (6433). Syn. Agaricus laccatus Scop., Flora carniolica 2: 444 (1772).
206. Macrocybe crassa (Sacc.) Pegler & Lodge. Mycologia 90: 497 (1998) Số
mẫu IMG 47, 50, 75, (3726/29, 0443/44). Syn. Agaricus crassus Berk., London
Journal of Botany 6: 483 (1847); Tricholoma crassum Sacc., Sylloge F. 5: 109 (1887).
207. Macrocybe giganteus (Massee) Pegler & Lodge, Mycologia 90: 497
(1998) Số mẫu IMG 7734/41, 7746/48, 5774/75, (7742/45, 5785/87). Syn. Tricholoma
giganteum Massee, Bulletin of Miscellaneous Informations of the Royal Botanical
Gardens Kew 1912: 254 (1912).
208. Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert, Iconogr. mycol.,
Suppl. I 27(fasc. I): 66 (1940) Số mẫu IMG 4496/98 (4796/98). Syn. Lepidella
cokeri E.-J. Gilbert & Kühner, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 44: 154 (1928);
209. Amanita rubescens var alba Pers. Tentamen dispositionis methodicae
Fungorum: 67 (1797) Số mẫu IMG 4927/29, (5000/01, 0281/82). Syn. Agaricus
pustulatus Schaeff., Fungorum qui in Bavaria et Palatinatu circa Ratisbonam nascuntur
Icones 4: 39, t. 91 (1774); Amanita verrucosa Lam., Encyclopédie Méthodique,
Botanique 1-1: 111 (1783).
210. Amanita aff xanthogala Bas. Persoonia 5 (3): 490 (1969) Số mẫu IMG
2542-2545, 2555-2556, (2631/35, 3373/74, 3504/06, 6744/48, 6771 6825/26).
26

211. Agaricus augustus Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 212 (1838). Số


mẫu IMG 9574/76 (9577/79) Syn. Psalliota augusta (Fr.) Quél., Mémoires de la
Société d'Émulation de Montbéliard 5: 255 (1872); Fungus augustus (Fr.) Kuntze,
Revisio generum plantarum 3 (2): 479 (1898).
212. Agaricus placomyces Peck. Annual Report on the New York State
Museum of Natural History 29: 40 (1878) Số mẫu IMG 6624/25, 6632, (6668,
6785/86, 0312/13). Syn. Fungus placomyces (Peck) Kuntze, Revisio generum
plantarum 3 (2): 480 (1898); Psalliota placomyces (Peck) Lloyd, Mycological
Writings 1 (4): 27 (1899).
213. Lepiota brunneoincarnata Chodat & C.Martin, Bulletin de la Société
Botanique de Genève 5: 222 (1889). Số mẫu IMG 4832-4834 (4839/40). Syn. Lepiota
brunneoincarnata Chodat & C. Martín, Bull. Soc. bot. Genève, 2 sér. 5: 222 (1889) f.
brunneoincarnata.
214. Lepiota cristata (Bolton) P. Kumm. Der Führer in die Pilzkunde: 137
(1871). Số mẫu IMG 4974-4977 (4987). Syn. Agaricus cristatus Bolton, An History of
Fungusses, Growing about Halifax 1: t. 7 (1788).
215. Lepiota erminea (Fr.) P. Kumm. Der Führer in die Pilzkunde: 136 (1871)
Số mẫu IMG 4513/14. Syn. Agaricus ermineus Fr., Sys. Mycologicum 1: 22 (1821).
216. Leucoprinus birnbaumii (Corda) Sing, Sydowia 15 (1-6): 67 (1962) Số
mẫu IMG 4590/94, 4606/07, 5557-5563. Syn. Bolbitius birnbaumii (Corda) Sacc. &
Traverso, Sylloge Fungorum 19: 151 (1910).
217. Leucocoprinus cepistipes (Sowerby) Pat. Journal de Botanique (Morot) 3:
336 (1889) Số mẫu IMG 4509/10. Syn. Lepiota lutea (With.) Quél; Lepista lutea
(With.) Godfrin; Agaricus caepestipes Sowerby (1795).
218. Leucocoprinus cretaceus (Bull.) Locq. Bulletin Mensuel de la Société
Linnéenne de Lyon 14: 93 (1945). Số mẫu IMG 4503/04. Syn. Agaricus cretaceus
Bull., Herbier de la France 8: t. 374 (1788).
219. Leucoagaricus americanus (Peck) Vellinga. Mycotaxon 76: 433 (2000)
Số mẫu IMG 4673/74 4679 4835/36 4849/50, 4519/20, (4538/40) (4854/60). Syn.
27

Agaricus americanus Peck, Annual Report on the New York State Museum of Natural
History 23: 71 (1872); Lepiota americana (Peck) Sacc., Syll. Fungorum 5: 43 (1887).
220. Leucoagaricus crystallifer Vellinga Persoonia 17 (3): 475 (2000) Số mẫu
IMG 4829/31, (4846/48). Syn. Sericeomyces crystallifer (Vellinga) Bon, Documents
Mycologiques 31 (121): 22 (2001).
221. Leucoagaricus leucothites (Vittad.) Waser. Ukrainskiy Botanichnyi
Zhurnal 34 (3): 308 (1977). Số mẫu IMG 4615/18, (4632/34, 0283/84). Syn. Agaricus
leucothites Vittad., Descr. Funghi mang. Italia: 310 (1835); Lepiota leucothites
(Vittad.) P.D. Orton, Transactions of the British Myc.l Society 43 (2): 177 (1960).
222. Leucoagaricus aff. rubrotinctus (Peck) Singer Sydowia 2 (1-6): 36 (1948)
Số mẫu IMG 6069 (6120, 0441/42). Syn. Agaricus rubrotinctus Peck, Annual Report
on the New York State Museum of Natural History 35: 155 (1884); Lepiota
rubrotincta Peck, Annual Report on the New York State Museum of Natural History
44: 179 (1891).
223. Chlorophyllum brunneum (Farl. & Burt) Vellinga, Mycotaxon 83: 416
(2002). Số mẫu IMG 9096/01 (9349/53) Syn. Lepiota brunnea Farl. & Burt, Icones
Farlowianae 8: pl. 6 (1929); Macrolepiota brunnea (Farl. & Burt) Wasser, Libri
Botanici 9: 82 (1993)
224. Chlorophyllum hortense (Murrill) Vellinga, Mycotaxon 83: 416 (2002)
Số mẫu IMG 6706/07, (6712/15, 0310/11). Syn. Lepiota hortensis Murrill, North
American Flora 10 (1): 59 (1917); Leucoagaricus hortensis (Murrill) Pegler, Kew
Bulletin Additional Series 9: 414 (1983)
225. Chlorophyllum molibdites (Meyer.) Pat. Bulletin of Miscellaneous
Informations of the Royal Botanical Gardens Kew 1898: 136 (1898) , Số mẫu IMG
1324, 6336/37, 6370/71, 6696/97 6701/03 (6698/6700), 9574/76 (9833/34), Syn.
Agaricus molybdites G. Mey., Primitiae Florae Essequeboensis: 300 (1818); Lepiota
molybdites (G. Mey.) Sacc., Sylloge Fungorum 5: 30 (1887); Leucocoprinus
molybdites (G. Mey.) Pat., Bull. Soc. Mycol. Fr.: 215 (1899); Macrolepiota molybdites
(G. Mey.) G. Moreno, Bañares & Heykoop, Mycotaxon 55: 467 (1995).
28

226. Macrolepiota albuminosa (Berk.) Pegler. Kew Bulletin 27 (1): 189 (1972)
Số mẫu IMG 1483/86. Syn. Agaricus albuminosus Berk., London Journal of Botany 6:
482 (1847); Termitomyces albuminosus (Berk.) R. Heim, Mémoires de l'Académie des
227. Bovista pila Berk. & M.A. Curtis, Grevillea 2 (14): 49 (1873) Số mẫu
IMG 6704/05, 6718/19, 7423, 8912, 9347. Syn. Bovista tabacina Sacc., Michelia 2
(8): 565 (1882); Mycenastrum oregonense Ellis & Everh., Myc. 1 (7): 89 (1885).
228. Bovista plumbea Pers. Observationes mycologicae 1: 5 (1796) Số mẫu
IMG 7603, 7630/31. Syn. Lycoperdon ardosiacum Bull., Herbier de la France 4: t. 192
(1784); Lycoperdon ardesiacum Bull. (1784).
229. Bovista sp. Số mẫu IMG 4468/71
230. Calvatia cyathiformis (Bosc) Morgan, J. Cincinnati Soc. Nat. Hist. 12(4):
168 (1890) Số mẫu IMG 4950/52. Syn. Lycoperdon cyathiforme Bosc, Mag. Gesell.
naturf. Freunde, Berlin 5: 87 (1811); Utraria fragilis Quél., Compt. Rend. Assoc.
Franç. Avancem. Sci. 14(2): 451 (1886)
231. Calvatia lilacina (Mont. & Berk.) Henn. Hedwigia 43: 205 (1904) Số mẫu
IMG 6308/09, (6382/83, 6778, 7449/56). Syn. Bovista lilacina Mont. & Berk., London
Journal of Botany 4: 64 (1845); Globaria lilacina (Mont. & Berk.) Speg., Anales de la
Sociedad Científica Argentina 9 (4): 187 (1880).
232. Lycoperdon molle Pers. Observationes mycologicae 2: 70 (1800) Số mẫu
IMG 2230/32. Syn. Lycoperdon gemmatum var. furfuraceum Fr., Systema
Mycologicum 3: 38 (1829); Lycoperdon gemmatum var. molle (Pers.) De Toni (1888).
233. Lycoperdon perlatum Pers. Observationes mycologicae 1: 4 (1796)Số
mẫu IMG 2223/25, 2237. 2235/36, 2238, Syn. Lycoperdon gemmatum var. perlatum
(Pers.) Fr., Systema Mycologicum 3: 37 (1829)
234. Lycoperdon pyriforme Schaeff Fungorum qui in Bavaria et Palatinatu
circa Ratisbonam nascuntur Icones 4: 128, t. 285,293 (1774) Số mẫu IMG 6086, 7228,
(6113, 6749/50, 5048/52, 7229/32) (SEM 1). Syn. Utraria pyriformis (Schaeff.) Quél.,
Mémoires de la Société d'Émulation de Montbéliard 5: 369 (1873).
235. Lycoperdon sp Số mẫu IMG 2229, IMG 2233, 7671, (7668).
29

236. Cyathus striatus (Huds.) Willd. Florae Berolinensis Prodromus: 399


(1787) Số mẫu IMG 5389/90. Syn. Nidularia striata (Huds.) Bull., Histoire des
champignons de la France. I: 166, t. 40A (1791)
237. Disciseda sp Số mẫu IMG 4168/69. (SEM 5)
238. Coprinus comatus (O.F. Müll.) Pers. Tentamen dispositionis methodicae
Fungorum: 62 (1797) Số mẫu IMG 6296/97, (6385, 6821/22). Syn. Agaricus comatus
O.F. Müll., Fl. dan.: t. 834 (1780).
239. Coprinus fuscescens (Schaeff.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 244
(1838). Số mẫu IMG 6310/ 9886/87. Syn. Agaricus fuscescens Schaeff., Fungorum qui
in Bavaria et Palatinatu circa Ratisbonam nascuntur Icones 4: 10, t. 17 (1774).
240. Volvariella volvacea (Bull.) Sing, Lilloa 22: 401 (1951). Số mẫu IMG
6941, 6973/75. Syn. Agaricus volvaceus Bull., Herbier de la France 6: t. 262 (1786);
Volvaria volvacea (Bull.) P. Kumm., Der Führer in die Pilzkunde: 99 (1871).
241. Coprinellus angulatus (Peck) Redhead, Vilgalys & Moncalvo Taxon 50
(1): 232 (2001). Số mẫu IMG, 6311 (6416/17). Syn. Coprinus angulatus Peck,
Bulletin of the Buffalo Society of Natural Sciences 1: 54 (1873); Coprinus boudieri
Quél., Bulletin de la Société Botanique de France 24: 321 (1877).
242. Coprinellus callinus (M. Lange & A.H. Sm.) Vilgalys, Hopple & Jacq.
Johnson (2001); Số mẫu 8936/38. Syn. Coprinus callinus M. Lange & A.H. Sm.,
Dansk botanisk Arkiv 14 (6): 122 (1952).
243. Coprinellus disseminatus (Pers.) J.E. Lange - Fairy Inkcap. Số mẫu IMG
3760/61, 7752/55 (7767/68)
244. Coprinopsis atramentaria (Bull.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo Taxon
50 (1): 226 (2001). Số mẫu IMG 7690/91, 3736/37 (3921, 7701/03, 6379). Syn.
Agaricus atramentarius Bull., Herbier de la France 4: t. 164 (1784); Coprinus
atramentarius (Bull.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 243 (1838)
245. Coprinopsis bellula (Uljé) P. Roux & Eyssart. Le guide des champignons,
France et Europe: 1083 (2011) Số mẫu IMG 6311/12. Syn. Coprinus bellulus Uljé,
Persoonia 13 (4): 481 (1988).
30

246. Coprinopsis lagopus (Fr.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo Taxon 50 (1):
229 (2001). Số mẫu IMG 6081. Syn. Agaricus lagopus Fr., Systema Mycologicum 1:
312 (1821); Coprinus lagopus (Fr.) Fr., Epicrisis Systematis Mycologici: 250 (1838).
247. Coprinopsis nivea (Pers.) Redhead Vilgalys & Moncalvo, Taxon 50 (1):
229 (2001). Số mẫu IMG 6596/97, (6110/11, 0436). Syn. Agaricus niveus Pers.,
Synopsis methodica fungorum: 400 (1801); Coprinus niveus (Pers.) Fr., Epicrisis
Systematis Mycologici: 247 (1838).
248. Coprinopsis picacea (Bull.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo Taxon 50 (1):
230 (2001) Số mẫu IMG 4511/12. Syn. Agaricus picaceus Bull., Herbier de la France
5: t. 206 (1785); Coprinus picaceus (Bull.) Gray, A natural arrangement of British
plants 1: 634 (1821).
249. Coprinopsis stercorea (Fr.) Redhead, Vilgalys & Moncalvo Taxon 50 (1):
231 (2001) Số mẫu IMG 6311/12, (6416/18, 6830/32). Syn. Agaricus stercorarius
Scop., Flora carniolica 2: 428, no 1484 (1772); Coprinus stercoreus Fr., Epicrisis
Systematis Mycologici: 251 (1838).
250. Parasola conopilus (Fr.) Örstadius & E. Larss., Mycological Research 112
(10): 1180 (2008). Số mẫu IMG 4619/20. Syn. Agaricus conopilus Fr., Systema
Mycologicum 1: 504 (1821); Psathyra conopilea (Fr.) P. Kumm., Der Führer in die
Pilzkunde: 70 (1871).
251. Parasola plicatilis (Curtis) Redhead. Vilgalys & Hopple, Taxon 50 (1):
235 (2001). Số mẫu IMG 4476-4479, 6315/16, 6313/14, 4930/32, (4492/94, 6380/81,
0437, 6388/91, 5059/62). Syn. Agaricus plicatilis Curtis, Flora londinensis 3: t. 215
(200) (1781).
252. Psathyrella candolleana (Fr.) Maire Bull. Soc. mycol. Fr.: 185 (1913) Số
mẫu IMG 6602/03, (6608/09, 0285/86). Syn. Agaricus candolleanus Fr.,
Observationes mycologicae 2: 182 (1818).
253. Psathyrella melanthina (Fr.) Kits van Wav., Persoonia, Suppl. 2: 281
(1985); Số mẫu IMG 6298/99, (6379, 0438). Syn. Coprinopsis melanthina (Fr.)
31

Örstadius & E. Larss., in Örstadius, Mycol. 14(no. 25): 37 (2015); Agaricus


melanthinus Fr., Öfvers. K. Svensk. Vetensk.-Akad. Förhandl. 8(2): 49 (1851)
254. Psathyrella sp Số mẫu IMG 6060/63, (6121).
255. Psathyrella phegophila Romagn., in Kits van Waveren, Persoonia,
Suppl. 2: 282 (1985). Số mẫu IMG 6580/81 (6617/18, 0314/15), 6585/86 (6619)
256. Psathyrella spadiceogrisea (Schaeff.) Maire, Mém. Soc. Sci. Nat.
Maroc. 45: 113 (1937) Số mẫu IMG 6582/84, (6612), 6578/79. Syn. Agaricus
spadiceogriseus Schaeff., Fung. bavar. palat. nasc. (Ratisbonae) 4: 59 (1774)
257. Agrocybe pediades (Fr.) Fayod Annales des Sciences Naturelles Botanique
9: 358 (1889). Số mẫu IMG 6060/61, (6115). Syn. Agaricus pediades Fr., Systema
Mycologicum 1: 290 (1821); Naucoria pediades (Fr.) P. Kumm., Der Führer in die
Pilzkunde: 78 (1871).
258. Pholiota aurivella (Batsch) P. Kumm. Der Führer in die Pilzkunde: 83
(1871) Số mẫu IMG 4877/85. Syn. Agaricus aurivellus Batsch, Elenchus fungorum.
Continuatio prima: 153, t. 22:115 (1786).
259. Pholiota squarrosa (Vahl) P. Kumm., Führ. Pilzk. (Zerbst): 83 (1871) Số
mẫu IMG 6372/73 (6375/76). Syn. Agaricus squarrosus Vahl, in Oeder, Fl.
Danic. 3(9): tab. 491 (1770); Lepiota squarrosa (Vahl) Gray, Nat. Arr. Brit.
Pl. (London) 1: 602 (1821); Pholiota verruculosa (Lasch) Mussat, in Saccardo, Syll.
fung. (Abellini) 15: 280 (1901)
260. Stropharia albivelata (Murrill) Norvell & Redhead, Mycotaxon 76: 316
(2000) Số mẫu IMG 06. Syn. Pholiota albivelata Murrill, Mycologia 4 (5): 260
(1912); Stropharia albovelata (Murrill) Norvell & Redhead (2000).
261. Conocybe tenera (Schaeff.) Fayod. Annales des Sciences Naturelles
Botanique 9: 357 (1889). Số mẫu IMG 2226/27, 2243/44. Syn. Agaricus tener
Schaeff., Fungorum qui in Bavaria et Palatinatu circa Ratisbonam nascuntur Icones 4:
31, t. 70 (1774).
32

262. Cortinarius flexipes (Pers.) Fr., Epicr. syst. mycol. (Upsaliae): 300 (1838)
Số mẫu IMG 6070/71 (6116/17). Syn. Agaricus flexipes Pers., Syn. meth.
fung. (Göttingen) 2: 275 (1801)
263. Cortinarius orellanus Fr. Epicrisis Sys. Myc. 288 (1838) Số mẫu IMG
5913-5914. Syn. Dermocybe orellana (Fr.) Ricken, Die Blätterpilze 1: 160 (1915).
264. Gymnopilus aeruginosus (Peck.) Sing. Lilloa 22: 560 (1951) Số mẫu IMG
3774. Syn. Pholiota aeruginosa Peck, Annual Report on the New York State Museum
of Natural History 43: 81 (1890).
265. Gymnopilus luteofolius (Peck) Hesler Lilloa 22: 560 (1951). Số mẫu IMG
6317/22, 3768/69, (6386, 0261/62, 3893/94). Syn. Agaricus luteofolius Peck, Annual
Report on the New York State Museum of Natural History 27: 94 (1875). Pholiota
luteifolia (Peck) Sacc. (1887).
266. Hebeloma laterinum (Batsch) Vesterh. Fungi of Northern Europe 3: The
genus Hebeloma: 106 (2005). Số mẫu IMG 36/37, (3880/82). Syn. Agaricus laterinus
Batsch, Elenchus fungorum. Continuatio secunda: 29, t. 33:195 (1789).
267. Inocybe asterospora Quél. Bulletin de la Société Botanique de France 26:
50 (1879) Số mẫu IMG 4721/25, (4751/54, 0264/65). Syn. Astrosporina asterospora
(Quél.) Rea, British Basidio: A handbook to the larger British fungi: 210 (1922).
268. Inocybe rimosa (Bull.) P. Kumm., Der Führer in die Pilzkunde: 78 (1871)
1871. Số mẫu IMG 6324, (6396). Syn. Inocybe rimosa (Bull.) P. Kumm., Agaricus
rimosus Bull., Herbier de la France 9: t. 388 (1789); Gymnopus rimosus (Bull.) Gray,
A natural arrangement of British plants 1: 604 (1821).
269. Crepidotus hygrophanus Murrill, North American Flora 10 (3): 150
(1917). Số mẫu IMG 3746-3748
270. Stereum complicatum (Fr.) Fr. Epicrisis Systematis Myc.: 548 (1838) Số
mẫu IMG 4428/29. Syn. Thelephora complicata Fr., Elenchus Fung. 1: 179 (1828)
271. Stereum hirsutum (Willd.) Pers. Observationes mycologicae 2: 90 (1800)
Số mẫu IMG 6098/99, (6124). Syn. Thelephora hirsuta Willd., Florae Berolinensis
Prodromus: 397 (1787).
33

272. Stereum lacunosum Velen., České Houby 4-5: 763 (1922). Số mẫu IMG
5686/87 (5801), 5944/45, (5985/86).
273. Stereum lobatum (Kunze ex Fr.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 547
(1838). Syn. Thelephora lobata Kunze ex Fr., Linnaea 5: 527 (1830). Số mẫu
IMG 6637, 9288/89 (9406/07).
274. Stereum ostrea (Blume & T. Nees) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici:
547 (1838). Số mẫu IMG 8044, 8047 (8062). Syn. Thelephora ostrea Blume & T.
Nees, Nova Acta Academiae Caesareae Leopoldino-Carolinae Germanicae Naturae
Curiosorum 13: 13, t. 2 (1826).
275. Stereum rugosum Pers. Neues Magazin für die Botanik 1: 110 (1794). Số
mẫu IMG 6103/04. Syn. Thelephora rugosa (Pers.) Pers., Synopsis methodica
fungorum: 569 (1801); Gymnoderma rugosum (Pers.) Hoffm., Vegetabilia in
Hercyniae subterraneis collecta: 29, t. 16:2 (1811).
276. Aleurodiscus disciformis (DC.) Pat. Bulletin de la Société Mycologique
de France 10 (2): 80 (1894). Số mẫu IMG 1323. Syn. Stereum disciforme (DC.) Fr.,
Epicrisis Systematis Mycologici: 551 (1838).
277. Heterobasidion insulare (Murrill) Ryvarden Norwegian Journal of Botany
19: 237 (1972). Số mẫu IMG 1308. Syn. Trametes insularis Murrill, Bulletin of the
Torrey Botanical Club 35: 405 (1908); Fomitopsis insularis (Murrill) Imazeki, Acta
Phytotaxonomica et Geobotanica 13: 253 (1943).
278. Russula cystidiosa Murrill Bulletin of the Torrey Botanical Club 67: 145
(1940) Số mẫu IMG 4942/43 6589/90, (6622). Syn. Russula integra var.
paludosa (Britzelm.) Singer, Z. Pilzk., N.F. 2(1): 7 (1923)
279. Russula emetica (Schaeff.) Pers., Observationes mycologicae 1: 100
(1796) Số mẫu IMG 4955. Syn. Agaricus emeticus Schaeff., Fungorum qui in Bavaria
et Palatinatu circa Ratisbonam nascuntur Icones 4: 9, t. 15,16 (1774).
280. Russula paludosa Britzelm. Hymenomyceten aus Südbayern 10 (Theil
VII). Số mẫu IMG 4712/13, 4719/20. Syn. Russula integra var. paludosa (Britzelm.)
Singer, Z. Pilzk., N.F. 2(1): 7 (1923)
34

281. Russula rosea Pers. Observationes mycologicae 1: 100 (1796) Số mẫu


IMG 4703/08, 6591/92, (6621). Syn. Agaricus roseus Schaeff., Fungorum qui in
Bavaria et Palatinatu circa Ratisbonam nascuntur Icones 4: 32, t. 75 (1774).
282. Russula sanguinaria (Schumach.) Rauschert. Ceská Mykologie 43 (4):
204 (1989). Số mẫu IMG 4714/16. Syn. Agaricus sanguinarius Schumach.,
Enumeratio Plantarum, in Partibus Sællandiae Septentrionalis et Orientalis
Crescentium 2: 244 (1803).
283. Russula xerampelina (Schaeff.) Fr. Epicrisis Systematis Mycologici: 356
(1838). Số mẫu IMG 4711. Syn. Agaricus xerampelina Schaeff. (1774)
284. Serpula lacrymans (Wulfen) J. Schröt. 4431/4435, (4570/72, 4815/16,
6780/81) (SEM 11). Syn. Merulius lacrymans (Wulfen) Schumach., Enum.
pl. (Kjbenhavn) 2: 371 (1803).
285. Boletus sp. Số mẫu JPG 5837/38.
286. Pulveroboletus sp Số mẫu IMG 9918/20, (9927).
287. Xerocomus sp Số mẫu IMG 9921/23, (9928).
288. Aureoboletus sp. Số mẫu IMG 7686/89, (7705/08).
289. Scleroderma bovista Fr., Systema Mycologicum 3: 48 (1829). Số mẫu
IMG 7679/83. Syn. Scleroderma verrucosum var. bovista (Fr.) Sebek, Sydowia 7 (1-
4): 177 (1953).
290. Scleroderma cepa Pers., Synopsis methodica fungorum: 155 (1801). Số
mẫu IMG 6761, 7417, 7426. Syn. Lycoperdon caepae-facie Vaill., Bot. Paris.: 123, t.
16:5-6 (1723).
291. Scleroderma citrinum Pers., Synopsis methodica fungorum: 153 (1801).
Số mẫu IMG 5153/54. Syn. Lycoperdon tessellatum Schumach., Enumeratio
Plantarum, in Partibus Sællandiae Septentrionalis et Orientalis Crescentium 2: 191
(1803); Scleroderma vulgare Hornem., Flora Danica: tab. 1969, fig. 2 (1829).
292. Scleroderma polyrhizum (J.F. Gmel.) Pers., Synopsis methodica
fungorum: 156 (1801). Số mẫu IMG 5213/14, 5224. Syn. Lycoperdon polyrhizum J.F.
Gmel., Systema Naturae 2 (2): 1464 (1792).
35

293. Scleroderma verrucosum (Bull.) Pers. Synopsis methodica fungorum: 154


(1801). Số mẫu IMG 7435/36, 7442, 7669/71, 9838/39. Syn. Lycoperdon verrucosum
Bull., Histoire des champignons de la France. I: 157, t. 24 (1791).
294. Pseudomerulius aureus (Fr.) Jülich Persoonia 10 (3): 330 (1979). Số mẫu
IMG 6343/44, (6392/93). Syn. Merulius aureus Fr., Elenchus Fungorum 1: 62 (1828);
Serpula aurea (Fr.) P. Karst., Meddel. Soc. Fauna Fl. Fenn.: 21 (1884).
295. Geastrum fimbriatum Fr., Systema Mycologicum 3: 16 (1829). Số mẫu
IMG 6979/81, 5181, 5212. Syn. Lycoperdon fimbriatum Batsch; Geastrum tunicatum
Vittad., Mem. Accad. Torino 5: 18 (1842).
296. Geastrum floriforme Vittad 1842. Mem. Accad. Torino 5: 23 (1842). Số
mẫu IMG 9913/17, 9929/31
297. Geastrum rufescens Pers., Neues Magazin für die Botanik 1: 86 (1794).
Số mẫu IMG 5112/13, 6982. Syn. Geastrum schaefferi Vittad., Mem. Accad. Torino 5:
22 (1842); Geastrum vulgatum Vittad., Mem. Accad. Torino 5: 20 (1842).
298. Geastrum saccatum Fr. Systema Mycologicum 3: 16 (1829). Số mẫu IMG
7601/02.
299. Phallus indusiatus Vent. Mém. Inst. nat. Sci. Arts: 520 (1798). Số mẫu
JPG 0019398, 0045481, 0051562. Syn. Dictyophora indusiata (Vent.) Desv., Journal
de Botanique (Desvaux) 2: 92 (1809).
300. Phallus multicolor (Berk. & Broome) Cooke. Grevillea 11 (58): 57
(1882). Số mẫu IMG 3797. Syn. Dictyophora multicolor Berk. & Broome,
Transactions of the Linnaean Society of London 2: 65 (1882).
1

PHỤ LỤC 3
Đa dạng và giá trị tài nguyên của nấm lớn thuộc ngành Myxomycota,
Ascomycota, Basidiomycota ở núi Ngọc Linh, Quảng Nam
TT Tên loài Phương Yếu tố Giá trị
thức địa lý
sống
1 Fuligo septica (L.) F.H. Wigg. WRSF ET PSF
2 Physarum pezizoideum (Jungh.) Pavill. & WRSF CP MVE
Lagarde, Bull. Soc.
3 Physarum viride (Bull.) Pers. WRSF EA MVE
4 Stemonitis longa (Peck) Massee, Monogr. WRSF CP MVE
5 Arcyria denudata (L.) Wettst. WRSF CP MVE
6 Arcyria incarnata (Pers.) Pers. WRSF CP MVE
7 Ceratiomyxa fruticulosa (O.F.Mull.) T.Macbr WRSF CP MVE
var. fruticulosa
8 Hypocrea peltata Berk. WRSF PTR MVE
9 Hypocrea rufa (Pers.) Fr. WRSF PTR MVE
10 Nectria peziza (Tode) Fr. WRSF ENAT MVE
11 Annulohypoxylon annulatum (Schwein.) Y.M. WRSF AT MVE
Ju, J.D. Rogers & H.M. Hsieh
12 Daldinia concentrica (Bolt.:Fr.) Ces. & De Not. WRSF CP MVE
13 Daldinia fissa Lloyd. WRSF ET MVE
14 Xylaria longipes Nitschke. WRSF SASCTR MVE
15 Sowerbyella rhenana (Fuckel) J. Moravec SSF NAT MVE
16 Pithya cupressina (Batsch) Fuckel. SSF ET MVE
17 Cookeina sulciper (Berk.) Ktze. WRSF PLTR MVE
18 Cookeina tricolomba (Mont.) Ktze. WRSF PTR VNRB
19 Tremella fuciformis Berk. WRSF AT FMF
20 Tremella mesenterica Retz. WRSF ENAT FMF
2

21 Dacrymyces chrysospermus Berk. & M.A. BRSF AT REM


Curtis.
22 Dacryopinax spathularia (Schwein.) G.W. BRSF EAT REM
Martin
23 Calocera cornea (Batsch) Fr. WRSF NAT MVE
24 Auricularia auricula-judae (Bull.) Quél. MPF CP FMF
25 Auricularia cornea Ehrenb. MPF PTR FMF
26 Auricularia delicata (Mont.) Henn. MPF TRSTR FMF
27 Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow. MPF TRSTR FMF
28 Auricularia mesenterica (Dicks.) Pers. MPF CP FMF
29 Auricularia nigricans (Sw.) Birkebak, Looney MPF PTR FMF
& Sánchez-García
30 Auricularia peltata Lloyd MPF VN FMF
31 Thelephora atrocitrina (Bull.) Fr. SSF ET MVE
32 Cantharellus sp SBF ATR REM
33 Cantharellus wellingtonensis McNabb SBF AT REM
34 Trichaptum biforme (Fr.) Ryvarden WRSF PTR MVE
35 Inonotus hispidus (Bull.) P. Karst. BRPF SASCTR MF
36 Inonotus sp BRPF GMNF MF
37 Inonotus tabacinus (Mont.) G. Cunn. BRPF PTR MVE
38 Inonotus rickii (Pat.) D.A. Reid BRPF NH MF
39 Phellinus allardii (Bres.) Ryvarden. WRSF AATR MVE
40 Phellinus adamantinus (Berk.:Teng.) Ryvarden. MPF EA MF
41 Phellinus chrysoloma (Fr.) Donk WRSF ATR MVE
42 Phellinus gilvus (Schwein.) Pat. WRSF STR MF
43 Phellinus hartigii (Allesch. & Schnabl) Pat. WRSF AT MF
44 Phellinus igniarius (L.) Quél. BRPF PLTR MF
45 Phellinus pomaceus (Pers.) Maire WRSF GMNF MVE
46 Phellinus robiniae (Murrill) A. Ames BRPF ET MVE
3

47 Phellinopsis conchata (Pers.) Y.C. Dai. BRPF ET MF


48 Fomitiporia hippophaëicola (H.Jahn) Fiasson WRSF AT MVE
& Niemelä
49 Fomitiporia punctata (P. Karst.) Murrill BRPF PTR MVE
50 Phellinidium ferrugineofuscum (P. Karst.) WRSF ET MVE
Fiasson & Niemelä
51 Phellinidium lamaoense (Murrill) Y.C. Dai BRPF AT MVE
52 Fuscoporia torulosa (Pers.) T. Wagner & M. BRPF ENAT MVE
Fisch.
53 Cymatoderma caperatum (Berk. & Mont.) D.A. BRPF NAT MVE
Reid
54 Cymatoderma dendriticum (Pers.) D.A.Reid. BRPF AATR MVE
55 Cymatoderma elegans Jungh. BRPF AATR MVE
56 Rigidoporus microporus (Sw.) Overeem (1924) WRSF PTR MVE
57 Phlebia tremellosa (Schrad.) Nakasone & WRSF NAT MVE
Burds.
58 Flavodon flavus (Klotzsch) Ryvarden. WRSF PLTR MF
59 Ganoderma adspersum (Schulzer) Donk BRPF STR MVE
60 Ganoderma ahmadii Steyaert. BRPF STR MVE
61 Ganoderma amboinense (Lam.: Fr.) Pat. BRPF EA MF
62 Ganoderma annulare (Lam.: Fr.) Pat. BRPF SASCTR MF
63 Ganoderma applanatum (Fe.) Gilbn. BRPF ET FMF
64 Ganoderma australe (Fr.) Pat. BRPF STR FMF
65 Ganoderma brownii (Murrill) Gilbertson. BRPF NAT MF
66 Ganoderma capense (Lloyd) Teng. BRPF SASCTR MF
67 Ganoderma cochlear (Bl.& Ness.) Bres. BRPF SASCTR MVE
68 Ganoderma dahlii (Henn.) Aoshima BRPF STR MVE
69 Ganoderma fulvellum Bres. BRPF AATR MVE
70 Ganoderma gibbosum (Blume & T. Nees) Pat. BRPF ATR MF
4

71 Ganoderma hainanense J.D. Zhao. BRPF SASCTR MF


72 Ganoderma lobatum (Schwein.) G.F. Atk. BRPF NAT MF
73 Ganoderma lucidum (W. Curtis.:Fr.) P. Karst. RRSF CP FMF
74 Ganoderma luteomarginatum J.D. Zhao, L.W. WRSF SASCTR MVE
Hsu & X.Q. Zhang
75 Ganoderma mirivelutinum J.D. Zhao WRSF SASCTR MVE
76 Ganoderma multipileum D. Hou, Quart.J. WRSF SASCTR MVE
77 Ganoderma orbiforme (Fr.) Ryvarden BRPF PTR MVE
78 Ganoderma oroflavum (Schlzer.) Donk. BRPF PTR MF
79 Ganoderma philippii (Bres. & Henn. ex Sacc.) BRPF EA MF
Bres.
80 Ganoderma resinaceum Boud. BRPF EAT MVE
81 Ganoderma rotundatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & BRPF SASCTR MVE
X.Q. Zhang.
82 Ganoderma sessile Murr., Bull. BRPF SASCTR MVE
83 Ganoderma simaoense J.D. Zhao BRPF SASCTR MVE
84 Ganoderma sinense J.D. Zhao, L.W. Hsu & BRPF EA MF
X.Q. Zhang.
85 Ganoderma steyaertianum B.J. Smith & BRPF SASCTR MVE
Sivasith.
86 Ganoderma subtornatum Murrill. WRSF PTR MVE
87 Ganoderma testaceum (Lev.) Pat. BRPF SASCTR MVE
88 Ganoderma tornatum (Pers.) Bres. BRPF SASCTR MVE
89 Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres. BRPF PTR MF
90 Ganoderma triangulum Zhao et Xu. BRPF SASCTR MF
91 Ganoderma tsugae Murrill. BRPF SASCTR MF
92 Ganoderma ungulatum, J.D. Zhao & X.Q. BRPF SASCTR MVE
Zhang.
93 Amauroderma auriscalpium (Pers.) Torrend. RRSF PTR MVE
5

94 Amauroderma exile (Berk.) Torrend, RRSF SASCTR MVE


95 Amauroderma guangxiense D. Zhao & X.Q. RRSF SASCTR MVE
Zhang
96 Amauroderma infundibulifome Wakef. RRSF ATR MVE
97 Amauroderma nigrum Rick. RRSF ATR MVE
98 Amauroderma praetervisum (Pat.) Torrend, RRSF PTR MVE
99 Amauroderma preussii (Henn.) Steyacrt. RRSF PTR MVE
100 Amauroderma rude (Berk.) Torrend WRSF SASCTR MVE
101 Amauroderma rugosum (Blume & Ness: Fr.) RRSF SASCTR MVE
Torrend.
102 Amauroderma scopulosum (Berk.). Imazeki WRSF PTR MVE
103 Amauroderma subresinosum (Murr.) Corner. WRSF PLTR MF
104 Amauroderma subrugosum (Bres. & Pat.) RRSF PTR MVE
Torrend.
105 Amauroderma sp RRSF GMNF MVE
106 Haddowia longipes (Lév.) Steyaert WRSF ATR MVE
107 Haddowia sp RRSF GMNF MVE
108 Humphreya coffeata (Berk.) Steyaert. RRSF SASCTR MVE
109 Antrodia heteromorpha (Fr.) Donk WRSF GMNF MVE
110 Neoantrodia variiformis (Peck) Audet WRSF GMNF MVE
111 Fomitopsis castanea Imazeki, Bull. WRSF GMNF MVE
112 Fomitopsis pinicola (Sw.) P. Karst. WRSF VN MVE
113 Fomitopsis scutellata (Schwein.) Bondartsev & WRSF VN MVE
Singer
114 Daedalea dochmia (Berk. & Broome) T. Hatt. BRPF ATR MVE
115 Ichnoderma sp WRSF GMNF MVE
116 Laetiporus gilbertsonii Burds. Harvard Papers WRSF GMNF MVE
in Botany 6: 48(2001)
117 Niveoporofomes spraguei (Berk. & M.A. BRSF NAT MVE
6

Curtis) B.K. Cui, M.L.Han & Y.C. Dai


118 Rhodofomes cajanderi (P. Karst.) B.K. Cui, WRSF SASCTR MVE
M.L. Han & Y.C. Dai
119 Rhodofomes roseus (Alb. & Schwein.) Vlasák BRPF ET MF
120 Cerrena drummondii (Klotzsch.) Rmich. WRSF SASCTR MVE
121 Cerrena unicolor (Bull.:Fr.) Murr. BRPF CP MVE
122 Cerrena zonata (Berk.) H.S. Yuan WRSF GMNF MVE
123 Coriolopsis gallica (Fr.) Ryvarden. WRSF CP MVE
124 Funalia caperata (Berk.) Zmitr. & Malysheva WRSF AATR MVE
125 Funalia sanguinaria (Klotzsch) Zmitr. & WRSF PLTR MVE
Malysheva
126 Daedaleopsis confragosa (Bolton) J. Schröt. WRSF ET MF
127 Daedaleopsis tricolor (Bull.) Bondartsev & WRSF AT MVE
Singer
128 Hexagonia papyracea Berk. PF EA MVE
129 Hexagonia tenuis (Fr.) Fr. PF PTR MVE
130 Hexagonia variegata Berk. PF GMNF MVE
131 Cellulariella acuta (Berk.) Zmitr. & Malysheva WRSF AT MF
132 Microporus affinis (Blume & T. Nees) Kuntze WRSF PLTR DF
133 Microporus xanthopus (Fr.) Kuntze WRSF PLTR DF
134 Nigrofomes melanoporus (Mont.) BRPF PTR MVE
135 Perenniporia fraxinea (Bull.) Ryvarden PF ET MVE
136 Perenniporia fraxinophila (Peck.) Ryvarden PF ET MVE
137 Perenniporia martia (Berk.) Ryvarden. WRSF PTR FMF
138 Perenniporia sp WRSF GMNF MVE
139 Pycnoporus cinnabarinus (Jacq.) P. Karst. WRSF NH MF
140 Pycnoporus sanguineus (L.) Murrill WRSF PTR MF
141 Trametes elegans (Pers.) Gilb. & Ryvarden BRPF GMNF MF
142 Trametes cingulata Berk. WRSF VN MVE
7

143 Trametes cubensis (Mont.) Sacc. WRSF NH MF


144 Trametes elegans (Spreng.) Fr. WRSF ATR MVE
145 Trametes gibbosa (Pers.) Fr. WRSF NH MVE
146 Trametes hirsuta (Wulf.:Fr.)Pilat. BRPF NH MVE
147 Trametes meyenii (Klotzsch) Lloyd. WRSF PLTR MVE
148 Trametes modesta (Fr.) Ryv. WRSF GMNF MVE
149 Trametes ochracea (Pers.) Gilb. & Ryvarden. WRSF ENAT MVE
150 Trametes orientalis (Yasuda.)Imaz WRSF CP MVE
151 Trametes palisotii (Fr.) Imazeki WRSF GMNF MVE
152 Trametes pubescens (Schumach.) Pilat. WRSF EAT MVE
153 Trametes robiniophila Murrill. BRPS NAT MVE
154 Trametes suaveolens (L.) Fr. BRPF GMNF MVE
155 Trametes strumosa (Fr.) Zmitr., Wasser & WRSF AT MVE
Ezhov.
156 Trametes trogii Berk. BRPS VN MVE
157 Trametes versicolor (L.) Lloyd. BRPS ET FMF
158 Trametes vernicipes (Berk.) Zmitr., Wasser & WRSF GMNF DF
Ezhov
159 Trametes villosa (Sw.) Kreisel WRSF GMNF MVE
160 Leiotrametes lactinea (Berk.) Welti & Courtec. BRPS NH MVE
161 Trametopsis cervina (Schwein.) Tomšovský WRSF NH MVE

162 Tyromyces chioneus (Fr.) P. Karst. WRSF EAT MF


163 Aurantiporus fissilis (Berk. & M.A. Curtis) H. WRSF ET MVE
Jahn ex Ryvarden
164 Polyporus grammocephalus Berk. WRSF EA MF
165 Polyporus arcularius (Batsch) Fr. WRSF CP PBF
166 Neofavolus alveolaris (DC.) Sotome & T. Hatt WRSF GMNF MF
167 Cerioporus leptocephalus (Jacq.) Zmitr. WRSF GMNF MVE
8

168 Cerioporus meridionalis (A. David) Zmitr. & WRSF GMNF MVE
Kovalenko
169 Cerioporus squamosus (Huds.) Quél. WRSF CP YEM
170 Picipes melanopus (Pers.) Zmitr. & Kovalenko WRSF GMNF REM
171 Nigroporus vinosus (Berk.) Murrill BRPF SASCTR MF
172 Favolus tenuiculus P.Beauv. WRSF VN MF
173 Lentinus levis (Berk. & M.A. Curtis) Murrill WRSF CP YEM
174 Lentinus polychrous Lév. WRSF GMNF YEM
175 Lentinus sajor-caju (Fr.) Fr. WRSF PLTR VNRB
176 Lentinus squarrosulus Mont. WRSF PLTR FMF
177 Lentinus tigrinus (Bull.) WRSF CP PBF
178 Lentinus velutinus Fr. WRSF STR FMF
179 Lentinus sp WRSF GMNF YEM
180 Panus conchatus (Bull.) Pilát WRSF CP MF
181 Panus neostrigosus Drechsler-Santos & WRSF AT FMF
Wartchow.
182 Panus rudis Fr. WRSF CP YEM
183 Panus similis (Berk. & Broome) T.W. May & WRSF PLTR YEM
A.E. Wood
184 Gloeophyllum sepiarium (Wulfen) P. Karst. BRSF GMNF MF
185 Schizophyllum commune Fr. BRPF CP PBF
186 Pleurotus ostreatus (Jacq.) P. Kumm. BRPF VN EM
187 Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél WRSF VN REM
188 Anthracophyllum archeri (Berk.) Pegler WRSF GMNF MVE
189 Anthracophyllum discolor (Mont.) Singer WRSF GMNF MVE
190 Trogia infundibuliformis Berk. & Broome WRSF PTR MVE
191 Trogia venenata Zhu L. Yang, Y.C. Li & L.P. WRSF SASCTR PSF
Tang
192 Marasmius siccus (Schwein.) Fr. WRSF EA MVE
9

193 Marasmiellus candidus (Fr.) Singer WRSF ENAT MVE


194 Marasmiellus ramealis (Bull.) Singer WRSF ET MVE
195 Lentinula edodes (Berk.) Pegler. WRSF EAT FMF
196 Favolaschia cyatheae P.R. Johnst. RRSF NAT MVE
197 Mycena arcangeliana Bres. SSF ET MVE
198 Mycena inclinata (Fr.) Quél. SSF ET MVE
199 Mycena olivaceomarginata (Massee) Massee SSF ENAT MVE
200 Mycena parsonsiae G. Stev. SSF AT MVE
201 Mycena polyadelpha (Lasch) Kühner SSF ET MVE
202 Mycena tenerrima (Berk.) Quél. SSF EAT MVE
203 Phloeomana alba (Bres.) Redhead. WRSF GMNF MVE
204 Hymenopellis megalospora (Cle.) R.H. Petersen SSF NH REM
205 Laccaria laccata (Scop.) Cooke SSF ENAT REM
206 Macrocybe crassa (Sacc.) Pegler & Lodge. RRSF EA FMF
207 Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge. RRSF EA FMF
208 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. SSF ET PSF
Gilbert
209 Amanita rubescens Pers. SBF ET PSF
210 Amanita aff. xanthogala Bas. SBF ET PSF
211 Agaricus augustus Fr. SSF ET REM
212 Agaricus placomyces Peck. SSF SASCTR PSF
213 Lepiota brunneoincarnata Chodat & Martin SSF CP PSF
214 Lepiota cristata (Bolton) P. Kumm. SSF EAT PSF
215 Lepiota erminea (Fr.) P. Kumm. SSF ENAT MVE
216 Leucocoprinus birnbaumii (Corda) Sing. SSF CP PSF
217 Leucocoprinus cepistipes (Sowerby) Pat. SSF AT PSF
218 Leucocoprinus cretaceus (Bull.) Locq. SSF ET MVE
219 Leucoagaricus americanus (Peck) Vellinga. SSF NAT PSF
220 Leucoagaricus crystallifer Vellinga SSF GMNF MVE
10

221 Leucoagaricus leucothites (Vittad.) Waser. SSF NAT PSF


222 Leucoagaricus aff. rubrotinctus (Peck) Singer SSF GMNF MVE
223 Chlorophyllum brunneum (Farl. & Burt) SSF ET PSF
Vellinga
224 Chlorophyllum hortense (Murrill) Vellinga SSF ET PSF
225 Chlorophyllum molibdites (Meyer.) Pat. SSF CP PSF
226 Macrolepiota albuminosa (Berk.) Pegler. SSF VN REM
227 Bovista pila Berk. & M.A. SSF GMNF MVE
228 Bovista plumbea Pers. SSF ENAT YEM
229 Bovista sp. SSF GMNF MVE
230 Calvatia cyathiformis (Bosc) Morgan. SSF PLTR YEM
231 Calvatia lilacina (Mont. & Berk.) Henn. SSF SASCTR YEM
232 Lycoperdon molle Pers. SSF URR YEM
233 Lycoperdon perlatum Pers. SSF STR REM
234 Lycoperdon pyriforme Schaeff. WRSF PLTR YEM
235 Lycoperdon sp SSF ENAT PSF
236 Cyathus striatus (Huds.) Willd. WRSF CP MVE
237 Disciseda sp. SSF GMNF MVE
238 Coprinus comatus (O.F. Müll.) Pers. SSF VN CEM
239 Coprinus fuscescens (Schaeff.) Fr. SSF VN CEM
240 Volvariella volvacea (Bull.) Singer SSF PTR REM
241 Coprinellus angulatus (Peck) Redhead, SSF VN CEM
Vilgalys & Moncalvo
242 Coprinellus callinus (M. Lange & A.H. Sm.) SSF VN CEM
Vilgalys, Hopple & Jacq.
243 Coprinellus disseminatus (Pers.) J.E. Lange SSF CP CEM
244 Coprinopsis atramentaria (Bull.) Redhead, SSF ENAT CEM
Vilgalys & Moncalvo
245 Coprinopsis bellula (Uljé) P. Roux & Eyssart. SSF ET CEM
11

246 Coprinopsis lagopus (Fr.) Redhead., SSF VN CEM


247 Coprinopsis nivea (Pers.) Redhead SSF VN CEM
248 Coprinopsis picacea (Bull.) Redhead, Vilgalys SSF VN CEM
& Moncalvo
249 Coprinopsis stercorea (Fr.) Redhead, Vilgalys SSF NAT CEM
& Moncalvo
250 Parasola conopilus (Fr.) SSF ET PSF
251 Parasola plicatilis (Curtis) Redhead. SSF NAT PSF
252 Psathyrella candolleana (Fr.) Maire SSF ENAT MF
253 Psathyrella melanthina (Fr.) Kits van Wav., SSF ET MVE
254 Psathyrella sp SSF URR MVE
255 Psathyrella phegophila Romagn. SSF ET MVE
256 Psathyrella spadiceogrisea (Schaeff.) Maire, SSF Cr REM
257 Agrocybe pediades (Fr.) Fayod SSF ENAT MVE
258 Pholiota aurivella (Batsch) P. Kumm. WRSF EAT MVE
259 Pholiota squarrosa (Vahl) P. Kumm. SSF NAT PSF
260 Stropharia albivelata (Murrill) Nor. & Redhead SSF ET YEM
261 Conocybe tenera (Schaeff.) Fayod. SSF CP PSF
262 Cortinarius flexipes (Pers.) Fr. SSF ENAT PSF
263 Cortinarius orellanus Fr. SBF ET PSF
264 Gymnopilus aeruginosus (Peck.) Sing. WRSF ATR PSF
265 Gymnopilus luteofolius (Peck) Hesler WRSF NAT PSF
266 Hebeloma laterinum (Batsch) Vesterh. SBF ENAT PSF
267 Inocybe asterospora Quél. SSF ET PSF
268 Inocybe rimosa (Bull.) P. Kumm. SSF GMNF PSF
269 Crepidotus hygrophanus Murrill, N. Amer. Fl. WRSF NAT PSF
270 Stereum complicatum (Fr.) Fr. WRSF NAT MVE
271 Stereum hirsutum (Willd.) Pers. WRSF CP MVE
272 Stereum lacunosum Velen. WRSF GMNF MVE
12

273 Stereum lobatum (Kunze ex Fr.) Fr. WRSF PTR MVE


274 Stereum ostrea (Blume & T. Nees) Fr. WRSF VN MVE
275 Stereum rugosum Pers. WRSF AT MVE
276 Aleurodiscus disciformis (DC.) Pat. WRSF ET MVE
277 Heterobasidion insulare (Murrill) Ryvarden WRSF NAT MVE
278 Russula cystidiosa Murrill SBF NAT REM
279 Russula emetica (Schaeff.) Pers., SBF NH PSF
280 Russula paludosa Britzelm. SBF EAT REM
281 Russula rosea Pers. SBF EAT REM
282 Russula sanguinaria (Schumach.) Rauschert. SBF EAT REM
283 Russula xerampelina (Schaeff.) Fr. SBF EAT REM
284 Serpula lacrymans (Wulfen) J. Schröt. SBF ET MVE
285 Boletus sp. SBF GMNF REM
286 Pulveroboletus sp. SBF GMNF REM
287 Xerocomus sp. SBF GMNF REM
288 Aureoboletus sp. SBF GMNF MVE
289 Scleroderma bovista Fr. SBF VN MF
290 Scleroderma cepa Pers SBF CP PSF
291 Scleroderma citrinum Pers. SBF CP PSF
292 Scleroderma paradoxum G.W.Best. SBF ET PSF
293 Scleroderma verrucosum (Bull.) Pers. SBF CP PSF
294 Pseudomerulius aureus (Fr.) Jülich WRSF ET MVE
295 Geastrum fimbriatum Fr. SBF EAT REM
296 Geastrum floriforme Vittad. SBF CP REM
297 Geastrum rufescens Pers. SBF CP REM
298 Geastrum saccatum Fr. SBF VN REM
299 Phallus indusiatus Vent. SBF ATR REM
300 Phallus multicolor (Berk. & Broome) Cooke. SBF PTR MVE
13
1

PHỤ LỤC 4
Mô tả một số loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam
1. Arcyria incarnata (Pers.) Pers.
Thể nhầy có kích thước cao 1- 1,5mm; rộng 0,5-0,6mm. Khi trưởng thành có
thể cao đến 3mm rộng 1mm, có cuống nhỏ, mọc thành từng đám, hình trụ dài, thể
nhầy màu hồng thịt, sợi xoắn màu thịt nhạt, dày 3-4 µm, đính lỏng lẻo với đỉnh quả
thể. Bào tử gần như nhẵn, 7-8 µm đường kính. Mọc trên thân cây gỗ mục.
2. Ceratiomyxa fruticulosa (O.F.Mull.) T.Macbr var. fruticulosa
Thể nhầy có kích thước từ 0,6-1(2) x 0,4-1(2) mm, dạng san hô phân nhánh
không có quy luật, màu trắng đến vàng nhạt. Trên các nhánh có gai mang bào tử
đỉnh. Bào tử có kích thước 10-13 x 7-8µm, hình cầu đến elip rộng.
3. Hypocrea peltata Berk.
Quả nang đệm có kích thước từ 1-3cm, gồ lên, đính giữa vào giá thể, mép
cuộn vào trong, chia thành các thùy có sắc thái hồng, trắng ở phía trong. Nang quả
kích thước 240-300x180-250 µm, hình oval, nằm trong mô đệm, có lỗ đỉnh. Nang
hình trụ kích thước 75-85x5-6 µm, bào tử có đường kính từ 4-5 µm xếp thành dãy,
hình cầu, trong suốt. Mọc trên gỗ mục.
4. Hypocrea rufa (Pers.)
Quả nang đệm kích thước đường kính 1,5-7,5mm, riêng rẽ cho đến khi dính
từng 2 cái một vào nhau, dạng bán cầu cho đến từng dạng thùy, không có quy luật,
màu nâu hồng. Quả nang thể có kích thước từ 180-250 x 160-220 µm hình cầu đến
hình trái xoan. Bào tử 3-5 µm đường kính, trong suốt xếp thành từng dãy, hình cầu,
chứa một giọt dầu. Mọc trên gỗ rừng.
5. Daldinia concentrica (Bolt.:Fr.) Ces. & De Not.
Quả nang đệm kích thước 1,5-2cm dạng bán cầu hoàn chỉnh, hơi thót lại ở
phần đính vào giá thể, có vỏ giòn, dễ vỡ, khi non màu nâu hồng có sắc thái tím, khi
khô và già có màu nâu đen. Dưới lớp vỏ là những nang quả kích thước 1-1,5 x 2-2,5
mm hình chai, mô màu đen, có các vòng tròn rõ rệt. Nang có kích thước 60-100 x 8-
12 µm hình trụ, chứa 8 nang bào tử. Bào tử hình elip-thoi, kích thước 11,5-15,5 x 6-
8 µm, màu đen. Mô nấm nâu đen với các vòng đồng tâm, được tạo thành từ một loại
sợi nấm có vách ngang không có khóa, sợi xếp song song; kích thước 6,5-7,5 µm.
2

Phân bố: mọc trên gỗ mục, đơn độc hay dính lại thành từng mảng, mọc khắp nơi
trên gỗ, hay gặp.
6. Xylaria longipes Nitschke.
Quả thể có kích thước 4-9(12) cm, mọc đơn độc hay cụm 2-3 cái dính với
nhau, ở đỉnh hình trụ tròn, dạng chùy dài, tròn, thót lại ở phần dưới tạo thành cuống
bất thụ. Mặt quả thể màu nâu tối gần như nhẵn có gờ nổi hoặc là nứt mạng lưới; có
những điểm đen do phần lỗ đỉnh của của quả thể chai tạo thành. Cuống dài hình trụ
với phần đế ở gốc từ 1,5-8 x 1-3 cm. Nang nằm sâu trong mô lớp ngoài cùng của
quả thể hình cầu, nhỏ có kích thước từ 540-660 µm, dạng hình cầu oval. Nang hình
trụ có kích thước 100-120 x 7-9 µm. Nang bào tử màu nâu tối hình elip, kích thước
từ 11-15(18) x 5,5-6,5(8) µm. Mọc trên gỗ mục, gặp ở nhiều nơi.
7. Cookeina sulciper (Berk.) Ktze.
Quả nang kích thước 2-4 x 3-6cm, mọc đơn độc hay mọc thành cụm,; dạng
ly, chén, cốc. Mép quả nang không cuộn khi già, cuống mảnh. Phía trong đỏ, đỏ da
cam, nhạt khi khô. Phía ngoài màu nhạt hơn, phủ lông mịn, xoắn lại khi già. Lông
trắng hay có sắc thái vàng, tạo thành những bó sợi nấm hình trụ, vách dày. Nang
kích thước 285-330x10-15 µm, hình trụ, đỉnh tròn. Bào tử hình elip, 25-33x15-18
µm, chứa hai giọt dầu lớn, màng có những nếp gấp theo chiều dài của bào tử. Nấm
mọc trên cành mục đổ dưới tán rừng ẩm, là loài phân bố rộng ở rừng nhiệt đới, nấm
đẹp của rừng.
8. Dacrymyces chrysospermus Berk. & M.A. Curtis.
Quả thể có dạng khối keo màu cam sáng chia thùy không theo quy luật với
những chấm trắng; màu hơi đỏ, khi khô trở thành chất sừng. Thịt nấm dạng keo sụn.
Bụi bào tử màu hơi vàng, bào tử hình elip dài, nhẵn, kích thước 12-22x6-8 µm,
không có giọt dầu. Đảm hình chữ Y. Bào tử được tạo thành ở mặt dưới nấm. Sống
hoại sinh trên gỗ cây lá kim, loài nấm ăn được.
9. Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farlow.
Quả thể kích thước từ 3-8(10)x 0,05-0,08cm, dạng tai, hồng nhạt đến nho.
Mặt ngoài nhẵn, lông ngắn, kích thước từ 45-60(80) x 5-6 µm, mặt trong (hữu thụ)
nhẵn, nâu hồng, sau phủ bụi bào tử màu trắng. Đảm bào tử dạng hình trụ cong,
không màu, kích thước 11,5-13 x 4-5 µm.
10. Phellinus allardii (Bres.) Ryvarden.
3

Quả thể nhiều năm, có kích thước 10x10x6cm dạng móng, ống nâu vàng, 7-9
lỗ/mm, không có lông cứng. Bào tử có kích thước 4,5-6x4-5µm, hình elip rộng gần
như hình cầu, màu nâu gỉ khi già,
11. Phellinus chrysoloma (Fr.) Donk
Quả thể nhiều năm, có kích thước 10 x 9 x 4cm dạng móng, trải ngược, ống
nâu, mặt lỗ vàng nhạt, 7-10 lỗ/mm, lớp bào tầng có lông cứng. Bào tử elip rộng gần
như hình cầu, xanh đen khi già, kích thước 4,5-6x4-5µm.
12. Phellinus hartigii
Quả thể nhiều năm có kích thước 12 x 20 x (1-7) (10) cm non dạng cục, già
dạng móng, gần gốc dày có thể lên đến 10cm ở mép mỏng hơn 1-2cm, nhiều tầng
0,5-0,8cm mỗi tầng. Ống nâu sẫm, sôcôla, mặt lỗ màu nâu xám, không có lông
cứng,
13. Psathyrella sp.
Mũ có kích thước 3-5 cm đường kính, quả thể dạng dù, dạng nón sau trải
phẳng rồi cuộn lên trên không quy luật, mặt trên màu trắng sau bị phủ bụi bào tử
nên có màu nâu hồng cho đến nâu sẫm. Thịt nấm ban đầu màu trắng, sau chuyển
sang màu nâu, nâu sẫm, nâu tối khi già. Phiến tự do, xếp sít nhau, đầu tiên màu
trắng có sắc nâu tím, sau đó màu nâu sôcôla, nâu sẫm, nâu tối. Cuống có kích thước
5-7x0,3-0,8cm, rỗng, có màu trắng,. Bụi bào tử màu nâu sẫm. Bào tử có kích thước
7-9,5x4-5,5µm
14. Disciseda sp.
Quả thể có kích thước 5-6 cm đầu tiên hình cầu, hơi dẹp, màu nâu xám nhạt,
có 2 lớp vỏ, khi trưởng thành phần vỏ ngoài mở ra, teo khô dần chỉ tồn tại ở phần
đáy quả thể, phần mép trên cùng có dạng viền với những thùy nhỏ, cong queo
không có quy luật, màu nâu tối nhạt. Phần vỏ trong của quả thể gần như đóng, bề
mặt màu be, hơi gồ ghề, có một vài lỗ thủng nhỏ. Phần mô nạc được tạo thành từ
các sợi xoắn, đơn độc, ít phân nhánh, kích thước 2,5-6µm. Bào tử nằm xen giữa các
sợi xoắn, hình cầu phủ gai nhọn, kích thước 5-6µm, chưa quan sát thấy chui là phần
phụ của sợi nấm đính vào bào tử. Nấm mọc trên đất khô, gặp ở Quảng Nam. Khi so
sánh với các tài liệu đã được công bố của các tác giả khác loài Disciseda sp có đặc
điểm khác biệt, kích thước quả thể lớn hơn nhưng bào tử của nó nhỏ hơn.
15. Rigidoporus aff microporus (Sw.) Overeem (1924)
4

Quả thể có kích thước 15-20x7-10 x 0,2-1,5 cm, sống một năm hay nhiều
năm, dạng bám sát giá thể đến dạng mũ, không cuốn đính vào giá thể một khoảng
rộng tạo thành hình ngói lợp nằm sát vào nhau. Mũ nấm hình quạt, màu đỏ da cam
nâu hơi phủ lông sau đó trở nên nhẵn và có các gờ đồng tâm. Ống nấm vàng da cam
cho đến màu nâu đỏ, sau đó nhạt màu đi và có màu nâu nhạt, 6-7 ống/mm. Lớp nấm
mọc thêm hàng năm rất mỏng. Bào tử có kích thước 3,4-4,5 µm, hình cầu trong suốt
vách mỏng, mọc trên cây sống và đã chết, loài nhiệt đới và cận nhiệt đới.
16. Ganoderma ahmadii Steyaert.
Quả thể có kích thước 4,5-9 x 4-6,5 x 0,3-0,6 cm, một năm, có cuống, chất
bần đến chất gỗ, hình tròn đến hình quạt, giữa lõm thành hình phễu, hơi lượn sóng,
màu nâu tím, mép nâu trắng đến nâu vàng. Mô nấm nâu, dày 0,2-0,5cm. Ống nấm
trắng nhạt đến nâu vàng, mặt lỗ 5-6 lỗ/mm. Cuống kích thước 5-10(15) x 1-1,5cm,
hình ống. Bào tử kích thước 7,5-9,5 x 5-6,5 µm, nâu nhạt, có gai và hai tầng vách,
hình bầu dục đến hình trứng, Mọc trên gỗ hoặc trên vùi trong đất rừng cây lá rộng.
17. Ganoderma amboinense (Lam.: Fr.) Pat.
Quả thể và cuống màu nâu, có các vòng vân bóng màu đen trên mũ. Mũ nấm
kích thước mũ 4-13 x 4-16cm x 0,5-1,2cm, dạng quạt, thận, tròn, dẹp. Mặt mũ có
nhiều nếp nhăn phóng xạ chạy từ cuống ra mép và những vòng tròn đồng tâm mờ,
mũ nấm lúc đầu có lông mịn, sau đó lông mất dần đi. Nấm mới hình thành màu
trắng vàng, vàng lưu huỳnh sau ngã vàng, nâu đỏ và cuối cùng trở nên bóng. Khi
già lớp vỏ ở mũ giòn, dễ gãy. Mép mũ nấm hơi tù, xẻ thùy răng cưa nhỏ. Thịt nấm
dày 0,2-0,6cm chất lie, chắc, đồng nhất; vàng bẩn đến nâu vàng. Ống dày 0,2-
0,6(1)cm, màu nâu trắng, sau chuyển sang vàng lưu huỳnh, khi mô, già nâu tối.
Miệng có 5-6 lỗ/mm. Cuống dài 5-6cm bắt đầu phân nhánh, cuống mới sinh trắng
sau chuyển sang vàng có lớp phủ dạng lông mịn, cuống tròn hay hơi dẹt, kích thước
2-15 x 1,5-2,5 cm. Hệ thống sợi nấm: sợi cứng màng dày, không có vách ngăn và
sợi bện không phân nhánh, kích thước đường kính 2,5-4,5 µm. Bào tử có kích thước
5-6 x (7,5)8-9 µm, hình trứng cụt đầu, màng hai lớp, lớp ngoài không màu, lớp
trong nâu rỉ sắt, đâm ra ngoài dạng gai nhọn, có lỗ nảy mầm,. Nấm mọc trên gỗ mục
trong rừng, trên cây thuộc bộ đậu, loài nhiệt đới cổ.
18. Ganoderma cochlear (Bl.& Ness.) Bres.
5

Quả thể nhiều năm dạng móng, kích thước 2-3 x 4-5 x 1-1,5cm, hình gần
tròn, màu nâu sẫm đến đen, bề mặt lồi lõm không đều, bóng, có vân vòng đồng tâm,
lỗ ống nấm hình tròn, lớn, màu vàng có 3-4 lỗ/mm. Cuống dài kích thước 1-2x0,3-
0,7cm màu nâu đen, mọc lệch. Bào tử có kích thước 4-5x 8-9.5µm, hình trứng cụt,
hơi thon dài.
19. Ganoderma fulvellum Bres.
Quả thể có kích thước 7-15 x 10-25 x 2 cm. Vỏ mỏng, bóng, nâu đỏ đến nâu
vàng, có các gờ phóng xạ và những vân đồng tâm. Ống dài 10-13 mm, lỗ tròn 4-5
ống/mm. Bào tử hình oval nâu 8-8,5x6-6,5 µm. Phân bố Việt Nam, loài nhiệt đới
châu Á và châu Phi. Gặp ở nhiều nơi.

20. Ganoderma miriveltinum J.D.Zhao.


Quả thể một năm đến nhiều năm, chất lie gỗ, mũ có kích thước 4-6x7-14 x
1,5-2,5cm, hình quạt rộng, mọc đơn độc, bề mặt màu nâu đen, nâu hung, có những
vòng vân vàng hung đồng tâm rất mịn, lỗ gần tròn 4-5l/mm. Cuống có kích thước 2-
5x1-2cm màu nâu xám. Bào tử có kích thước 7-9,5 x 5-7µm, hình elip tròn đầu màu
nâu nhạt, nâu hồng, 2 lớp màng.
21. Ganoderma gibbosum (Blume & T. Nees) Pat.
Quả thể một năm tới nhiều năm, có cuống, lie-gỗ, mũ dạng quạt, kích thước
3-11 x 5-14 x 2-4 cm; mặt trên màu rỉ sắt, vàng nâu xỉn hoặc nâu da bò, có các vân
đồng tâm tương đối dày đặt, mặt mũ dễ vỡ khi ấn móng tay vào, nứt nẻ, không
bóng; mép tù, nguyên. Mô màu sẫm hay màu son đậm, dày 0,5-1 cm, bề mặt lỗ màu
trắng kem hoặc nâu, lỗ gần tròn, có 4-5 lỗ/mm. Cuống ngắn và dày1-3 cm, hình chữ
y, dày lên ở gốc, đồng màu với mũ. Mặt mũ được tạo thành từ sợi nguyên thủy vách
mỏng trong suốt và sợi cứng màu nâu vách dày kết lại với nhau, sợi nguyên thủy
hơi nhạt, phân nhánh, đôi khi căn phồng và có hình bán cầu ở phần tận cùng, đường
kính 4,5-6cm, phân nhánh, dài 80-100 µm; đường kính 4-7,5 µm. Hệ sợi nấm: sợi
nguyên thủy trong suốt hay nâu vàng nhạt, vách mỏng, có vách ngăn, đường kính 2-
4 µm; sợi cứng có màu nâu đỏ, vách dày, đặc, dạng cây, kim, trục chính của sợi
cứng đường kính 2-3 µm. Bào tử có kích thước 6,9-7,8 x 5-5,2 µm, hình trứng cụt
đầu, màng 2 lớp, lớp ngoài trong suốt, nhẵn, lớp trong màu nâu nhạt, có gai.
22. Ganoderma hainanense J.D. Zhao.
6

Quả thể có cuống, sống một năm hoặc nhiều năm, kích thước 1,5-5,5 x 1,5-
4,5 x 1-2 cm, hình bán nguyệt, gần tròn đến hình thận; lúc non đỏ da cam, nâu đỏ,
đỏ sẫm, đỏ tím, nâu tím đến nâu đen, mặt trên bóng, mép tù. Mô phân tầng không
rõ, nâu vàng hoặc nâu nhạt, dày 0,1-0,2 cm. Sợi nấm không màu đến màu nâu nhạt.
Ống nâu, dài 0,3-2 cm, phân tầng không rõ. Miệng trắng đục, nâu nhạt đến nâu,
hình tròn hoặc gần tròn, có 4-6 lỗ/mm. Cuống 4-15 x 0,3-1 cm, hình ống. Hệ thống
sợi nấm: sợi nguyên thủy màng mỏng, không màu, đường kính 3-4,5 µm, sợi cứng
nâu, màng dày, đường kính 2,5-4,5 µm; sợi bện màng dày, phân nhánh, đường kính
1,5-2 µm. Bào tử kích thước 8,7-10,5(11) x 5-7 µm, hình trứng, màu nâu nhạt, hai
lớp màng, ngoài không màu, nhẵn, trong có gai nhỏ. Mọc trên gỗ cây lá rộng gây
mục trắng. Phân bố: Việt Nam, Nam Trung Quốc, loài dược liệu.
23. Ganoderma lobatum (Schwein.) G.F. Atk.
Quả thể có kích thước 5-17 x 2-13,5 x 0,5-2,5 cm nhiều năm, không cuống,
lie-gỗ. Mũ hình bán cầu, khá phẳng dẹt, kích thước khoảng 4 x 5,5 cm; bề mặt màu
nâu xám, nâu nhạt, đôi khi màu nâu gỉ sắt với các vòng đồng tâm, không bóng, mép
tù, nguyên. Mô màu nâu hay nâu hạt dẻ, dày tới 1 cm. Ống dài 1-2 cm không phân
tầng, màu nâu sẫm hay nâu hạt dẻ, bề mặt lỗ màu nâu vàng, nâu nhạt, trắng đục tới
xám, lỗ gần tròn, 4-5 ống/mm. Mũ nấm cứng, dày 60-80 µm. Hệ thống sợi: sợi
nguyên thủy không màu, vách mỏng phân nhánh, đường kính 4,5-5 µm, sợi cứng
màu nâu, vách dày tới đặc, nâu nhạt, dạng cây hoặc dạng kim; trục của sợi cứng có
đường kính 3-5 µm với các nhánh tận cùng bởi quá trình bện dạng cây; sợi bện màu
hơi vàng, vách dày, phân nhánh, đường kính 1-2 µm. Bào tử có kích thước từ 7-9(-
10) x 4,3-6 µm, hình elip rộng đến hình trứng cụt đầu, màng hai lớp, lớp ngoài
trong suốt, nhẵn, lớp trong nâu nhạt, có gai. Vị trí type: Bắc Mỹ; Nơi sống: trên gỗ
chết của cây lá rộng, gây mục trắng cho cây. Phân bố: gặp ở nhiều nơi.
24. Ganoderma luteomarginatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang
Quả thể có cuống, một năm; mũ rộng 3-5,5 x 0,5 cm; hình bán nguyệt đến
gần tròn, bề mặt nâu đến nâu sẫm, bóng; có vân nổi không rõ, mép tù. Mô nấm nâu
hoặc nâu sẫm, dày 0,1-0,4 cm. Ống nấm nâu nhạt, nâu xám hoặc nâu, dài 0,2-
0,4cm. Miệng trắng đến nâu đục hoặc nâu, hình tròn hoặc gần tròn, có 4-6 lỗ/mm.
cuống nấm 6-20 x 0,5-1,5 cm; đính bên. Bào tử có kích thước 8,7-11 x 5,2-7,5 µm,
hình trứng, màu nâu nhạt, mọc trên gỗ mục cây lá rộng.
7

25. Ganoderma oroflavum (Schlzer.) Donk.


Quả thể nhiều năm, không cuống, chất bần đến chất gỗ. Mũ nấm 5-24 x 3-9x
1,5-3cm, hình bán nguyệt, quạt, nâu gỉ sắt đến màu nâu, bề mặt lồi lõm không đều,
có vân vòng đồng tâm, nhẵn không bóng, có vỏ mỏng cứng, luôn bị nứt ra, chảy ra
nhựa keo, mép mỏng. Mô nấm màu nâu rỉ sắt đến màu cà phê, dày 0,5-1 cm, nơi
gần gốc dày 3 cm. Ống trắng vàng khi bị thương biến thành màu nâu. Lỗ hình tròn,
có 3-5 lỗ/mm. Bào tử có kích thước10-14 x 7-8 µm, hình bầu dục hay hình trứng có
hai lớp màng, ngoài trơn, trong có gai nhỏ. Mọc trên gỗ mục của cây lá rộng gây
mục trắng, là nấm dược liệu.

26. Ganoderma resinaceum Boud. Bull.


Quả thể một năm, không cuống, mọc có khi mọc chồng lên nhau. Mũ hình có
kích thước 8-24 x 10-33 x 2-8cm hình bán cầu hoặc dạng thận, mặt mũ màu nâu gỉ,
nâu tối đến nâu đen bóng, có vòng đồng tâm nổi. Lỗ tròn 4-5l/mm. Bào tử có kích
thước 8-10,2 x 5,2-7µm, hình oval cụt đầu, màu nâu, 2 lớp màng, màng ngoài nhẵn,
màng trong có gai.
27. Ganoderma rotundatum J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang.
Quả thể có kích thước 17-30 x 1,5-4 cm dạng bán cầu đến hình quạt, các gốc
đính vào nhau, có khi dạng ngói lợp, bề mặt màu nâu tím đến màu nâu. Có vân
vòng đồng tâm. Mô nấm dày 2,5 cm, không phân lớp. Ống dài 2,5 cm, lỗ trắng sữa
đến nâu nhạt, miệng tròn, có 4-5 lỗ/mm, không cuống. Bào tử có kích thước 7-12 x
5-7 µm, màu nâu nhạt, hình trứng tròn, bằng đầu có hai lớp, lớp ngoài trơn, lớp
trong có gai nhỏ. Mọc trên gỗ cây lá rộng.
28. Ganoderma sessile Murr., Bull.
Mũ nấm mọc cụm dính liền nhau, có kích thước từ 7-20 x 5-15 x 0,5-0,8 cm,
mép mỏng, phân thùy nhẹ. Mặt mũ bóng, màu nâu hồng, có các gờ đồng tâm xếp sít
nhau gần như đều đặn. Ống nấm màu trắng có sắc thái vàng, 4-5 ống/mm. Bào tử có
kích thước 7,5-10 x 5-7 µm, màu nâu nhạt, hình trứng cụt đầu, có 2 lớp màng, màng
ngoài trơn, trong có gai nhỏ. Mọc trên gỗ cây mục.
29. Ganoderma simaoense J.D. Zhao
Quả thể có kích thước 3-5 x 4-9 x 4-6 cm, một năm, không cuống, chất bì dai
tới gỗ, dạng ống, dạng u lồi, mặt trên có màu nâu đen, bóng nhoáng, mép tù, phía
dưới bất thụ, mô màu nâu, ống 2-4mm chiều dài. Mặt ống màu trắng vàng, không
8

biến màu, 3-4 ống trong 1 mm. Hệ sợi nấm gồm ba loại sợi. Bào tử có kích thước 6-
7,5 x 3,5-4,5 µm, có hình elip, 02 lớp vỏ nâu. Mọc trên gỗ cây lá rộng và cây lá kim
trong rừng.
30. Ganoderma sinense J.D. Zhao, L.W. Hsu & X.Q. Zhang.
Quả thể kích thước 2,5-9,5 x 2,2-8 cm, có cuống, tán hình bán nguyệt, gần
tròn, , chất bần đến gỗ, bề mặt đen tím hay gần đen, bóng, có rãnh hay nếp nhăn
đồng tâm rõ hoặc không rõ, mép mỏng hoặc tù nâu vàng nhạt. Cuống nấm kích
thước 7-19 x 0,5-1 cm, mọc bên hoặc lệch hình trụ tròn, cùng màu với mũ hoặc đậm
hơn, bóng. Thịt nấm 0,1-0,3 cm, nâu, nâu sẫm hoặc nâu hạt dẻ. Ống dài 0,3-1 mm,
nâu, nâu nhạt hoặc nâu xám. Lỗ tròn, trắng đục, nâu nhạt đến nâu sẫm, 5-6 lỗ/mm.
Bào tử kích thước 9,5-13,8 x 6,9-8 µm, hình trứng, màu nâu nhạt hai tầng vách,
vách ngoài không màu, vách trong có gai nhỏ. Mọc trên gỗ mục trong rừng, nấm
dược liệu.

31. Ganoderma steyaertanum B.J. Smith & Sivasith.,


Quả thể một năm, có cuống, bóng loáng. Mũ có kích thước 5-7x9-12x0,5-
1,5cm dạng quạt, gần tròn. Mặt trên màu đen, bóng loáng, có vòng vân đồng tâm rõ
ràng. Mặt dưới ống màu nâu, mô nâu đậm. Cuống to, thô, có lớp vỏ rắn chắc, gồ
ghề, bóng loáng. Lỗ trắng xám, sau khi già và khô chuyển màu nâu đỏ. Mép dày,
nguyên. Bào tử kích thước 8-9.5 x 12-14µm, hình trứng, màu nâu sẫm, màng 2 lớp:
lớp ngoài trong suốt, nhẵn, lớp trong có gai rõ rệt, màu nâu.
Sinh thái: sống trên cây lá rộng rừng ẩm, sống hoại sinh.
32. Ganoderma subtornatum Murrill.
Quả thể một năm đến nhiều năm, kích thước 5-8 x 6-10 cm, hình bán nguyệt,
gần tròn, nâu rỉ sắt hoặc nâu đen, không bóng, có vân đồng tâm, vỏ cứng, mép tù.
Mô nâu sẫm hoặc nâu vỏ quế, dày 0,5-0,6 cm. Ống nâu, có sợi màu trắng xen vào,
dài 1,5-2 cm, miệng hình tròn nâu sẫm hoặc nâu, 5-6 lỗ/mm. Bào tử kích thước 7,5-
10,5 x 5,2-7 µm, hình trứng, màu nâu nhạt, hai lớp màng, màng ngoài trơn, màng
trong có gia nhỏ không rõ. Mọc trên gỗ mục cây lá rộng.
33. Ganoderma triangulum Zhao et Xu.
Quả thể nhiều năm, chất gỗ, dạng móng. Mũ có kích thước 8-18 x 8-10 x 7-8
cm, khi cắt ngang có dạng tam giác. Mép tù hoàn chỉnh, bất thụ ở phía dưới. Mô
nấm màu nâu tới nâu tối với sợi nấm xen giữa, dày từ 0,5-6 cm. Ống nấm nhiều
9

tầng, 1,5-2 cm, các tầng tách biệt nhau bởi một lớp mô dày hay chỉ một đường phân
biệt giữa các lớp. Ống nâu đến nâu xám với sắc thái hồng, lỗ tròn, 5-6 ống/mm. Bào
tử có kích thước 7,5-10,5 x 5-7 µm, hình trái xoan, cụt ở đỉnh, màu nâu. Mọc trên
gỗ mục.
34. Ganoderma tsugae Murrill.
Quả thể có kích thước 5-9 x 7-13,5 x 1-4 cm có cuống, hình quả thận hoặc
quạt, chất bần, bề mặt màu đỏ có vỏ bóng, không có vân vòng hoặc vân vòng không
rõ, mép có vân cạnh. Cuống mọc lệch, kích thước 2-10 x 1-4 cm, bóng như mũ
nấm. Mô nấm dày 0,5-1,5 cm, màu trắng, gần ống nấm có đường viền màu nâu
nhạt, màu vỏ quế. Lỗ màu trắng, dần dần cùng màu với ống nấm, 4-5 lỗ/mm. Bào tử
nấm màu nâu hình trứng, vách trong có gai nhỏ, kích thước 9-13,5 x 6-8 µm. Mọc
trên gỗ thông rụng lá. Phân bố: ở Việt Nam và Trung Quốc. Loài nấm dược liệu.
35. Ganoderma ungulatum J.D. Zhao & X.Q. Zhang.
Quả thể kích thước 6-9 x 4-5 x 8 cm, nhiều năm, không cuống, chất gỗ cứng,
dạng móng, đính rộng và bám sát vào giá thể, mặt mũ nâu tối, ở phần non nâu, nhẵn
có vòng đồng tâm, mép tù. Mô nấm dày 7-8 mm, nâu hạt dẻ. Ống dày 0,2-0,5 cm,
phân tầng không rõ, lỗ nâu đến nâu tối, 5-6 ống/mm. Hệ thống sợi nấm gồm 03 loại
sợi. Bào tử 6,5-8 x 4,5-6 µm, hình oval, cụt đầu ở đỉnh, màu nâu. Nấm mọc trên gỗ
cây lá rộng trong rừng.
36. Amauroderma auriscalpium (Pers.) Torrend.
Quả thể kích thước 2,5-4 x 2-3,5 x 0,3-0,6 cm, một năm có cuống, chất bần,
mũ hình cầu cho đến thận, mặt trên nâu tối gần như đen, không bóng, có những
vòng đồng tâm và các gờ nổi theo hướng phóng xạ. Mô dày 2-3 mm màu nâu. Ống
dài 2-3mm, mặt ống nâu cho đến nâu rỉ, 5-6 ống/mm, cuống có kích thước 5 x
0,5cm nấm đính lưng, hình trụ, đồng màu với mũ nấm. Hệ thống sợi gồm 03 loại
sợi. Bào tử kích thước 11 x 9-10 cm, hình cầu, màu nâu 2 lớp vỏ màng. Mọc trên gỗ
mục nằm trong đất.
37. Amauroderma exile (Berk.) Torrend,
Quả thể kích thước 4,5 x 6 x 0,3 cm, một năm, có cuống, chất bì, hình thận
cho đến hình quạt, mặt mũ nâu tối, nhẵn và có gờ phóng xạ ra mép. Mô dày 2mm
màu nâu. Ống dài 1mm, đồng màu với mô nấm, 5 ống/mm. Cuống đính bên, kích
10

thước 2-4 x 1-2 cm nâu đen, hơi phình ở gốc. Nấm hoại sinh trên gốc mục và rễ
trong rừng.

38. Amauroderma guangxiense D. Zhao & X.Q. Zhang.


Quả thể kích thước 2-3 x 3-4 x 0,2-0,5cm, một năm, có cuống đen, đính giữa
hoặc gần giữa dài 3-10 x 0,3-0,7cm. Mũ dạng hình lòng chảo đều, hình rốn sâu, mặt
trên đen, không bóng, tia phóng xạ không rõ. Mặt dưới ống màu nâu sẫm. Mô rất
mỏng hay không có. Ống dài 2-5mm, màu nâu sẫm. Lỗ có màu nâu hạt dẻ, 6-
7l/mm. Mép mỏng, phân thành 3 thùy rõ. Bào tử hình tròn, nâu sẫm, kích thước 5.0-
6.0 x 6.0-7.0 µm màng 2 lớp, ngoài nâu nhạt, trong nâu. Sống trên cây lá rộng rừng
ẩm, sống hoại sinh.

39. Amauroderma preussii (Henn.) Steyacrt.


Quả thể kích thước 7-13 x 0,4-0,5cm, một năm, mũ hình bán nguyệt, hoặc
dạng quạt. Mặt mũ màu nâu sẫm đến đen bóng, có lông tơ, bề mặt lồi lõm không
đều, có vân bức xạ,. Lỗ tròn, màu trắng đục đến nâu nhạt 6-7l/mm. Cuống kích
thước 15-18 x 0,5-1,2cm, mọc lệch màu nâu sẫm đến đen, bóng. Bào tử có kích
thước 8-10,5 x 10-12µm, hình trứng, màu nâu nhạt, 2 lớp màng.

40. Amauroderma rude (Berk.) Torrend.


Quả thể kích thước 7-8 x 10-12 x 0,2-1cm, một năm, có cuống đính giữa dài
14-17 x 1-1,5cm, gốc cuống có rễ giả, lie-gỗ. Mũ tròn. Mặt trên xám đen, có nhiều
vân đồng tâm. Mặt dưới ống màu nâu đỏ, nâu sẫm, sợi cứng hình kim dày 2.5-3.8
µm. Lỗ có màu nâu đỏ, 5-6l/mm. Mép dày, phần trên kéo men xuống phần dưới.
Bào tử kích thước 10.0-12.0 x 11.3-14 µm, hình gần tròn, hình quả chanh, không
màu, màng 2 lớp: ngoài trong suốt, trong nâu nhạt. Gặp nhiều trong khi thu mẫu.

41. Amauroderma rugosum (Blume & Nees: Fr.) Torrend.


Quả thể kích thước 4-18 x 0,4-1,5cm, một năm, mũ hình bán nguyệt, hoặc
dạng thận, mặt mũ màu nâu sẫm đến nâu đen, không bóng, có vân sọc hoặc vân bức
xạ, Lỗ miệng không đều, 4-6l/mm. Cuống dài có kích thước 5-18 x 0,5-2cm, mọc
lệch màu nâu sẫm đến đen, uốn cong, không bóng, có rễ giả. Bào tử có kích thước
8,5-10,5 x 7,5-9,5µm, hình gần cầu, không màu, 2 lớp màng.

42. Amauroderma scopulosum (Berk.) Imazeki, Bull.


11

Quả thể kích thước 2-14 x 4-21 x 0,4-0,9cm, một năm, mũ hình bán nguyệt,
hoặc dạng thận có khi gần tròn. Mặt mũ màu kem sữa đến cà phê sữa đến nâu nhạt,
chất gỗ, lie, có vân đồng tâm nhẹ, Lỗ miệng không đều, 4-6l/mm. Cuống dài kích
thước 0,5-1,8 x 0,5-2cm, mọc lệch màu nâu sẫm đến đen. Bào tử có kích thước 2-
2,5 x 7-8,5µm, hình gần trụ, 2 lớp màng,. Loài này gặp nhiều trong vùng.
43. Lycoperdon sp.
Quả thể hình cầu 2-5cm, phía dưới tóp bám lấy đất, khi non màu trắng, bề
mặt có phủ lớp lông nhỏ mịn, tạo thành quả lê. Trong quá trình phát triển quả thể
bắt đầu chuyển từ màu nâu nhạt đến rồi nâu xám, nâu vàng. Lớp vỏ ngoài mỏng, mô
nạc lúc đầu trắng sau vàng nhạt cuối cùng chuyển màu nâu vàng, lúc này nó mở lỗ ở
đỉnh và phóng bào tử ra ngoài. Phần mô bất thụ ở phía dưới có dạng cuống ngắn lúc
đầu cũng màu nâu nhạt, sau chuyển màu dần, nó còn có rễ đâm sâu xuống đất, gồm
những sợi nấm có kích thước nhỏ. Bào tử 4-6µm hình tròn, giống bánh xe, có gai
lưới, màu vàng nâu. Sinh thái: nấm mọc từng cụm trên đất có phân vào mùa nóng
ẩm. Loài nấm này có vị trí địa lý từ Bắc Mỹ, có thể là loài ăn được khi còn non.

44. Amauroderma sp
Quả thể một năm, mũ hình thận đến gần tròn. Mặt mũ màu nâu đen đến đen,
có vòng đồng tâm, bóng, kích thước 1-2,5cm dày 0,5-0,8cm. Lỗ gần tròn, 5-6l/mm.
Cuống màu đen bóng dài 7-18cm, đường kính 0,3-0,9cm, đính lệch. Bào tử, có kích
thước 7-8x10-12µm, có hình trứng 1 đầu hơi nhọn, đầu kia tròn đầu, không màu.

45. Haddowia sp
Quả thể nhiều năm, mũ hình dạng móng. Mặt mũ màu nâu đen đến đen, có
vòng không rõ, hơi bóng, kích thước 1,2-2,5cm dày 1,2-2cm. Mép tù. Lỗ gần tròn,
màu xám, 5-6l/mm, ống 5-12mm. Cuống đính bên kích thước 0,2-1,2x0,2-0,6cm,
mọc lệch màu nâu sẫm đến nâu đen. Bào tử màu vàng nhạt, có hình quả khế kích
thước 5-6 x 7-9µm 2 lớp màng. Màng trong có các gờ xẻ dọc theo đường kinh tuyến
từ đỉnh đến gốc.

46. Humphreya coffeata (Berk.) Steyaert,


Quả thể có kích thước 2-4cm dày 2-2,3cm, một năm, có cuống. Mặt mũ màu
cánh gián, bóng, Lỗ gần tròn, 3-4l/mm. Cuống kích thước 10-13 x 0,3-0,7cm đính
bên, mọc lệch màu nâu sẫm đến đen bóng. Bào tử kích thước 7.5-8 x 10.5-13µm
12

màu nâu nhạt, có hình quả trứng 2 lớp màng. Màng ngoài có các gờ nổi thành dạng
mạng lưới.
47. Haddowia longipes (Lév.) Steyaert
Quả thể một năm, cuống đính bên, chất gỗ dai. Mũ nấm dạng móng, kích
thước mũ nấm: 1,8-3,6 x 1-1,2 x 0,9-1,6 cm. Mặt bên mũ màu nâu đỏ (phía cuống),
vàng sẫm (ở mép mũ), nhẵn bóng. Mặt trên có những đai đồng tâm rõ rang và
những nếp nhăn phóng xạ. Mép mũ tù, cuộn vào. Mô chất gỗ, đai màu trắng (khi
tươi), màu vàng rạ (khi khô), mô dày 2-3mm (5mm), cấu trúc mô đồng đều. Ống 1
tầng, dài 3-12 mm, vàng nhạt. Bề mặt ống trắng, hình gần tròn hay đa giác, 2-3
ống/mm. Cuống đính bên, hình trụ không đều hoặc hơi dẹt, phân nhánh, màu nâu
đen đến đen, nhẵn bóng, cứng chắc. Cuống dài 9-16 cm, đường kính 3-7 mm. Cấu
trúc lớp mũ: dạng hynophore, do phần đỉnh của sợi nấm hình chùy, màng dày,
phình to (do những chất màu vàng, nâu tạo thành). Các yếu tố (đỉnh sợi nấm) có cấu
trúc lớp vỏ mũ xếp thành một lớp dày 35-42 µm, đường kính sợi nấm cấu tạo vỏ mũ
5-8 µm. Bào tử đảm (Basidiospore) hình gần cầu, màu vàng, đầu nhỏ, hơi lồi; có 02
lớp vách: vách trong có màu nâu nhạt, vách ngoài dày, trong suốt. Vách trong có gờ
đôi (double crests) chạy dọc theo đường kinh tuyến, các gờ đôi được nối gờ ngang
ngắn chạy theo đường vĩ tuyến. Kích thước 11-14 x 10-12 µm.
48. Trametes gibbosa (Pers.) Fr., Epicr.
Mũ nấm dạng ngói lợp, kích thước 5- 15 x 7- 25 x 0,5- 2,5cm. Mặt mũ có
mấu lồi, nâu tối đen có ánh xanh. Mép mũ trắng hơi phân thùy. Ống nấm hoàn
chỉnh hoặc rách dạng răng. Bào tử chưa thấy. Mọc trên gỗ mục. Gặp ở nhiều nơi.
49. Trametes hirsuta (Wulf.:Fr.)Pilat.
Quả thể nấm không cuống, chất da cứng, phủ lông thô. Mũ có kích thước
1,5- 10 x 3- 20x 0,3-1cm, mũ nấm dạng bán cầu, thận, sò hến, có cuống phôi thai
với mũ gần như tròn. Mặt mũ tạo nên nhiều vòng tròn đồng tâm, hơi gồ lên ở phần
gốc; phủ lông thô màu vàng, màu xám, sắc thái rỉ oliu- xám; khi già có khi màu
xanh. Mép mũ hơi tù, sắc, lượn sóng, chia thùy nhẹ. Thịt nấm dai, là chất da- lie,
cứng khi khô, trắng có sắc thái vàng với những vòng vân đậm hơn, dày 1- 8mm.
Ống hoàn chỉnh hay rách dạng ống ngoằn nghèo phần gốc của mũ, dài 1- 4(5)mm,
3-4 ống/mm. Đảm 12-15×4-5 µm. Bào tử kích thước 2-3 × 5,5-7 µm, không màu,
13

nhẵn, hình trụ, hơi cong. Mọc trên gỗ mục và kí sinh tùy ý trên cây lá rộng. Nấm
mọc đơn độc hay thành đám lớn vào mùa mưa.
50. Leiotrametes lactinea (Berk.) Welti & Courtec.
Quả thể kích thước 4-15 x 6-22 x 0,6-2,2cm, không cuống, chất lie dạng bán
cầu phẳng. Gốc đính rộng hoặc dính vào nhau, bề mặt trắng, hơi có sắc thái nâu
hồng, có lông mịn, sau đó nhẵn, có vòng đồng tâm mờ và các u lồi nhẹ. Mép tù, có
thể chia thùy nhẹ, mô nấm trắng hoặc hơi có sắc thái vàng, 6-13mm, miệng trắng
tròn, 3 lỗ/1mm. Bào tử kích thước 5-5,5 x 3-4µm, trong suốt, nhẵn, hình elip rộng.
Mọc trên gỗ cây lá rộng. Phân bố ở nhiều nơi.
51. Trametes trogii Berk.
Mũ nấm kích thước 2-8 x 3-15cm, dày 13- 20mm, dạng quạt xẻ thùy vấn hợp
vào nhau, phủ lông nhung thô, màu nâu vàng da bò. Thịt nấm màu vàng nhạt, dày 3-
15mm. Ống nấm to 2-3 ống/mm. Bào tử không màu, 8-12 x 2,5-3,5µm. Nấm mọc
hoại sinh hoặc kí sinh trên cây gỗ lá rộng.
52. Tyromyces chioneus (Fr.) P. Karst.
Mũ nấm có kích thước 1-8 x 0,5- 0,9cm, màu trắng, nạc, chứa nhiều nước.
Ống nấm màu trắng, 4-5 ống/mm. Bào tử 4- 5x 1,5- 2µm. Mọc trên gỗ mục.
53. Polyporus arcularius.
Quả thể đầu tiên dạng bán cầu dẹt sau phẳng ra và lõm xuống dạng phễu
nông, kích thước 1-4(8)cm; mép lúc đầu cuộn vào trong trở nên phẳng, sắc, lượn
sóng. Mặt mũ phủ vẩy mịn vàng nâu hoặc nâu sáng, phần giữa đậm hơn. Thịt nấm
kem, dày 1-2mm. Ống trắng đến kem, hình đa giác, kéo dài theo hướng phóng xạ,
kích thước 1-3 x 0,05-0,1cm, ở gần mép nhỏ hơn; hơi men xuống cuống. Cuống
thường mọc giữa hoặc lệch, hình trụ dài 2-4(8) x 0,3- 0,7cm, phủ vẩy nâu xám,
cuống hơi dày, chất sợi. Đảm hình chùy, 15-30 x 4-6 µm với 4 tiểu bính, có khóa.
Bào tử đảm hình elip đến hình trụ, nhẵn, trong suốt, kích thước 2,5-3,5x6(8)- 10µm.
Nấm mọc trên gỗ mục, khắp nơi và quanh năm, đơn độc hay thành cụm. Là đối
tượng nghiên cứu sinh lí rất tốt.
54. Nigroporus vinosus (Berk.) Murrill
Quả thể dạng bán cầu hay hình quạt, dạng xẻ, dính bên, kích thước 1,2 – 4 ×
1,5-6 x 0,1-0,2cm. Mặt mũ nâu nho đến nâu hạt dẻ, vòng đồng tâm thẫm, gần như
14

đen, mép mỏng, thường cuộn vào khi khô. Mô 1mm, ống 0,5mm, khoảng 10
ống/mm. Bào tử elip cong, kích thước 4-4,5 x 1,5 µm. Mọc trên gỗ thông.
55. Lentinus velutinus Fr.
Quả thể nhỏ, 6-7cm, hình phểu nông, mỏng; chất da, bền mặt có lông tơ màu
nâu, có vân phóng xạ. Mô trắng, phiến hẹp màu vàng nhạt hơi hồng. Cuống mọc
giữa, dài 5-8cm; bề mặt nâu, phủ lông tơ. Đảm có 4 bào tử. Thể dạng túi vách dày,
hình que, kích thước 28-44 x 4,5-8 µm. Bào tử hình trụ dài, kích thước 5-7 x 2,8-
3,5 µm. Hoại sinh trên gỗ mục, phân bố vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
56. Panus rudis Fr.
Nấm thường mọc cụm, mũ 2-9cm dạng phẳng hình cầu cho đến lệch, lõm
dạng phễu nông lệch, có cuống đính bên, màu trắng tím hoa cà khi non và còn tươi,
trở nên có màu nâu sừng hoặc nâu bẩn khi già; dai và có phủ lông. Cuống khỏe,
ngắn đôi khi không có, kích thước 0,5- 2 cm x 2- 10mm có màu như mũ nấm. Mũ
nấm trắng hồng khi non sau đó tối hơn khi già hoặc khô xếp xít nhau men xuống
cuống. Liệt bào trong suốt hình trụ cầu 40-50 x 11-14µm. Bào tử hình elip 4,5-6 x
2-3 µm nhẵn, trong suốt. Mọc ở trên gỗ mục, nấm ăn được khi non.
57. Panus conchatus (Bull.) Pilát
Nấm mọc thành cụm, mũ đầu tiên chất thịt sau cứng khi khô và già, thay đổi
về hình dạng từ phẳng cho đến lõm xuống dạng phễu, từ gần tròn cho đến lệch hoặc
cho đến dạng quạt, dạng bán cầu cho đến dạng cuống ở bên, nấm đạt kích thước 2-9
cm chiều rộng. Mặt mũ phủ lông thô hay là có vảy đặc biệt ở trung tâm sau trở nên
nhẵn có những vạch khía phóng xạ, màu tím hồng. Mép dày thường cuộn vào bên
trong. Thịt nấm nhạt thường dày. Cuống nấm có kích thước 1-4 cm x 0,5-2cm.
Phiến men xếp xít nhau màu xám cho đến sắc thái violet. Có liệt bào trong suốt trên
bào tầng, kích thước 30-40 x 7-7,5 µm. Bào tử kích thước 4,5- 6 x 3 µm, hình elip,
trong suốt.
58. Gloeophyllum sepiarium (Wulfen) P. Karst.
Mũ nấm kích thước 1,5×2-10×0,3-0,8cm, chất bì dai, không cống hoặc trải
cuộn ngược, màu nâu đến nau đen khi già, phủ lông, có các vòng đồng tâm rộng,
mô màu nâu, dày 1,5-3mm. Phiến rộng 2-6mm, 1-2 phiến trong 1mm. Bào tử hình
trụ, kích thước từ 7,5-10×3-4 µm. Mọc trên gỗ.
59. Schizophyllum commune Fr.
15

Quả thể dạng sò, xẻ thùy ít hay nhiều với phiến chẻ ở mặt dưới. Mũ kích
thước 2-3(4)cm x 1,5-2,5cm, khi tươi màu xám, nâu bẩn, khi khô trắng xám, có sắc
thái tím với vòng đồng tâm không rõ, cong lại thành dạng vẩy. Mặt mũ phủ lông
thô. Mép mũ lượn sóng, cuộn vào trong. Phần gốc đính mũ vào giá thể thường thót
lại. Thịt nấm màu trắng xám, mỏng, chất da, khi khô rắn, không mùi, vị dịu khi nấu
chín. Phiến nấm hồng xám đến tím, mép phiếm chẻ đôi và uốn cong lại. Phiến nấm
xếp phóng xạ từ gốc đính quả thể ra méo mũ. Đảm hình chùy, trong suốt, không
màu, kích thước 15-17×5-6 µm. Bào tử đảm hình trụ, trong suốt, kích thước 3,4-
5(6) ×1-2µm. Nấm mọc trên tất cả các loại cây, khắp nơi. Thường mọc thành từng
đám. Là loài phân bố khắp thế giới. Nấm gây mục trắng, làm hại gỗ giác, ăn được
khi non, đối tượng nghiên cứu sinh lý và di truyền, nấm dược liệu.
60. Laccaria laccata (Scop.) Cooke
Mũ nấm màu hồng, khi khô nhạt đi, lúc đầu non gần như nhẵn, phẳng, sau đó
như chất bột hay vẩy mịn, vẩy nhỏ; đầu tiên vồng lên và hơi lõm thành dạng rốn,
mép cuộn vào trong và phơn phớt trắng, đường kính 2-4(6) cm, chất thịt mỏng.
Phiến nấm màu hồng, hay phủ lớp bào tử dạng bụi trắng, rất dày, thưa, khá rộng
đính vào cuống hay có khi men xuống. Cuống màu tương tự như màu của mũ, có
những vân sợi dọc theo cuống hay dạng sợi- bông (xốp); ở gốc có sợi nấm màu
trắng; cuống dài 3-10 cm chất sợi, đặc, dai. Thịt nấm cùng màu hay màu nhạt hơn;
mùi thơm như mùi bánh ngọt, khi già có vị hơi đắng, vị dịu. Bào tử hình tròn, 7-10
µm có phủ gai dày. Bụi bào tử màu lila nhạt. Nấm mọc đơn độc hay thành cụm,
đám lớn ven rừng. Nấm mọc từ mùa xuân đến mùa thu. Nấm ăn được.
61. Coprinus comatus (O.F. Müll.) Pers.
Mũ nấm đầu tiên hình trứng kéo dài thành hình trụ, cao 5-10cm, sau trở nên
hình chuông, cuối cùng cong lên phẳng, mép rách ra tạo thành các vẩy lớn, cuốn
ngược lên trên, màu trắng bẩn sau đó trở nên tối khi già. Thịt nấm trắng, mỏng.
Phiến nấm xếp sít nhau, tự do, 5mm rộng, kích thước 2-3cm. Thịt nấm mỏng, màu
trắng. Phiến nấm dính rộng vào cuống, màu tro nhạt. Cuống mảnh, màu cùng với
phiến nấm trên mặt có phủ lớp bột màu trắng; giòn, dễ gãy. Phần trên hơi khía, kích
thước 5-15 × 0,1-1,3 cm. Bào tử kích thước 11-14× 8-11 µm, hình quả chanh, nâu
tối đến đen, nhẵn. Nấm mọc đơn độc hay thành cụm, trên phân, bãi cỏ, ven đường.
62. Geastrum fimbriatum Fr.
16

Quả thể non hình trứng, khi trưởng thành lớp vỏ ngoài tách ra từ đỉnh tới
giữa tạo thành 6-9 thùy dạng ngôi sao. Lớp sợi mỏng và thịt dai tạo thành cánh
thùy, còn giữa khối hình cầu, không cuống, kích thước 1-2 cm, màu xám, phủ lông
phía trong, trên có miệng là nơi phóng bào tử. Bào tử màu nâu, hình cầu có gai nhỏ,
kích thước 8-10µm. Sinh thái: hoại sinh dưới đất cát, gần các gốc cây, thường mọc
thành cụm như những viên sỏi nhỏ, đây là nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao.
63. Geastrum rufescens Pers.,
Quả thể bị chon vùi dưới đất cho đến khi phát triển lớn dần lên trên mặt đất,
ban đầu dạng trứng sau đó lớp vỏ ngoài tách dần ra từ đầu đến giữa tạo thành sao 6-
8 cánh, lớp giữa có màu da bò tối, tím khi khô có kích thước từ 1-2cm, mở lỗ giữa
đỉnh phóng bào tử. Bào tử màu nâu, hình cầu, có kích thước 6-8µm. Quả thể cũng
có nhiều rễ giả. Sinh thái: loài này sống hoại sinh ở đất cát sỏi, thường sống thành
cụm vài quả thể, đây là loài ăn được, phân bố nấm gặp nhiều nơi trên toàn thế giới.
64. Lycoperdon pyriforme Willd.
Quả thể hình cầu, gần giống quả táo ta, màu trắng khi non, khi già màu màu
trắng kem hay vàng nhạt, kích thước 0,5-1,2cm. Bào tử 3-4.5µm hình tròn, có gai,
màu vàng ô liu. Sinh thái: nấm mọc từng cụm trên gỗ mục vào mùa nóng ẩm. Loài
cổ nhiệt đới, ăn được khi còn non.
65. Inocybe rimosa (Bull.) P. Kumm.
Mũ nấm rộng 3-8cm, xám đến vàng rơm, đỉnh hơi lồi lên, phẳng khi già. Có
các khía dạng sợi từ đỉnh ra đến mép mũ. Phiến nấm khi non xám sau trở nên oliu
đến nâu. Cuống trắng đến nâu nhạt, dạng sợi, hình trụ, bào tử nhẵn, kích thước 9-
13(14) × 6-8(9) µm. Có liệt bào với màng mỏng. Mọc trong cỏ rừng, nấm độc.
66. Stereum ostrea (Blume & T. Nees) Fr.
Mũ nấm dạng quạt, đơn độc hoặc dạng ngói lợp, kích thước 1,5-7 × 2-10 cm,
màu nâu vàng lá úa, có rất nhiều vân đồng tâm xếp sít nhau từ cuống ra đến mép
mũ, mép mũ lượn sóng có thùy nhẹ, dày 0,5- 0,7mm, hoàn chỉnh. Bào tầng nâu thịt,
nhẵn. Bào tử hình bầu dục, kích thước 5-6 × 2,5-3 µm. Mộc trên gỗ mục trong rừng.
67. Russula paludosa Britzelm.
Quả thể dạng phễu nông màu đỏ. Mũ lớn màu đỏ sẫm, sau khi phát triển thì
chuyển màu da cam đến vàng, vỏ mũ dễ tách khỏi mô nấm, đường kính mũ 5-15cm.
Cuống to cứng, hồng đến đỏ, kích thước 6-9 x1-2,5cm. Mô trắng, khi bị tổn thương
17

hoặc già thì chuyển qua màu tro. Phiến kem dài đều nhau. Bụi bào tử vàng nhạt, bào
tử hình elip rộng. Vỏ bào tử có các nếp nhăn, mấu lồi và mụn, kích thước 7,5-12×7-
10,5µ. Nấm mọc vào mùa thu, mọc rải rác hay đơn độc trên đất ẩm, hình thành rễ
nấm ngoại dinh dưỡng với các loại cây lá kim và cây họ sồi dẻ. Nấm ăn được.
68. Phallus indusiatus Vent.
Quả thể có cuống xốp, với bao gốc nâng mũ nấm lên, mũ nấm hình nón được
phủ bởi mạng lưới màu trắng. Mũ nấm hình trứng cụt đầu, kích thước 2-3 × 1-
1,5(2)cm. Bào tử hình trụ, kích thước 3-3,5x1,5-2 µ. Nấm mọc trên đất, đơn độc
hay thành cụm. Ăn được.
69. Phallus multicolor (Berk. & Broome) Cooke.
Quả thể có cuống xốp với, có bao gốc. Mũ nấm kích thước 1,5-2 xx 2.0-3cm,
hình nón với mạng lưới màu vàng tươi rủ xuống. Mạng lưới nấm xuất phát từ phần
gốc mũ tiếp giáp với cuống. Cuống hình trụ, kích thước 5-10(13) x 1,5-2cm. Bào tử
hình trụ, kích thước 3-4 x 1,5µm. Nấm mọc ở ven đường đồi rừng. Nấm có mùi
tanh hôi đặc trưng.
70. Boletus aereus
Quả thể kích thước 5-20cm màu nâu nhạt, trên mũ xuất hiện lưới màu nâu
đậm, chóp nâu đỏ sẫm màu hơn. Cuống màu nâu cao từ 5-12cm. Mặt ống màu vàng
nhạt, lúc non màu trắng, sau đó sẫm màu dần và cuối cùng thành màu gỉ sắt. Thịt
nấm màu trắng, chắc, bị tổn thương sẽ chuyển sang màu tím nhưng chuyển rất
chậm. Bụi bào tử màu nâu xám. Bào tử trơn, màu nâu vàng, hình elip 13-16 x 4-
5.5μm. Sinh thái: loài này phát triển trên đất dưới những cây lá rộng, có mùi hương
dễ chịu, là loài ăn được.
PHỤ LỤC 5
Hình thái một số loài nấm thuộc ngành Myxomycota, Ascomycota, Basidiomycota
ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam
MYXOMYCOTA

Hình 2. Physarum Hình 3. Arcyria incarnata


Hình 1. Fuligo septica
pezizoideum

Hình 6. Ceratiomyxa
Hình 4. Physarum viride Hình 5. Stemonitis longa fruticulosa

ASCOMYCOTA

Hình 7. Hypocrea peltata Hình 8. Annulohypoxylon Hình 9. Hypocrea rufa


annulatum
Hình 11. Xylaria longipes

Hình 10. Daldinia concentrica

Hình 13. Sowerbyella


rhenana

Hình 12. Cookeina sulcipes

Hình 15. Pithya cupressina

Hình 14. Cookeina tricholoma


BASIDIOMYCOTA

Hình 18. Calocera sp

Hình 17. Dacrymyces sp


Hình 16. Tremella fuciformis

Hình 21. Auricularia


auricular-judae
Hình 19. Dacryopinax sp Hình 20. Dacryopinax
spathularia

Hình 22. Aricularia peltata Hình 23. Auricularia Hình 24. Aricularia nigricans
delicata
Hình 25. Trichaptum biforme Hình 26. Lentinus sp

Hình 27. Thelephora atrocitrina

Hình 28. Inonotus tabacinus

Hình 29. Inonotus sp. Hình 30. Inonotus hispidus Hình 31. Phellinus pomaceus

Hình 33. Phellinus hartigii


Hình 32. Phellinus chrysoloma
Hình 34. Phellinus adamantinus

Hình 35. Phellinus aff igniarius

Hình 37. Phellinidium


Hình 36. Phellinus allardii Hình 38. Phellinidium
lamaoense
ferrugineofuscum

Hình 39. Fuscoporia torulosa Hình 40. Phellinopsis


conchata

Hình 42. Fomitiporia Hình 43. Cymatoderma


Hình 41. Fomitiporia
punctata elegans
hippophaëicola
Hình 44. Cymatoderma Hình 45. Cymatoderma Hình 46. Rigidoporus aff
dendriticum caperatum microporus

Hình 47. Flavodon flavus

Hình 49. Ganoderma


Hình 48. Ganoderma ahmadii cochleear

Hình 50. Ganoderma annulare Hình 51. Ganoderma adspersum


Hình 52. Ganoderma capence Hình 53. Ganoderma sp

Hình 55. Ganoderma lobatum

Hình 54. Ganoderma sp

Hình 56. Ganoderma lucidum

Hình 57. Ganoderma gibbosum

Hình 58. Ganoderma luteomarginatum Hình 59. Ganoderma


mirivelutinum
Hình 60. Ganoderma orbiforme Hình 61. Ganoderma oroflavum

Hình 62. Ganoderma philippii Hình 63. Ganoderma


resinaceum

Hình 64. Ganoderma rotundatum

Hình 65. Ganoderma sessile

Hình 67. Ganoderma tornatum


Hình 66. Ganoderma sinense
Hình 68. Ganoderma tropicum

Hình 69. Ganoderma


trianggulum

Hình 70. Ganoderma subtonatum

Hình 71. Ganoderma sp3

Hình 74. Amauroderma


auriscalpium
Hình 72. Ganoderma testaceum

Hình 75. Amauroderma exile


Hình 73. Ganoderma ungulatum
Hình 76. Amauroderma Hình 77. Amauroderma infundibuliforme
guagxiense

Hình 78. Amauroderma praetervisum Hình 79. Amaroderma preussii

Hình 80. Amauroderma rude Hình 81. Amauroderma rugosum

Hình 83. Amauroderma subresinosum


Hình 82. Amauroderma scopulosum
Hình 85. Humphreya
Hình 84. Amauroderma coffeata
subrugosum

Hình 86 Haddowia longipes


Hình 89. Rhodofomes roseus

Hình 87. Neoantrodia Hình 88.


variiformis Fomitopsis scutellata

Hình 91. Cerrena unicolor


Hình 90. Ischnoderma sp.

Hình 92. Cerrena drummondii Hình 93. Funalia caperata


Hình 95.
Daedaleopsis
Hình 94. Coriolopsis gallica confragonsa
Hình 96. Perenniporia fraxinea

Hình 97. Daedaleopsis tricolor

Hình 100. Microporus xanthopus

Hình 98. Hình 99. Hexagonia


Perenniporia subacida tenuis

Hình 102. Funalia sanguinaria

Hình 101. Cellulariella acuta

Hình 103. Perenniporia martia Hình 104. Microporus affinis


Hình 105. Pycnoporus cinnabarinus

Hình 107. Perenniporia sp

Hình 106. Pycnoporus sanguineus

Hình 108. Trametes Hình 109. Trametes


cingulata elegans

Hình 111. Earliella scabrosa

Hình 110. Trametes cubensis

Hình 112. Trametes Hình 113. Trametes hirsuta


gibbosa Hình 114. Hexagonia papyracea
Hình 115. Trametes
ochracea Hình 116. Trametes orientalis
Hình 117. Trametes sp

Hình 118. Trametes Hình 119. Trametes


pubesscens modestatenuis Hình 6.120. Trametes villosa

Hình 121. Trametes strumosa

Hình 123. Trametes


vernicipes

Hình 122. Trametes trogii

Hình 125. Leiotrametes


lactinea
Hình 124. Hexagonia variegata
Hình 126. Tyromyces chioneus

Hình 127. Aurantiporus fissilis

Hình 128. Cerioporus leptocephalus

Hình 129. Picipes melanopus

Hình 130. Cerioporus Hình 131. Lentinus sp


meridionalis

Hình 133. Lentinus tigrinus

Hình 132. Panus neostrigosus

Hình 135. Panus


Hình 136. Favolus tenuiculus
Hình 134. Lentinus velutinus conchatus
Hình 137. Lentinus levis
Hình 138. Lentinus polychrous

Hình 140. Pleurotus


Hình 139. Panus rudis pulmonarius

Hình 141. Trogia venenata

Hình 142. Panus similis

Hình 143. Pleurotus ostreatus

Hình 144. Panus torulosus

Hình 146. Schizophyllum


Hình 145. Anthracophyllum discolor commune
Hình 149. Mycena arcaneliana

Hình 148. Marasmiellus


Hình 147. Mycena ramealis
olivaceomarginata

Hình 151. Mycena polyadelpha

Hình 150. Anthracophyllum archeri

Hình 153. Leucocoprinus


cretaceus

Hình 152. Marasmiellus candidus

Hình 155. Phloeomana alba


Hình 154. Favolaschia cyatheae
Hình 157. Russula
rosea Hình 6.158. Agaricus
Hình 156. Mycena inclinata
placomyces

Hình 159. Amanita aff xanthogala Hình 160. Lepiota erminea

Hình 161. Macrocybe crassa Hình 162. Coprinus fuscescens

Hình 166. Coprinus sp

Hình 163. Calvatia Hình 164.


cyathifornis Lycoperdon sp

Hình 167. Psathyrella sp


Hình 165. Stereum complicatum
Hình 169. Cyathus
striatus

Hình 168. Leucoagaricus crystallifer

Hình
171. Coprinopsis Hình 172. Phallus
Hình 170. Bovista sp lagopus indusiatus

Hình 173. Disciseda sp Hình 174. Coprinellus


disseminatus

Hình 176. Leucocoprinus


cepstipes
Hình 175. Boletus sp
Hình
178. Psathyrella Hình 179. Coprinopsis
Hình 177. Coprinellus callinus candolleana atramentaria

Hình 180. Coprinopsis Hình 181. Psathyrella


picacea longipes

Hình 182. Coprinopsis nivea

Hình 183. Parasola conopilus

Hình 184. Gymnopilus


luteofolius

Hình 185. Pulveroboletus sp

Hình 187. Crepidotus


Hình 186. Hebeloma laterinum hygrophanus
Hình 188. Russula rosea Hình 189.
Phallus multicolor

Hình 190. Xerocomus sp

Hình 199. Stereum


Hình 194. Scleroderma bovista
lobatum

Hình 200. Scleroderma citrinum


Hình 198. Aureoboletus sp
PHỤ LỤC 6
Cấu trúc hiển vi một số loài nấm lớn ở núi Ngọc Linh, Tỉnh Quảng Nam
BÀO TỬ HIỂN VI ĐIỆN TỬ

Hình 1. Lycoperdon pyriforme Hình 2. Geastrum Hình 3. Geastrum rufescens


(phóng đại (pđ) 10.000 lần) fimbriatum (pđ 5.000 lần) (pđ 5.000 lần)

Hình 5 Geastrum rufescens


Hình 4. Serpula lacrymans (pđ 5.000-10.000 lần)
(pđ 3.500 lần)

Hình 7. Amauroderma sp (pđ


Hình 6. Ganoderma tropicum (pđ 3.500-7.500 lần) 3.500 lần)

Hình 8. Disciseda sp (pđ 2.000-7.500 lần)


Hình 10. Amauroderma sp
Hình 9. Humphreya coffeata (pđ 3.500-7.500 lần) (pđ 1.500 lần)

Hình 11. Amauroderma Hình 12. Haddowia longipes Hình 13. Amauroderma
auriscalpium (pđ 3.500 lần) (pđ 1.500 lần) auriscalpium (pđ 3.500 lần)

Hình 15. Perenniporia sp (pđ


5.000 lần)

Hình 14. Haddowia sp (pđ 3.500 lần)

Hình 17. Ganoderma


cochlear (pđ 7.500 lần)
Hình 16. Ganoderma triangulum (pđ 7.500 lần)
Hình 18. Ganoderma
triangulum (pđ 5.000 lần)

Hình 20. Haddowia sp Hình 21. Ganoderma


cochlear (pđ 3.500 lần)
Hình 19. Ganoderma (pđ 3.500 lần)
triangulum (pđ 3.500 lần)

Hình 23. Perreniporia sp


Hình 22. Perreniporia sp (pđ 10.000 lần) (pđ 7.500 lần)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ CỦA NẤM LỚN

Hình 25. ống cắt dọc của Hình 26. ống cắt dọc
Hình 24. ống cắt ngang của Amauroderma Haddowia longipes (pđ 200
Serpula lacrymans (pđ 100 auriscalpium (pđ 50 lần) lần)
lần)
BÀO TỬ HIỂN VI (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 33.
Hình 34. Pseudomerulius
Fomitiporia hippophaeicola
aureus
Hình 37. Auricularia
mesenterica

Hình 36.
Hình 35. Aureoboletus Hình 38. Russula paludosa
Phellinus robiniae
citriniporus

Hình 40. Phellinus hartigii

Hình 39. Auricularia Hình 41. Russula rosea


auricular-judae

Hình 42. Pholiota Hình 43. Ganoderma Hình 44. Daldinia concentric
squarrosa annulare
Hình 46.
Auricularia
Hình 45. Leiotrametes lactinea mesenterica

Hình 47. Agrocybe pediades

Hình 49. Bào tử


Amauroderma
Hình 48. Ganoderma
ungulatum Hình 50. Ganoderma

Hình Hình 53. Serpula


Hình 51. Coprinus fuscescens 52. Russula cystidiosa lacrymans
Hình
Hình 54. Coprinopsis
atramentaria 55. Gymnopilus luteofolius

Hình 56. Inocybe asterospora

Hình 58. Inocybe rimosa

Hình 57. Psathyrella


candolleana Hình 59. Coprinellus
angulatus

Hình 61. Coprinellus


Hình 60. Coprinellus
domesticus
micaceus Hình 62. Parasola auricoma

Hình 63. Parasola plicatilis Hình 64. Psathyrella


Hình 65. Agaricus augustus
phegophila
Hình 27. Ống phấn cắt dọc Hình 28. Ống phấn cắt ngang Hình 29. Bào tử vô tính của
của Perreniporia sp (pđ 300 của Perreniporia sp (pđ 300 lần) Perreniporia sp (pđ 5000
lần) lần)

Hình 30. Hệ sợi nấm của Geastrum fimbriatum (pđ 1000 lần)

Hình 31. Yếu tố bất thụ của


Coriolopsis suberosifusca (pđ
5.000 lần)

Hình 32. Hệ sợi nấm của Disciseda sp (pđ 1.000 lần)


MỘT SỐ HÌNH ẢNH HIỂN VI CỦA NẤM LỚN (Độ phóng đại 400 lần)

Hình 66. Sợi cứng


Ganoderma adspersum

Hình 69. sợi nguyên thủy của


Cyathus striatus

Hình
Hình 68. Sợi nấm dạng lông
67. Liệt bào Nigrofomes cứng của Amauroderma
melanoporus praetervisum

Hình
70. Lông cứng của Phellinus
adamantinus

Hình 71. Lông cứng của Inonotus tabacinus

Hình 72. Liệt bào hình chai Hình 73. Liệt bào hình
của Coprinus plicatilis chai của Inonotus
tabacinus

You might also like